CUỘC TẤN CÔNG VÀO UKRAINE LÀ CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGÔN NGỮ: THI CA KATERYNA KALYTKO[1]

“Hãy tự bảo vệ mình đến hơi thở cuối cùng và bất cứ điều gì bạn làm/đừng đế chúng đến gần bạn.”


Amelia Glaser
Literary Hub_April 8, 2022
 
 
 

Theo một nghĩa rất thực tế, cuộc chiến hiện tại ở Ukraine là về ngôn ngữ. Vladimir Putin đã đưa ra lời biện hộ cho những người nói tiếng Nga ở Ukraine như một lời biện minh cho một chiến dịch thống trị văn hóa và chính trị. Trong một bài báo đăng trên trang web của Điện Kremlin vào tháng 7 năm ngoái, ông đã đi xa hơn khi so sánh việc thể chế hóa ngôn ngữ và văn hóa Ukraine với “vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Mở rộng phép ẩn dụ, ông tiếp tục: “Sự phân đôi thô thiển, giả tạo như vậy giữa người Nga và người Ukraine có thể khiến tổng dân số Nga giảm hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người”.

Lời buộc tội này không kém rùng mình ớn lạnh vì sự vô lý của nó: Ukraine, theo lập luận, đã cướp đi của nước Nga người tộc Nga bằng cách bắt họ nói tiếng Ukraine. Sự chuyển đổi văn hóa từ tiếng Nga sang tiếng Ukraina này dường như là ý của Putin khi ông nhắc đến thuật ngữ diệt chủng, như một cái cớ ác tâm tồi bại cho việc giết hại hàng loạt thường dân Ukraina.

Nhà thơ Kateryna Kalytko, thay vì phủ nhận sức mạnh bạo lực của ngôn từ, đã chấp nhận nó. “Đây, hãy tiếp thu ngôn ngữ này, phụ nữ,” cô viết trong một bài thơ năm 2019. "Sử dụng nó để bắn."

Không có gì gắn bó người dân Ukraine với một ngôn ngữ duy nhất như cuộc tấn công của Nga vào chủ quyền của họ. Trong một bài báo xuất bản năm 2017, nhà khoa học chính trị Volodymyr Kulyk nhận thấy rằng sau khi Crimea sáp nhập năm 2014 và chiến tranh Donbas bùng nổ, ngày càng nhiều người trên khắp Ukraine “muốn nhà nước giúp tiếng Ukraine được sử dụng rộng rãi hơn, phù hợp với cả hai qui chế pháp lý và vai trò biểu tượng của nó như quốc ngữ.” Tháng 1 năm 2022 vừa qua, khi quân đội Nga chuẩn bị xâm lược, Ukraine đã thông qua luật ngôn ngữ, yêu cầu tiếng Ukraine phải được sử dụng trong các văn bản chính thức, bao gồm cả trường học.

Kateryna Kalytko là một nhà thơ, nhà văn và dịch giả, lớn lên ở thành phố Vinnytsia, miền trung Ukraina và theo học tại các trường dạy tiếng Nga. Vào thời điểm cô còn là một thiếu niên, cô đã nói về sự lựa chọn có ý thức của mình là làm thơ bằng tiếng Ukraina. Khi được hỏi về việc giáo dục truyền thống văn học Nga đã ảnh hưởng như thế nào đến thơ ca của cô, cô đã gọi đây là một "mệnh lệnh để phản đối." Đối với Kalytko, lịch sử chủ nghĩa thực dân văn hóa của Nga ở Ukraine là một lời kêu gọi vũ trang:

Có rất nhiều đạn, đừng tiếc chúng,
nếu hết đạn—
tạo ra những đạn mới bằng lời nói,
chỉ những ngón tay thon thả phụ nữ mới thích hợp với những vận dụng như vậy.

Trách nhiệm sử dụng tiếng Ukraina để chống lại chủ nghĩa đế quốc Nga đã được các nhà thơ Ukraina cảm nhận từ lâu, từ Lãng mạn Taras Shevchenko, người sinh ra trong chế độ nông nô, và đã viết những bài thơ tiếng Ukraina trong lưu đày, đến nhà thơ Lesya Ukrainka, người đã viết, năm 1896:

Lời nói, tại sao bạn không là một tiếng thét vững vàn,
rực sáng giữa chiến trường?
Tại sao bạn không là một thanh kiếm sắc, không thương xót,
sẽ lấy đầu kẻ thù khỏi đôi vai?

