|
"Ở London, tiền cai trị tất cả mọi người"
Illustration by Álvaro Bernis
Roman Abramovich ba mươi bốn tuổi - khuôn mặt trẻ con, năng động, đã là một trong những nhà tài phiệt giàu có nhất nước Nga - khi ông ta làm việc gì dường như không thể giải thích được. Vào năm 2000, Abramovich, một kẻ mồ côi, dở dang đại học, trở thành người của Điện Kremlin, đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ khi nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp từng thuộc về nhà nước Xô Viết. Ông sở hữu gần một nửa công ty dầu khí Sibneft và hầu như là nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới. Là một người khẩu vị quốc tế, ông thích ẩm thực Trung Quốc và nghỉ lể ở miền Nam nước Pháp. Nhưng giờ đây, ông tuyên bố sẽ chuyển đến Chukotka xa xôi, một vùng địa ngục hoang tàn Bắc Cực, nơi ông sẽ tranh cử chức thống đốc.
Cách xa Mátxcơva ba nghìn bảy trăm dặm, Chuko không hề hiếu khách một cách hài hước. Những cơn gió dữ dằn đủ thổi bay một con chó to lớn lên khỏi mặt đất. Khi Abramovich đến, dân số ít ỏi, đang phải vật lộn với nghèo đói và nghiện rượu. Sau khi được bầu làm thống đốc - ông được chín mươi hai phần trăm số phiếu bầu, người thách thức gần nhất của ông là một người đàn ông địa phương chăn tuần lộc - ông đã phải đối mặt với sự kêu gào của những cử tri mới của mình: “Khi nào chúng tôi sẽ có nhiên liệu? Khi nào thì có thịt? ” Không hề có thức ăn Trung Quốc ở Chukotka.
“Mọi người ở đây không hề sống, họ chỉ tồn tại,” Abramovich kinh ngạc. Với bản chất nhút nhát, ông không phải là một chính trị gia bẩm sinh. Ông đã bơm rất nhiều tiền của mình vào khu vực này, nhưng có vẻ không hứng thú với công việc mới. Ông cũng không thể giải thích mình đang làm gì ở đó đối với sự hài lòng của bất kỳ người nào. Khi một phóng viên Wall Street Journal vất vả đến tận Chukotka để đặt câu hỏi, Abramovich bảo rằng ông đã "chán ngấy" với việc kiếm tiền. Journal suy đoán rằng ông ta đang làm việc ở góc độ - liệu ông ta đã đụng đến những tài nguyên chưa khai thác nằm dưới băng hà? Abramovich thừa nhận rằng chính những người bạn của ông "không thể hiểu" tại sao ông làm việc này. Ông nói, họ “thậm chí không thể đoán được.”
Ba năm sau khi lên nắm quyền thống đốc, Abramovich đã nhảy vọt từ sự giàu có đen tối sang sự nổi bật trên báo lá cải khi mua Câu lạc bộ bóng đá Chelsea của London. Năm 2009, ông sống trong một biệt thự 15 phòng ngủ phía sau Cung điện Kensington, được báo cáo là ông đã trả chín mươi triệu bảng Anh. Siêu du thuyền Eclipse của ông có hai bãi đáp trực thăng và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn riêng, và ông đã tổ chức các bữa tiệc đêm Giao thừa với những vị khách như Leonardo DiCaprio và Paul McCartney. Đó là một chặng đường dài từ Chukotka. Thật vậy, phần nhạc dạo xen kẽ khó xảy ra đó hầu như bị lãng quên, cho đến khi quyển “Người của Putin: KGB nắm lại nước Nga và bước kế tiếp với phương Tây như thế nào”[2] (2020) xuất bản, một tác phẩm mang tính bước ngoặt về báo chí điều tra của phóng viên lâu năm người Nga Catherine Belton. Luận điểm của bà là, sau khi trở thành Tổng thống Nga, vào năm 2000, Vladimir Putin đã tiến hành điều hành nhà nước và nền kinh tế như một ông trùm Mafia (Mafia don) - và ông đã làm như vậy thông qua sự kiểm soát cẩn thận của các doanh nhân bề ngoài mang vẻ độc lập như Roman Abramovich.
