|
Ít công dân Trung quốc tin rằng đất nước đạt được đỉnh cao mà họ từng mong đợi.
Illustration by Xinmei Liu
Hai mươi lăm năm trước, nhà văn Trung Quốc thời bấy giờ là Wang Xiaobo (Vương Hiểu Ba). Ông đã phải chịu đựng thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhưng không giống như phần đông những đồng nghiệp của mình, những kẻ đã biến trải nghiệm này thành những câu chuyện đau thương chừng mực, Wang là một người theo chủ nghĩa châm biếm như Kurt Vonnegut, với con mắt sắc sảo về sự thấm thấu chính trị vào đời sống riêng tư. Trong tiểu thuyết ngắn “Thời hoàng kim”, hai người tình trẻ thú nhận tội lỗi tư sản về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, “Chúng tôi đã có tình bạn hoành tráng trên núi, thở hơi thở ướt át.” Họ được gọi lên để kiểm điểm về sự thất bại trong đạo đức cách mạng, nhưng các quan chức địa phương tỏ ra ít quan tâm đến Marx hơn là những chi tiết nhạy cảm về “tình bạn sử thi” của họ.
Tiểu thuyết và tiểu luận của Wang tôn vinh phẩm giá cá nhân hơn là sự tuân thủ, và đón nhận những tư tưởng nước ngoài, từ Twain, Calvino, Russell, như phần bổ sung tương lai Trung Quốc. Trong “Niềm vui tư duy”, tiểu luận tựa đề trong một tuyển tập mới được phát hành bằng tiếng Anh, ông nhớ lại thời gian sống tại công xã nơi chỉ được phép đọc duy nhất Cuốn sách nhỏ màu đỏ của Mao. Đối với ông, sự nghiêm khắc đó hàm ý một lời nói dối không thể chịu đựng được: “nếu sự thật tối hậu được khám phá, thì điều duy nhất còn lại mà con người phải làm là đánh giá mọi thứ dựa trên sự thật này”. Rất lâu sau khi ông qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi bốn mươi bốn, quan điểm của Vương Hiểu Ba vẫn được lưu truyền trong lòng người hâm mộ như một cái bắt tay bí mật. Người vợ góa của ông, nhà xã hội học Li Yinhe, từng nói với tôi: “Tôi biết một đôi đồng tính nữ gặp nhau lần đầu tiên khi họ đến viếng mộ ông ấy.” Cô nói thêm: “Có rất nhiều người có suy nghĩ như thế này”.
Làm thế nào Wang lại trở thành một biểu tượng văn học ở một đất nước nổi tiếng vì sự khắc khe? Điều đó giúp ích ông hết sức khéo léo trong việc xây dựng những câu chuyện vừa đủ độ nghiêng để tránh né các nhà kiểm duyệt. Nhưng bối cảnh chính trị hết sức thiết yếu. Sau cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, Đảng Cộng sản đã có nguy cơ rơi vào quên lãng phía sau các đồng chí của mình ở Moscow. Nó tồn tại nhờ mang lại cho người dân Trung Quốc một món hời lớn thực dụng: không gian cá nhân để đổi lấy lòng trung thành chính trị. Lãnh đạo Đảng Đặng Tiểu Bình đã phá vỡ tính chính thống của thời Mao; ông kêu gọi thực hiện “những thí nghiệm dũng cảm” để đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không giống như “một người phụ nữ bị bó chân”. Chẳng bao lâu, các tổ chức phi chính phủ mới (New N.G.O) đã vận động hành lang cho quyền phụ nữ, người dân tộc thiểu số, và các nhà đầu tư nước ngoài đang tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, bao gồm Alibaba và Tencent, đã phát triển thành một trong những công ty giàu có nhất trên trái đất. Đám người trẻ đang thử những bản sắc mới; tôi gặp một ban nhạc Trung Quốc chỉ chơi nhạc rock Mỹ, mặc dù tiết mục của họ hạn chế đến mức họ hát “Hotel California” hai lần một đêm. Trên hết, Đảng tìm cách thể hiện sự tự tin: Người kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân, đã đến thăm Sở giao dịch chứng khoán New York vào năm 1997, rung chuông khai mạc và nói oang oang bằng tiếng Anh: “Tôi chúc các bạn giao dịch tốt!”