Vào cuối thế kỷ 19, việc xuất bản văn học Ukraine hầu như trở nên không thể thực hiện được. Học thuyết Valuev 1863 và tiếp theo Ems Ukase 1873 sau đó cấm xuất bản hầu hết các tài liệu bằng tiếng Ukraina. Những nhà thơ như Lesia Ukrainka phải xuất bản ở Galicia, sau đó Habsburg Empire, và tác phẩm của họ chuyển lậu vào nước Nga sa hoàng. Nhiều nhà văn và học giả ở miền tây Ukraine đã ghi lại những bài dân ca và lời nói của nông dân như một cách bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa.

Kalytko cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2020. “Chúng tôi thực sự là một quốc gia không tưởng” (logocentric nation), từng trải qua lịch sử của một quốc gia không có chủ quyền, người Ukraine từ lâu đã đặt nặng vào ngôn ngữ, coi đó như một không gian thiêng liêng cho văn hóa, bất chấp về việc liệu họ có lớn lên với tiếng Ukraina là ngôn ngữ đầu tiên của họ hay không. Nhà thơ theo chủ nghĩa tương lai người Ukraine Pavlo Tychyna, trong bài thơ “Word” (Slovo) năm 1943, chơi chữ với sự gần gũi giữa từ mova (ngôn ngữ) và sự gần gũi của nó với mov so sánh (như thể), vần với cả obnova (đổi mới) và tiêu đề của bài thơ, Slovo (từ):

Và ở Ukraine, một mova
Như thể mặt trời đang reo,
Như thể vàng đang tỏa sáng,
Tất cả cổ xưa và đổi mới—
Các mova Ukraina.

Với tư cách là một sinh viên tốt nghiệp, tôi chuyển đến Ukraine để tiến hành việc nghiên cứu. Tôi thường xuyên xin lỗi về tiếng Ukraine bằng tiếng Nga trôi chảy hơn của tôi, giải thích rằng tôi vẫn đang học ngôn ngữ này. “Đó là một ngôn ngữ đẹp,” họ luôn trả lời, bất kể ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là gì. “Tôi kiên định với niềm tin này,” Kalytko nói vào năm 2020, “Ngôn ngữ của bạn, những trải nghiệm bằng lời nói và không lời của bạn liên quan đến nó, đều là siêu năng lực đầu tiên và cuối cùng của bạn, lãnh thổ cuối cùng, mà bạn mang bên trong mình. Ngay cả khi, God-forbid, bạn đánh mất lãnh thổ được đánh dấu bởi một biên giới đất nước. "

Những bài thơ của Kalytko thường được đọc như những bản tình ca bằng ngôn ngữ Ukraina hoặc tiếng Ukraina. Chúng không hề nao núng khơi gợi sự yêu thích lý giải về niềm đam mê của ký ức, về khám phá văn hóa.

Yêu vào thời chiến tranh là
đeo hoa tai bất chấp mọi thứ,
vì vậy các lỗ không đóng lại,
những thứ mà bạn đã xiên vào tai với bà ngoại
tại tiệm làm đẹp xưa cũ.

Ngoài bài thơ gốc về chiến tranh, Kalytko đã dịch các nhà thơ Croatia và Bosnia về chiến tranh Balkan. Ở tuổi ba mươi chín, cô đã xuất bản chín tập thi ca hư cấu, đã giành được giải thưởng ở Ukraine và quốc tế. Ngôn ngữ thơ của cô truyền tải cho văn xuôi của cô. Bộ sưu tập năm 2019 của cô, Không ai biết chúng ta ở đây và chúng ta không là ai, chẳng hạn, kết hợp các bài thơ và họa tiết thơ, nhiều trong số đó mô tả cảm giác mất phương hướng của sự chuyển dịch nội tại. “Bất kể toàn bộ di sản tuyệt vời của văn học Ukraine, chúng tôi vẫn không có đủ từ ngữ để mô tả việc gì đang xảy ra với chúng tôi bây giờ.”

Amelia Glaser, Cambridge, MA
Amelia Glaser is Associate Professor of Russian and Comparative Literature at U.C. San Diego. She is the author of Jews and Ukrainians in Russia’s Literary Borderlands (2012) and Songs in Dark Times: Yiddish Poetry of Struggle from Scottsboro to Palestine (2020). She is currently a fellow at the Radcliffe Institute for Advanced Study.

 
 

Hồ Lạc Hồng dịch

___________________________________________
[1] Putin’s attack on Ukraine is on attack of its language. Poetry by Kalytko_Literary Hub