Khi Abramovich đến Chukotka, Belton nói với chúng tôi rằng, ông ta đã làm như vậy “theo lệnh của Putin”. Thế hệ tư bản đầu tiên thời hậu Xô Viết đã tích lũy được khối tài sản tư nhân khổng lồ, và Putin bắt đầu đưa các nhà tài phiệt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ông ta có đòn bẩy đối với các quan chức chính phủ, vì vậy ông ta buộc Abramovich phải trở thành một người như thế. Một cộng sự của Abramovich nói với Belton: “Putin nói với tôi rằng nếu Abramovich vi phạm luật với tư cách là thống đốc, Putin có thể tống ông ấy vào tù ngay lập tức. Belton cho rằng “hệ thống phong kiến” đang bắt đầu xuất hiện, trong đó các chủ sở hữu của các công ty lớn nhất của Nga sẽ bị buộc phải “hoạt động với tư cách là những người quản lý được thuê, làm việc nhân danh nhà nước”. Sự phô trương lòe loẹt của cải cá nhân là một trò tiêu khiển; những tên đầu sỏ này chỉ là những kẻ đứng đầu, phải trả lời cho ông trùm. Thực ra không phải là sự giàu có của họ: đó là của Putin. Belton viết: “Họ không hơn gì những người canh giữ của," và “họ duy trì việc kinh doanh của mình nhờ ân huệ của Điện Kremlin.”
Belton thậm chí còn trưng ra gốc rễ chuyện này - trên cơ sở những gì bà ấy nghe kể từ vị cựu đồng minh của Putin là Sergei Pugachev và hai nguồn tin giấu tên rằng việc mua Câu lạc bộ bóng đá Chelsea của Abramovich được thực hiện theo lệnh của Putin. Bà viết “Điện Kremlin của Putin đã tính toán chính xác rằng cách để được xã hội Anh chấp nhận là phải thông qua môn thể thao dân tộc: thứ tình yêu lớn nhất của đất nước Anh.” Pugachev nói với bà rằng mục tiêu là xây dựng "một đầu tàu ảnh hưởng Nga tại Anh." Ông cho biết thêm, "Cá nhân Putin đã nói với tôi về kế hoạch mua lại Câu lạc bộ bóng đá Chelsea để tăng ảnh hưởng và nâng cao vị thế nước Nga, không chỉ với giới thượng lưu mà còn với những người dân Anh bình thường."
Hàm ý rõ ràng của “Putin’s People” không chỉ Tổng thống Nga có thể là đối tác thầm lặng của một trong những thương hiệu thể thao lâu đời nhất của Anh mà còn chính nước Anh một đối tác thầm lặng và được đền bù hậu hĩ trong các thiết kế của chính phủ hủ hóa của Putin - mà trong hai thập kỷ qua, các nhà tài phiệt Nga đã thâm nhập vào hệ thống chính trị, kinh tế và luật pháp của Anh. “Chúng ta phải truy lùng những kẻ đầu sỏ,” Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố sau cuộc xâm lược Ukraine, cố gắng hết sức để thể hiện phong thái Churchil. Tuy nhiên, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực cô lập Putin và những cận thần của ông, câu hỏi đặt ra là liệu nước Anh có quá thỏa hiệp với tiền của Nga để làm như vậy hay không.
Trong những năm qua, Oliver Bullough, một cựu phóng viên người Nga, đã hướng dẫn “các chuyến tham quan chế độ hủ hóa ăn cắp công quỹ (kleptocracy tours)” quanh London, giải thích về việc tiền bẩn từ nước ngoài đã biến đổi thành phố như thế nào. Bullough xuất hiện cùng cả xe bus người tò mò trước những dinh thự sang trọng và những tòa tháp apartment bằng thép và kính ở Knightsbridge và Belgravia, đồng thời chỉ ra những dinh thự trị giá hàng triệu bảng Anh của những con người biệt xứ mờ ám tìm nơi ẩn náu ở đó. Cuốn sách của ông “Quản gia đối với thế giới: Cách nước Anh trở thành kẻ phục vụ cho những nhà tài phiệt, kẻ trốn thuế, ăn cắp và tội phạm”[3], vừa được xuất bản ở Anh, lập luận rằng nước Anh đã tích cực lôi kéo thứ ảnh hưởng hư hỏng như vậy, bằng cách để cho “một số người tồi tệ nhất tồn tại biết mở cửa để kinh doanh.
Nhắc đến quan sát nổi tiếng của Dean Acheson, vào năm 1962, rằng nước Anh đã “mất một đế chế nhưng vẫn chưa tìm thấy vai trò nào”, Bullough gợi ý rằng họ đã tìm một vai trò, như một nhà cung cấp dịch vụ không hề thắc mắc cho đám ưu tú xấu xa, cung cấp quyền truy cập vào thị trường vốn, bất động sản cao cấp, mua sắm tại Harrods, và các trường tư thục lừng lẫy, cùng với đám kế toán mưu mô trốn tránh thuế, luật sư cho các cuộc tranh cãi pháp lý và "những người quản lý nổi tiếng" cho những phiền phức hậu trường. Nó bắt đầu bằng chiếu khán; Bất kỳ người nước ngoài nào có đủ tiền đều có thể mua một chiếu khán qua việc đầu tư hai triệu bảng Anh vào Vương quốc Anh (Mười triệu có thể mua cho bạn quyền thường trú nhân).