Trong hai thập kỷ sau khi Đặng thực hiện thỏa thuận với nhân dân, Đảng phần lớn đã giữ vững quan điểm đó. Khu vực tư nhân tạo nên thịnh vượng; giới trí thức phát thanh bất đồng quan điểm trong khuôn viên trường, và phương tiện truyền thông xã hội; tầng lớp trung lưu đi du lịch và buông thả thoải mái. Khi tôi sống ở Bắc Kinh từ năm 2005 đến năm 2013, lịch hoạt động xã hội được đánh dấu bằng các hoạt động khai trương: phòng hòa nhạc, phòng thí nghiệm, các tuyệt tác kiến trúc. Tại lễ kỷ niệm thành lập một bảo tàng nghệ thuật mới, một đám đông quốc tế đã chăm chú theo dõi một đoàn nghệ sĩ tiên phong người Tây Ban Nha treo lủng lẳng trên cần cẩu xây dựng, quằn quại như ruồi trên mạng, đúng một buổi tối khác mà một nhà văn tại hiện trường gọi là “sự trỗi dậy không thể ngăn cản của nghệ thuật Trung Quốc.”
Khi tôi trở lại Trung Quốc những ngày này, cảm giác trỗi dậy không thể tránh khỏi đã phai nhạt. Đường phố Bắc Kinh vẫn cho thấy sự tiến bộ; Đội xe điện lướt qua như những dàn cảnh trong một bộ phim khoa học viễn tưởng, và làn khói từng tạo nên cảnh chạng vạng vĩnh viễn đã biến mất. Tuy nhiên, trong các con hẻm, nhân danh trật tự hầu hết các quán cà phê và phòng trưng bày ngẫu hứng từng làm sôi động thành phố đã bị dọn sạch; trên cao cuộc đua xây dựng những tòa nhà chọc trời mới thu hút các nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới đã bị đình trệ. Mùa hè này, tôi đã đi uống rượu với một trí thức quen biết nhiều năm. Ông nhớ lại thời điểm ông lấy cảm hứng từ những người bất đồng chính kiến của Khối phía Đông: “Mười lăm năm trước, chúng ta đã nói về Havel.” Những ngày này, ông ấy nhăn mặt nói với tôi rằng: “Mọi người không muốn nói gì cả”. Lúc chúng tôi đứng dậy ra đi, ông ấy đã uống cạn bốn ly Martinis.
Hiện thân của sự đảo ngược này là Tập Cận Bình, Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, người đã được biết đến trong các cấp bậc Đảng và ghi nhận bằng một danh hiệu kính trọng ngắn gọn: Cốt Lõi (the Core). Trong những năm trước khi Tập lên nắm quyền, năm 2012, một số nhà tư tưởng của Đảng đã thúc đẩy tự do hóa chính trị, nhưng các nhà lãnh đạo, vốn sợ đấu đá nội bộ và quần chúng nổi loạn, đã chọn chế độ chuyên quyền chặt chẽ hơn. Tập đã tỏ ra hết sức khắc nghiệt; mặc dù lúc đầu ông kêu gọi giới trẻ “dám ước mơ” và hướng tới những cải cách theo định hướng thị trường, nhưng ông đã từ bỏ “những thực nghiệm dũng cảm” của Đặng và đưa đất nước bước vào một thời đại mới khắc khe chật vật. Dành thời gian ở Trung Quốc vào cuối thập kỷ đầu tiên của Tập là chứng kiến một đất nước chuyển từ trạng thái vận động sang trì trệ và, lần đầu tiên trong một thế hệ, câu hỏi đặt ra liệu một siêu cường Cộng sản có thể thoát khỏi những mâu thuẫn đã làm tàn lụi Liên Xô hay không.
Ở tuổi bảy mươi, Tập đã xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ trong quyền lãnh đạo của mình và loại bỏ ngay cả những đối thủ trung thành. Ông ta du lịch ít hơn trước và bộc lộ rất ít cảm xúc phía sau suy nghĩ của mình; không có lời ca ngợi công khai hoặc khoe khoang vênh váo nào cả. Ông ta di chuyển có chủ ý đến mức trông giống như một người ở dưới nước. Trước đại dịch, tin tức chính thức của Trung Quốc thường đăng tải hình ảnh ông giữa đám đông người ủng hộ đang vỗ tay tôn thờ một cách kiên định. Các đoạn clip được lan truyền ra nước ngoài với chú thích chế giễu “Tây Bắc Triều Tiên”, nhưng các nhà kiểm duyệt trong nước lại thận trọng bảo vệ danh dự của Tập; một vụ rò rỉ từ một trang mạng xã hội Trung Quốc vào năm ngoái đã tiết lộ rằng nó chặn không dưới 564 biệt danh dành cho ông, bao gồm Caesar, Hoàng đế cuối cùng, và 21 biến thể của Winnie-the-Pooh.