Bất động sản ở London luôn là một lựa chọn cho những đầu tư như vậy. Sau khi Vua Constantine II bị lật đổ do cuộc đảo chính quân sự ở Hy Lạp vào năm 1967, ông chuyển đến ở một dinh thự nhìn ra Hampstead Heath; kể từ đó, các nhà tài phiệt toàn cầu đã tìm kiếm bến cảng an toàn trong các khu vực rợp bóng cây của thành phố. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người mua Nga đã đổ xô vào thị trường nhà ở của London. Một nhân viên kinh doanh bất động sản đã mô tả các khách hàng người Nga của anh ta “vui vẻ ném những cặp da tiền mặt lên bàn làm việc”. Theo số liệu mới từ Tổ chức Minh bạch Quốc tế, những người Nga bị cáo buộc tham nhũng hoặc có liên hệ với Điện Kremlin đã mua tài sản trị giá ít nhất 1,5 tỷ bảng Anh ở Anh. Con số thực chắc là là cao hơn, nhưng hầu như không thể xác định được, bởi vì rất nhiều thương ước trong số này bị che khuất bởi nhiều tầng lớp bí mật. Tờ The Economist mô tả London là “một cái xô nước dơ cho đám giàu có người Nga trốn tránh”.
Bullough đã nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình này. Trong một cuốn sách trước đó, “Moneyland: Tại sao kẻ trộm và kẻ gian lại thống trị thế giới và làm thế nào để quay trở lại”[4] (2018), ông giải thích rằng, đối với những người mới giàu ở Vương quốc Anh, một ngôi nhà mới đẹp đẽ là bước đầu tiên của việc thiết lập con đường rửa danh tiếng. Tiếp theo: thuê một công ty P.R. Bullough nói: “Cơ quan PR giúp họ tiếp xúc với các thành viên có thể đấu thầu được của quốc hội,“ những người đã sẵn sàng để đưa tên tuổi của mình vào quỹ từ thiện tỷ phú. Sau đó, chính quỹ từ thiện ra mắt tại sự kiện thời trang ở London - một phòng trưng bày là lý tưởng.” Cuối cùng, tỷ phú thông minh sẽ “ghi tên mình vào một tổ chức, hoặc trở nên kết hợp chặt chẽ với một tổ chức mà nó có thể làm tốt như vậy”. Quà tặng chính cho các trường đại học là phổ biến. Các câu lạc bộ bóng đá cũng thế.
Khuynh hướng nhất về quản gia giống nhau của Bullough là vẻ ngoài trang phục màu nỉ xám, có thể làm chuyển tải sự đáng kính đối với cả gia sản bất hảo. Vai trò tay sai dơ bẩn của Anh có thể khó hiểu”, Bullough gợi ý, bởi vì nó khác biệt với hình ảnh công chúng nước Anh. Tuy nhiên, Belton và Bullough đã tham gia vào chẩn đoán đáng thất vọng của họ bởi Tom Burgis, tác giả của cuốn sách xuất sắc “Kleptopia: Làm thế nào để đồng tiền bẩn thỉu chinh phục thế giới” (2020). Và bởi Cục Tội phạm Quốc gia của Anh, cơ quan đã phát hiện ra rằng “hàng trăm tỷ bảng tiền tội phạm quốc tế” được rửa thông qua các ngân hàng và công ty con của Vương quốc Anh mỗi năm. Và bởi ủy ban tình báo của chính Quốc hội, đã mô tả London như một "tiệm giặt ủi" cho tiền mặt bất hợp pháp của Nga. Và bởi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, đã tuyên bố vào năm 2018 việc Tổng thống Nga và các đồng minh dễ dàng che giấu sự giàu có của họ ở London đã giúp Putin theo đuổi chương trình nghị sự của ông ta ở Moscow.
Mỗi lần Putin có hành động khiêu khích trong những năm gần đây - bao gồm cả vụ ám sát Alexander Litvinenko ở Mayfair, năm 2006; Việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014; và vụ đầu độc Sergei Skripal và con gái của ông ta ở Salisbury năm 2018 - các chính trị gia và nhà bình luận Anh đã thừa nhận sự đồng lõa của London với chế độ của ông ta, và thề sẽ thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này. Nhưng điều này chủ yếu cũng chỉ nói mà thôi. Cơ sở chính trị của Anh, giống như mọi thứ khác ở London, dường như được rao bán. Boris Johnson, trong nhiệm kỳ thị trưởng của London, là một người rao bán vỉa hè với người mua nước ngoài, khoác lác rằng bất động sản trong thành phố đã phát triển đến mức đáng mơ ước nên nó được “cư xử hiệu quả như loại tài sản quí giá khác”. Các nhà tài phiệt Nga đã quyên góp hàng triệu bảng Anh cho Đảng Bảo thủ, và mời các quan chức cao cấp Anh ngồi vào hội đồng quản trị công ty của họ.
Trong một cuộc đấu giá gây quỹ tại cuộc khiêu vũ mùa hè Tory năm 2014, một phụ nữ tên là Lubov Chernukhin - người sau đó đã kết hôn với Vladimir Chernukhin, một trong những cựu thứ trưởng tài chính của Putin - đã trả một trăm sáu mươi nghìn bảng cho giải thưởng cao nhất: một trận thi đấu quần vợt với Johnson và David Cameron, lúc đó đang là Thủ tướng. Johnson bảo vệ trận đấu, chê bai "sự nghi ngờ khó ngữi" đối với "tất cả những người Nga giàu có ở London." Một trùm người Nga nói với Catherine Belton, “Ở London, tiền bạc cai trị tất cả mọi người. Bất kỳ ai và bất cứ thứ gì đều có thể mua được.” Nguồn tin cho biết, người Nga đã đến London, "để làm băng hoại đám ưu tú chính trị của Vương quốc Anh."
Một lý do khác mà các nhà tài phiệt ở London có thể ngăn chặn trước một ngày đền tội là khuynh hướng theo đuổi hành động trừng phạt pháp lý chống lại với những người thách thức họ, khai thác một hệ thống pháp luật thuận lợi có tiếng tăm đối với các nguyên đơn phỉ báng. Vào tháng 1 năm 2021, nhà bất đồng chính kiến và chiến dịch chống tham nhũng người Nga Alexey Navalny, người gần đây đã sống sót sau một vụ ám sát, đã phát hành một video có tựa đề “Cung điện của Putin”, trong đó ông cáo buộc Tổng thống Nga “bị ám ảnh bởi sự giàu có và xa hoa,” và trình bày thông tin về một khu nhà cửa liên hợp trị giá hàng tỷ đô la do chính Putin cho xây dựng trên Biển Đen. Navalny nói: “Nga bán dầu, khí đốt, kim loại, phân bón và gỗ với số lượng lớn - nhưng thu nhập của người dân vẫn tiếp tục sa sút. Các nhà tài phiệt "ảnh hưởng đến các quyết định chính trị từ trong bóng tối." Đúng lúc, ông ta trưng ra một bản sao cuốn sách của Catherine Belton.
Không lâu sau đó, Roman Abramovich đã khởi kiện Belton và nhà xuất bản HarperCollins ở London. “Người của Putin” đã lên kệ được gần một năm, khiến Belton nghi ngờ rằng sự chứng thực của Navalny có khả năng đã thúc đẩy vụ kiện. (Navalny đã mô tả Abramovich là “một trong những người thúc đẩy và hưởng lợi chính của chế độ tài phiệt Nga.”) Trong vài ngày, ba tỷ phú Nga khác đã đệ đơn kiện cuốn sách, cũng như Rosneft, công ty dầu khí quốc gia. Đối với Belton, nó giống như "một cuộc hợp xướng tấn công."
Và một điều đáng sợ. Đơn kiện của Abramovich đích thân mang tên Belton, có nghĩa là nhà riêng và tiền tiết kiệm của bà sẽ bị đe dọa. Vụ kiện dự kiến sẽ tiêu tốn mười triệu bảng nếu nó được đưa ra xét xử và theo luật của Anh, những người thua kiện có thể được yêu cầu trả các chi phí pháp lý cho đối thủ của họ. Đó là một phần lý do tại sao người giàu thích đưa những kẻ gièm pha phỉ báng ra tòa ở London. (Thật vậy, vào mùa thu năm ngoái, gã khổng lồ khai thác mỏ của Kazakhstan E.N.R.C. đã kiện Tom Burgis về những tuyên bố mà anh ta đưa ra trong “Kleptopia”; vụ kiện đã bị bác bỏ vào ngày 2 tháng 3.) Du lịch phỉ báng là một vấn đề kinh niên khác của người Anh mà mọi người đều than phiền nhưng không ai làm gì nó được.