Không giống như Đặng và Giang, Tập chưa bao giờ sống ở nước ngoài, và ông đã công khai chê bai về tương lai của Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của nước này, tuyên bố rằng “phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy tàn”. Ông ta không che giấu sự bất mãn khi thỉnh thoảng gặp phải vấn đề báo chí tự do; Bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái, ông phàn nàn với Thủ tướng Canada Justin Trudeau rằng: “Mọi thứ chúng ta thảo luận đã bị rò rỉ ra báo chí và điều đó là không phù hợp”. Trong cuộc trao đổi, được một đoàn truyền hình Canada ghi lại, ông Tập nở một nụ cười căng thẳng và yêu cầu “tôn trọng lẫn nhau”, nói thêm, “Nếu không, có thể có những hậu quả khó lường”.
Mỗi năm Tập xuất hiện nhiều hơn trong thế giới của người mà ông gọi là “người bạn tốt nhất và thân thiết nhất” của mình, Vladimir Putin. Vào tháng 3, sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga về tội ác chiến tranh, Putin đã tiếp đón ông Tập tại Moscow, nơi họ mô tả mối quan hệ giữa hai nước là tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Chắp tay tạm biệt trước cửa Điện Kremlin, Tập nói với Putin: “Hiện tại đang có những thay đổi - những điều mà chúng ta chưa từng thấy trong một trăm năm - và chúng ta là những người cùng nhau thúc đẩy những thay đổi này”. Putin trả lời: “Tôi đồng ý”.
Ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, bạn có thể biết rất nhiều điều về một nơi từ các tiệm sách ở đó. Trong nhiều năm, độc giả ở Thượng Hải, thành phố quốc tế nhất nước, đã có tiệm sách Jifeng (Quý Phong/Monsoon) “Gió Mùa” mở cửa năm 1997, đúng lúc Vương Hiểu Ba đang đột phá. Đó là tiền đồn tự do không thể tranh cãi của thành phố, nơi mà ngay cả những diễn giả thâm thúy khó hiểu nhất cũng thu hút đám đông. Nhưng vào năm 2017, thư viện công cộng sở hữu tòa nhà đã hủy hợp đồng thuê với lý do “tăng cường quy định” đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Yu Miao, người chủ đã tìm kiếm địa điểm mới, nhưng lần nào chủ nhà cũng nhận được cuộc gọi và đều bị từ chối. Cuối cùng anh ấy nhận ra rằng “Jifeng không thể có được chỗ đứng.” Ngay cả bữa tiệc chia tay để bán hết những cuốn sách cuối cùng cũng chìm vào bóng tối vì “bảo trì thiết bị” đột ngột ngắt điện. Người mua tiếp tục mua sắm trong bóng tối, sử dụng điện thoại di động làm đèn pin. Ngày nay, không ai dám thử mở một cửa hàng như vậy.
Việc đo lường tâm trạng của một quốc gia có thể khó khăn, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi không cho phép thăm dò độc lập, nhưng vẫn có những chỉ số. Ở Mỹ, khi những năm 1970s gây ra lạm phát, đường ống dẫn khí đốt và tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông, tâm trạng của công chúng có thể được đọc trên đường; ngành công nghiệp ô tô vẫn gọi vẻ đẹp vuông vắn, uể oải của thời đó là Kỷ nguyên bất ổn (2) . Hãy hỏi người dân Trung Quốc về tâm trạng của họ ngày nay và một số từ bạn nghe thấy nhiều nhất là mimang và jusan, “hoang mang” và “thất vọng”.