Điều này mang ý nghĩa công việc kinh doanh tuyệt vời cho các luật sư dễ chịu về mặt đạo đức của các nhà tài phiệt; Theo ấn phẩm thương mại của Anh The Lawyer, một số công ty luật tính phí "phí bảo hiểm của Nga" cho các dịch vụ của họ, lên tới 1500 bảng Anh một giờ. Các luật sư đại diện cho các nhà tài phiệt đã xoay sở để phần lớn vẫn không bị lay chuyển bởi những hành động không có lợi của họ. Một luật sư liên quan đến vụ kiện HarperCollins là Geraldine Proudler, người trước đó đã kiện nhà hoạt động chống tham nhũng Bill Browder thay mặt cho một quan chức Nga bị cáo buộc liên quan đến vụ tra tấn và giết hại luật sư Sergei Magnitsky vào năm 2009. (Browder thắng kiện trong vụ đó ) Đáng chú ý, Proudler đã từng là người được ủy thác của English PEN, ủng hộ quyền tự do ngôn luận và nhân quyền.
Khi quyết định tình huống pháp lý nghiêm trọng này, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ các vụ kiện chống lại sách và bài báo mà còn cả những cuốn sách và bài báo chưa bao giờ được xuất bản ở Anh. Vào năm 2014, nhà khoa học chính trị người Mỹ Karen Dawisha đã gửi cuốn sách của mình “Putin’s Kleptocracy: Who Owns Russia?” cho nhà xuất bản lâu năm của bà, Cambridge University Press. Sau khi xem xét bản thảo, biên tập viên của Dawisha, John Haslam, đã viết cho bà lời khen ngợi cuốn sách nhưng nói rằng Cambridge không thể xuất bản nó. Ông giải thích: “Nguy cơ cao là những điều đó liên quan đến tiền đề của cuốn sách - rằng Putin có một vòng kết nối chặt chẽ với các tội phạm tài phiệt và đã dành cả sự nghiệp của mình để vun đắp cho mối quan hệ này - sẽ có động cơ để khởi kiện”. Haslam nói, ngay cả khi cuối cùng báo chí thắng thế, thì chi phí của quá trình tố tụng có thể sẽ làm phá sản. Trong cơn giận dữ có kiểm soát, Dawisha đã viết lại rằng Vương quốc Anh rõ ràng đã trở thành “vùng cấm bay” khi công bố “sự thật về nhóm này”. Các nhà tài phiệt “cứ thoải mái mua Belgravia, giết những người bất đồng chính kiến ở Piccadilly bằng Polonium 210, ấu đả lẫn nhau ở Tòa án Tối cao, và giấu con cái của họ trong các trường nội trú ở Anh. Và là kết quả của sự hiểu biết ngày càng nhiều của họ về và ảnh hưởng ở Vương quốc Anh, ngay cả những cơ chế quan trọng nhất. . . thu mình lại và tham gia vào việc đốt sách trước.” (Cuốn sách cuối cùng đã được Simon & Schuster xuất bản tại Hoa Kỳ.)
Một khó khăn chính đối với các nhà biên niên sử của kleptocrat là ở Anh, một người mang đơn kiện tội bôi nhọ, phỉ báng không cần phải chứng minh rằng một khẳng định là không đúng sự thật, miễn là có bằng chứng về “tác hại nghiêm trọng”; thay vào đó, tác giả phải chứng minh rằng điều đó là thật. Đây là một tiêu chuẩn cực kỳ nặng nề khi nói đến việc xác lập quyền sở hữu thực sự đối với một chiếc siêu du thuyền, hoặc động lực tinh vi của một chiến dịch ảnh hưởng do cựu điệp viên K.G.B sắp đặt. Trong “Kleptopia”, Tom Burgis nhận xét rằng thời Liên Xô cũ, “kỹ năng được đánh giá cao hơn tất cả những người khác” là khả năng làm mờ nguồn gốc của tiền bị đánh cắp. (Trên giấy tờ, danh mục đầu tư bất động sản của Putin chủ yếu bao gồm một căn hộ dễ thấy khiêm tốn. Ông đã phủ nhận cung điện trên Biển Đen thuộc về mình.) Ở đây, các nhà điều hành chuyên nghiệp của lớp học quản gia ở London thật hữu dụng. Có một ngành công nghiệp đang bùng nổ về che dấu tài chính: thành lập các công ty vỏ bọc, khu che chắn thuế, quỹ tín thác nước ngoài.
Haslam, trong bức thư gửi Dawisha, đã phản đối rằng "Putin chưa bao giờ bị kết án" vì những tội ác được mô tả trong cuốn sách. Tuy nhiên, làm cho việc xuất bản các cáo buộc hiểm nghèo, dù được ghi chép đầy đủ nhưng chưa dẫn đến kết án hình sự, hệ thống pháp luật có thể cho phép những kẻ có tài chính bất hảo được miễn khỏi sự giám sát. Theo một cuộc điều tra của BuzzFeed News, tình báo Mỹ tin rằng ít nhất 14 người đã bị ám sát trên đất Anh bởi các nhóm mafia hoặc cơ quan mật vụ của Nga, đôi khi cộng tác, nhưng chính quyền Anh có xu hướng không nêu tên nghi phạm hoặc buộc tội. (Thay vào đó, họ đã kết luận với nhịp độ đáng lo ngại rằng những cái chết như vậy là tự tử.) Trong một cuộc phỏng vấn với NPR vào cuối tháng Hai, Bill Browder được hỏi liệu ông có nêu tên các nhà tài phiệt Nga chưa bị trừng phạt hay không. “Tôi sống ở London,” ông nói. “Vì vậy, thật không khôn ngoan khi tiết lộ tên tuổi.”
Catherine Belton cho biết những cái tên. Nhưng bà ấy cũng bị điêu đứng bởi thách thức tạo ra bằng chứng tuyệt đối trong một thế giới phủ nhận đen tối. Có hồ sơ chính thức - các chứng thư về tài sản, tiền án - và sau đó là những gì mà mọi người đều biết. “Đó không chỉ là tiền của ông ấy,” một cộng sự một thời của Abramovich nói với bà ấy. "Ông ấy là đại diện của Putin." Như nhà tài phiệt Oleg Deripaska từng giải thích, “Nếu nhà nước nói rằng chúng tôi cần phải từ bỏ nó, chúng tôi sẽ từ bỏ nó. Tôi không tách mình ra khỏi nhà nước. Tôi không có lợi ích nào khác”. (Sau đó, ông ấy khẳng định mình đang nói đùa.) Hết lần này đến lần khác trong “Putin’s People”, Belton kể phiên bản chính thức của một câu chuyện, rồi chia sẻ những gì bà ấy hiểu là câu chuyện thực - lời nói trên đường phố. Bà ấy mô tả “một chủ nghĩa tư bản KGB mới nổi, trong đó không có gì giống hoàn toàn với nó”. Đây là những gì nó trông giống như khi một nền kinh tế quốc gia được thiết kế bởi các cựu điệp viên.
“Người của Putin” bao gồm lời phủ nhận từ một người thân cận với Abramovich, người nói rằng ông không “hành động theo chỉ đạo của Điện Kremlin” khi mua Câu lạc bộ bóng đá Chelsea. Belton cũng sử dụng một cụm từ thừa nhận những hạn chế kinh nghiệm trong báo cáo của bà: "bất kỳ sự thật nào của vấn đề." Nhưng điều này là không đủ đối với Abramovich, những người đại diện cho rằng Sergei Pugachev là một nguồn tin không đáng tin cậy. “Không có giai đoạn nào độc giả nói rằng thực sự Abramovich là người khác xa với Putin và không tham gia vào nhiều âm mưu tham nhũng khác nhau được mô tả,” luật sư của ông khẳng định. Sau đó, họ lập luận, "Sẽ thật lố bịch khi cho rằng khách hàng của chúng tôi có bất kỳ trách nhiệm hoặc ảnh hưởng nào đối với hành vi của nhà nước Nga."
Vào tháng 12, vụ việc đã được giải quyết. Belton và HarperCollins đã đồng ý với một số thay đổi và làm rõ trong các ấn bản tương lai; cuốn sách sẽ được sửa đổi chứa đựng sự phủ nhận gay gắt hơn đối với tuyên bố của Chelsea, và để nhấn mạnh rằng những cáo buộc liên quan đến đội bóng không thể được coi là sự thật không thể chối cãi. Họ cũng đồng ý cắt bỏ dòng đề cập Abramovich là "người đại diện của Putin", và bao gồm các bình luận bổ sung từ người phát ngôn của ông. Chelsea đã đưa ra một tuyên bố tự mãn bày tỏ sự hài lòng rằng Belton đã “xin lỗi ông Abramovich.” HarperCollins cam kết thanh toán cho tổ chức từ thiện mà ông ấy lựa chọn. Belton chào mừng việc dàn xếp này như một chiến thắng - bà ấy sẽ không phải ra tòa hay thực hiện những thay đổi lớn đối với cuốn sách của mình. Nhưng bà dường như kiệt sức và mất tinh thần. “Năm ngoái giống như một cuộc chiến tiêu hao,” bà nói. Nick Cohen, nhà báo chuyên mục Observer, phản ánh về vụ việc, đã mạo hiểm nói rằng “những nhà tài phiệt có thể thao túng sự thật ở đây chắc chắn như Putin có thể làm ở Nga”.