Giống như ở Mỹ, tính khí đang thay đổi của Trung Quốc phần nào phản ánh những lo ngại về kinh tế. Sau khi các nhà lãnh đạo Đảng bắt tay cải cách thị trường, vào năm 1978, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Cơ sở hạ tầng được xây dựng với tốc độ nhanh đến mức trong vòng ba năm Trung Quốc sử dụng nhiều xi măng hơn lượng xi măng mà Mỹ đã sử dụng trong cả thế kỷ XX; Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất, có 11 sân bay để phục vụ một khu vực có diện tích bằng tiểu bang Missouri. Nhưng sự bùng nổ đó giờ đã kết thúc. Trung Quốc có tất cả các sân bay, đường sắt, nhà máy và các tòa nhà chọc trời mà họ có thể biện minh. Nền kinh tế tăng trưởng 3% trong năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ. Xuất khẩu giảm sút và nợ tăng vọt. Các nhà kinh tế từng lập biểu đồ cho sự trỗi dậy của Trung Quốc giờ đây hoàn toàn bi quan. Dan Rosen, thuộc Rhodium Group, một công ty nghiên cứu ở New York, nói với tôi: “Đó không chỉ là một đốm sáng. Đây là một điều bình thường mới mẻ thường trực.”
Xét về quy mô, Trung Quốc vẫn đáng gờm hơn bao giờ hết: nước này là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 quốc gia, là nơi có ít nhất 80% chuỗi cung ứng tấm pin mặt trời và là nước đứng đầu thế giới về quy mô sản xuất xe điện. Nhưng sự suy thoái đã làm rung chuyển những công dân chưa bao giờ kinh nghiệm được điều gì ngoài việc cải thiện mức sống của họ. Những người dồn tiền tiết kiệm cả đời vào các hợp đồng xây căn hộ mới đang phải vật lộn với những khối bê tông dở dang trong những lô đất mọc cây um tùm vì các nhà phát triển đã cạn tiền. Kho bạc dân sự cũng cạn kiệt tương tự do lệnh đóng cửa theo yêu cầu của chính sách “Zero-COVID” của Trung Quốc; có báo cáo về việc giáo viên và công chức không được trả lương.
Những rắc rối hiện tại của Trung Quốc còn vượt xa hơn vấn đề kinh tế. Bốn thập kỷ sau khi Đặng và những người đồng cấp của ông đưa đất nước của họ vào con đường “cải cách và mở cửa”, những người kế nhiệm ông đã đảo ngược hướng đi cả về chính trị và văn hóa. Đối với những công dân Trung Quốc bình thường, sự đảo ngược đó cũng gây choáng váng như đối với những người định cư tiền phong (homesteaders) ở Mỹ nếu Mỹ rút lui khỏi biên giới. Joerg Wuttke, chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại Liên Âu tại Trung Quốc, người đã sống ở đó hơn ba mươi năm, nói với tôi, “Trung Quốc luôn có những câu chuyện quay trở lại. Nhưng không phải bây giờ." Ông nhớ lại đã nói chuyện với một nhóm sinh viên tại Đại học Bắc Kinh: “Tôi nói: ‘Ai trong số các bạn là người lạc quan?’ Có một phần ba - có nghĩa là hai phần ba những người bi quan tại trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc. Cảm giác mang đến ‘Chúng ta ở đây để làm gì?’”
Trong mùa hè, trong các chuyến thăm Trung Quốc và các cộng đồng người nhập cư ở nước ngoài, tôi đã phỏng vấn hàng chục người về công việc và cuộc sống riêng tư cũng như ý thức của họ về đường hướng kinh doanh, nghệ thuật và chính trị. Tôi ngạc nhiên khi thấy họ thường xuyên nói về Tập mà không gọi tên ông ấy, chỉ cần búng một ngón tay lên là đủ, bởi vì chủ đề này bấy giờ phổ biến và không an toàn. (Ở một mức độ mà tôi hiếm khi gặp phải, nhiều người đã yêu cầu giấu danh tính.) Trên hết, tôi rất ngạc nhiên khi có nhiều người nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ đạt được những đỉnh cao mà họ từng mong đợi. “Từ tôi dùng để mô tả Trung Quốc bây giờ là ‘đau buồn’,” một doanh nhân nói với tôi. “Chúng tôi rất đau buồn vì khoảng thời gian đặc biệt đó.”
Đảng đã thực hiện các bước để che đậy các vấn đề từ việc kiểm tra nước ngoài: việc truy cập từ nước ngoài vào dữ liệu doanh nghiệp và các tạp chí học thuật bị hạn chế, các nhà nghiên cứu được cảnh báo không thảo luận về giảm phát, và, trong danh sách thị trường chứng khoán, các luật sư đã được yêu cầu cắt bỏ những đề xuất thông thường rằng luật có thể thay đổi “mà không cần báo trước.” (Thay vào đó, họ phải sử dụng cụm từ “thỉnh thoảng.”) Một cách chính thức, Trung Quốc đang khuyến khích các công ty và người nghiên cứu nước ngoài quay trở lại, nhưng luật “chống gián điệp” mở rộng đã đặt ra giới hạn cho một loạt thông tin, bao gồm cả “tài liệu, dữ liệu, tài liệu hoặc vật phẩm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia.” Nhà chức trách đã đột kích các công ty tư vấn có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, bao gồm Bain & Company và Mintz Group, một công ty thẩm định cho biết 5 nhân viên Trung Quốc của họ đã bị giam giữ.