Trong những ngày tiếp theo cuộc xâm lược Ukraine của Putin, một bộ phim hài quay chậm bắt đầu được chiếu ở các cảng nước ngoài khác nhau, nơi các tỷ phú neo đậu du thuyền của họ. Một số tàu siêu lớn này bắt đầu di chuyển ra vùng biển quốc tế, có lẽ là theo chỉ thị của các chủ sở hữu liên quan đến Điện Kremlin lo lắng. Những người khác được cho là đang tiến tới Maldives, quốc gia không có hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ. Chiếc du thuyền trị giá hàng trăm triệu USD được cho là của Tổng thống Vladimir Putin đã vội vã rời một cảng của Đức vào đêm trước cuộc xâm lược và chuyển đến vùng biển của Nga, ở Kaliningrad. Các quan chức ở Pháp đã bắt giữ một chiếc thuyền có liên quan đến Igor Sechin, C.E.O. của Rosneft.
Boris Johnson, trong khi đó tuyên bố "các nhà tài phiệt ở London" sẽ thấy "không có nơi nào để trốn" và nói rằng ông ta sẽ thành lập một phòng giam kleptocracy tại Cơ quan Tội phạm Quốc gia, để nhắm mục tiêu "tài sản Nga tham nhũng được cất giấu ở Vương quốc Anh." Tuy nhiên, thử nghiệm thực sự không quá quan trọng về việc các cơ quan pháp luật được tạo ra như thế nào cũng như cách chúng được sử dụng. Vào năm 2018, Anh đã ban hành một sắc lệnh mới đầy hứa hẹn liên quan đến “sự giàu có không giải thích được”, có nghĩa là một người có tiềm lực có thể được yêu cầu giải trình nguồn tiền được sử dụng để mua một tài sản cụ thể hoặc có nguy cơ mất hoàn toàn. Tuy nhiên, cho đến nay nó chỉ được sử dụng trong 4 trường hợp, không có trường hợp nào nhắm vào các nhà tài phiệt Nga. Trong một vụ kiện, chống lại gia đình của cựu Tổng thống Kazakhstan, nhà chức trách đã phong tỏa ba tài sản. Tuy nhiên, sau khi hành động này bị phản đối trước tòa, lệnh đã bị đảo ngược. Nếu thiếu ý chí chính trị là nguyên nhân dẫn đến sự ít ỏi các vụ án, thì sự thiếu tài nguyên cũng vậy. Cơ quan Tội phạm Quốc gia nổi tiếng là thiếu tài chính. Giải quyết vấn đề tại sao không có nhiều “đơn đặt hàng giàu có không giải thích được”, giám đốc của cơ quan cho biết, “Nói thẳng ra, chúng tôi lo ngại về ảnh hưởng đến ngân sách của mình, bởi vì đây là những người giàu có được tiếp cận với các luật sư giỏi nhất”.
Tuy nhiên, với sự đổ máu ở Ukraine và quyết tâm đáng ngạc nhiên của cộng đồng quốc tế trong việc cô lập Điện Kremlin về mặt kinh tế, mọi thứ không thể khác lần này chứ? Một câu chuyện trớ trêu lớn mà Bullough kể trong “Butler to the World” là sau nhiều thập kỷ giúp đỡ tội phạm ưu tú toàn cầu, nước Anh giờ đây có một cơ hội duy nhất để lật ngược tình thế. Bị thu hút bởi chiếu khán “Cấp 1” và bất động sản sang trọng, mua sắm tuyệt vời và triển vọng dễ chịu về việc miễn bị trừng phạt lâu dài, các nhà tài phiệt giao vận mệnh của họ cho các quản gia ở Anh. Nếu chính phủ Anh thực sự thay đổi trái tim và bắt đầu yêu cầu minh bạch và đóng băng tài sản, thì một khu bảo tồn có thể trở thành một cạm bẫy. Rốt cuộc, Putin sở hữu những gì trên giấy tờ? Nếu ông ta để lại nhiều tài sản của mình cho một nhóm những người bình thường đã xây dựng cuộc sống cho mình ở London, thì London có thế thượng phong. Nó có thể giúp cô lập Putin - bằng cách kìm hãm quyền tiếp cận các nguồn lực của ông, và thậm chí có thể bằng cách thúc đẩy những người đi trước gây áp lực buộc ông phải thay đổi hành vi hoặc cùng nhau từ bỏ ông.