Không gian dành cho văn hóa đại chúng, văn hóa cao cấp và sự tương tác tự phát đã bị thu hẹp lại thành lỗ kim. Mạng xã hội Trung Quốc, nơi từng là một tổ ong hỗn loạn, đã bị chế ngự khi những tiếng nói mạnh mẽ bị im lặng và các cuộc thảo luận khép lại. Các buổi hòa nhạc nhạc pop và các buổi biểu diễn khác đã bị hủy vì những lý do chỉ được mô tả là “bất khả kháng”. Ngay cả trình diễn tấu hài cũng buộc phải gửi video câu chuyện cười để được phê duyệt trước. Mùa xuân năm nay, một diễn viên hài đã bị điều tra vì ngẫu hứng lập lại một đoạn khẩu hiệu của quân đội Trung Quốc (“Chiến đấu hay, thắng trận”) để đùa về việc những con chó của anh ta giận dữ vì một con sóc. Người đại diện của ông đã bị phạt hai triệu đô la và bị cấm tổ chức các sự kiện.
Đảng đã tung vào khoảng không văn hóa một loạt các ấn phẩm dưới tên Tập, 11 cuốn sách mới trong 5 tháng đầu năm nay, nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào từng dự định viết, thu thập những bình luận của ông về mọi chủ đề từ kinh tế, lịch sử đến cuộc sống của phụ nữ. Geremie Barmé, một nhà sử học và dịch giả nổi tiếng gọi đó là “Đế chế tẻ nhạt của Tập Cận Bình”. Barmé nói: “Đây là một trong những nền văn hóa vĩ đại của truyền thông điện báo cô đọng, và nó đã kết thúc với cơn sóng thần bệnh đa ngôn hưng cảm ”(3). Hệ thống này đang loay hoay tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi lớn: Liệu Trung Quốc của Tập có còn quản lý được sự kết hợp giữa chế độ chuyên chế và chủ nghĩa tư bản hay không? “Bạn sẽ làm gì với một nền kinh tế không thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp do quản lý yếu kém?” Barmé hỏi. “Bạn sẽ làm gì với những người cảm thấy cuộc sống của họ không có mục đích?” Ông ấy nói, "Họ không có một hệ thống có thể đối phó với các lực lượng mà họ đã giải phóng."
Một tối thứ Bảy muộn ở Bắc Kinh, tôi gặp bạn bè tại một quán nhỏ tên là Xiao Kuai' “A Small Piece” để nghe các ban nhạc địa phương tập trung về. Vào ban ngày, quán bar trở thành phòng thu âm, sản xuất những cuộn băng nhựa kiểu cổ điển. Sau khi trời tối, những người ở độ tuổi 20 kéo đến để xem các nhóm có tên như Black Brick và Ionosphere.
Bất chấp sự nhiệt tình của khán giả, vẫn có một bầu không khí uể oải nhọc mệt: cặp vợ chồng điều hành quán bar sẽ từ bỏ nó vào cuối tháng. Họ đã hy vọng thúc đẩy “văn hóa độc lập”, họ viết trong một lá thư chia tay, nhưng đã phải vật lộn để quản lý “ranh giới chuyển đổi giữa những gì được phép và những gì không được phép”. Xiao Kuai'r từng tham gia vào danh sách những địa điểm ám ảnh ở Bắc Kinh: Đền thờ, Cửa hầm rượu, 8-Bit, vừa qua đã biến mất khỏi ký ức.
Những vụ mất tích, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã trở thành thứ lạc điệu trong đời sống công chúng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Người đứng đầu lực lượng hỏa tiễn Trung Quốc, Li Yuchao, đã bị giam giữ bí mật vào mùa hè. Viên chính ủy của ông cũng biến mất. Theo những quy định bất thành văn về những vụ mất tích kiểu này, một báo cáo chính thức cuối cùng sẽ tiết lộ những gì hai người đã làm và những gì đã xảy ra với họ, nhưng trong lúc đó, chỉ có tin đồn rằng họ đang bị điều tra về tội tham nhũng hoặc có lẽ là rò rỉ thông tin. bí mật nhà nước.