Roman Abramovich, đối với một người, dường như đã trở nên lo lắng về triển vọng dài hạn lòng hiếu khách của người Anh. Vào cuối tháng Hai, ông được cho là đã bay đến Belarus để giúp các nhà đàm phán Nga và Ukraine đảm bảo một "giải pháp hòa bình" cho cuộc xung đột. (Các luật sư trước đây đã tuyên bố rằng sẽ là "lố bịch" khi nghĩ rằng có mối quan hệ ảnh hưởng giữa Abramovich và Điện Kremlin đã tình nguyện không giải thích lý do tại sao bây giờ ông ấy có thể có một chỗ ngồi trong bàn.) Abramovich cũng nói rằng ông đang đưa Chelsea ra rao bán. Không nên thiếu những người mua tiềm năng; Năm ngoái, Newcastle United đã được mua bởi một tập đoàn các nhà đầu tư đại diện cho quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập Xê Út, do Mohammed bin Salman làm chủ tịch, người đã ra lệnh vụ sát hại và băm xác nhà báo Jamal Khashoggi. Số tiền ròng thu được từ bất kỳ vụ mua bán nào sẽ được dành cho quỹ dành cho “tất cả các nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraine”, Abramovich cam kết. Mặc dù vậy, có vẻ như ông ta đang tìm cách bốc dỡ tài sản trong khi ông ta vẫn còn cơ hội. Có tin đồn rằng Abramovich cũng đang muốn bán ngôi nhà của mình ở Kensington. Một người mua Trung Quốc được cho là đang dòm ngó.
Vào ngày 10 tháng 3, chính phủ Anh cuối cùng đã trừng phạt Abramovich, cùng với sáu nhà tài phiệt khác của Nga. Câu lạc bộ bóng đá Chelsea không còn có thể tính phí mua vé hoặc ký hợp đồng với cầu thủ mới, nhưng có thể tiếp tục chơi và các cầu thủ và nhân viên vẫn được trả tiền; Abramovich không thể thu lợi từ đội bóng. Các biện pháp trừng phạt này sẽ đạt được bao nhiêu? Bullough dường như gợi ý rằng không đủ, với vô số thủ thuật có sẵn để dấu giếm các giao dịch. Ông viết, hệ thống “có được sức mạnh và khả năng phục hồi của nó từ thực tế là nó không dựa vào bất kỳ một nơi nào: nếu quyền thực thi pháp lý trở nên thù địch, tiền bạc sẽ dễ dàng chuyển đến một nơi nào đó dễ chịu hơn.”
Trớ trêu thay, đây là sự hợp lý hóa mà tầng lớp quản gia của Anh từ lâu đã đưa ra để bảo vệ chính mình: nếu những người nước ngoài có túi tiền sâu không thể kinh doanh ở đây, thì họ sẽ chuyển sang nơi khác. Trong những tuần gần đây, một số người đã lo lắng rằng tiền bẩn đã len lỏi vào cuộc sống của người Anh đến mức, như một báo cáo của quốc hội từ năm 2020 cho thấy, nó “không thể tháo gỡ được”. Nhưng nhiều người dân London có chung một nỗi sợ hãi khác, có thể - rằng tiền sẽ đơn giản chuyển đến một khu vực tài phán dễ dãi hơn. Dubai, đối với một người, có vẻ rất háo hức chờ đợi dịp này. Và điều gì sẽ xảy ra với nước Anh nếu điều đó xảy ra? Triển vọng cho một nền kinh tế hậu Brexit đã có vẻ ảm đạm. Liệu nước Anh có thấy mình, một lần nữa, không có vai trò gì không?
Vào ngày 5 tháng 3, Chelsea gặp Burnley. Trước khi trận đấu diễn ra, tại sân vận động Turf Moor, Burnley’s ở Lancashire, cả hai đội trên sân và các cổ động viên trên khán đài đã tạm dừng đứng lên để thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraine. Trong một phút đặc biệt, tất cả mọi người đứng vỗ tay. Tuy nhiên, giữa lúc này, một âm thanh chối tai có thể được nghe thấy, khi những người hâm mộ Chelsea đến thăm, đang ngân lên bằng một bài ca của riêng họ. Họ đang hát tên người chủ sở hữu thân yêu của câu lạc bộ, người vừa thông báo rằng ông ta sẽ bán đội bóng. Sự vĩ đại của ông ta được ghi nhận trong việc biến Chelsea từ một câu lạc bộ yếu kém suy tàn thành một đội bóng giành chức vô địch. Những người ủng hộ này tỏ ra không bối rối trước những cáo buộc chống lại ông; họ chỉ biết ơn vì sự hào phóng của ông, và rất tiếc khi thấy ông ấy ra đi. "Abramovich!" các cổ động viên Anh đã hô vang. "Abramovich!"
Bản in New Yorker March 28,2022 với đề tựa “Do Stay for Tea”
Patrick Radden Keefe, a staff writer at The New Yorker, is the author of “Empire of Pain.” His new book, “Rogues: True Stories of Grifters, Killers, Rebels, and Crooks,” will be published in June.
|
|