Những vị tướng mất tích đánh dấu một mùa hè thanh trừng bận rộn bất thường. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương (Qin Gang), được nhìn thấy lần cuối khi bắt tay một quan chức Việt Nam tại một cuộc họp ở Bắc Kinh, đã biến mất cùng khoảng thời gian đó. Sự biến mất của ông thu hút sự chú ý; trong số những nhiệm vụ khác, ông đã tham gia vào các thỏa thuận tế nhị với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan và khả năng tiếp cận của các doanh nhân và sinh viên. Một phát ngôn viên ban đầu nói rằng Qin đã ra đi vì “lý do sức khỏe”, nhưng Bộ đã cắt tuyên bố đó khỏi bản ghi chính thức và nói rằng họ “không có thông tin” về ông ta. Ở Washington, nơi ông từng giữ chức Đại sứ, thỉnh thoảng tôi có gặp ông; ông là một người có vẻ ngoài dễ chịu, thích khoe khoang về việc ông đã đến thăm bao nhiêu bang của Mỹ. (Con số cao nhất, hai mươi hai). Lần cuối cùng tôi nhìn thấy ông chuẩn bị đến thăm St. Louis, nơi ông sẽ ném cú ném đầu tiên trong một trận đấu của Cardinals, và đang lo chuẩn bị nghiên cứu các video trên YouTube.
Vào thời Mao, một cuộc thanh trừng trong Đảng đòi hỏi những kỹ thuật viên lành nghề phải cắt bỏ các bức ảnh của một đồng chí. Trong thời đại kỹ thuật số, điều đó dễ dàng hơn; chỉ sau một đêm các mục về Tần đã biến mất khỏi trang web của Bộ Ngoại giao. Nhưng những đề cập đến bộ trưởng đã được phục hồi khi sự thay đổi này thu hút sự chú ý ở nước ngoài, và trong chuyến thăm của tôi vào mùa hè này mọi người vẫn còn nói về ông ấy. Một số giả thuyết thật nghiệt ngã. “Người ta đồn rằng ông ta đã trúng đạn,” một người đàn ông ở Thượng Hải nói trong lúc uống cà phê. Những người khác thì kỳ quặc: một doanh nhân cầm máy ghi âm của tôi lên, giữ nó sau lưng và nghiêng người thì thầm: “Tôi nghe nói ông ấy đã ngủ với con gái của Tập Cận Bình.” Nhưng hầu hết mọi người đều đưa ra các phiên bản của cùng một câu chuyện: Qin, người đã lập gia đình, ngoại tình sinh ra một đứa trẻ ở Mỹ khiến anh ta bị cơ quan tình báo nước ngoài tống tiền. (Mẹ của đứa trẻ được cho là Fu Xiaotian, một phóng viên truyền hình cũng đã biến mất.)
Theo một báo cáo chính thức từ năm 2021, kể từ năm 2012, khi Tập Cận Bình phát động chiến dịch “chống tham nhũng” và phát triển thành chiếc máy bắt bớ và giam giữ khổng lồ, Trung Quốc đã “điều tra và trừng phạt 4.089 triệu người”. Số người biến mất rốt cuộc xét xử ở những tòa án có tỷ lệ kết án là chín mươi chín phần trăm; một số khác bị giam giữ vô thời hạn theo những luật lệ mờ ám được gọi là “hạn chế kép”. Cơn mưa đá biến mất ở khắp mọi góc cạnh cuộc sống: Dong Yuyu, một nhà báo chuyên mục, bị bắt vào năm ngoái khi đang ăn trưa với một nhà ngoại giao Nhật Bản, và sau đó bị buộc tội gián điệp; Bao Fan, một trong những chủ ngân hàng nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã biến mất vào tháng 2, mặc dù công ty của ông sau đó báo cáo rằng ông đang “hợp tác trong một cuộc điều tra do một số cơ quan chức năng thực hiện”. Vào tháng 9, Rahile Dawut, một nhà dân tộc học nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ đã mất tích gần 5 năm, bị một nhóm nhân quyền phát hiện đang thụ án chung thân vì tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Ngoài những vụ mất tích, ảnh hưởng sâu rộng của chính trị còn được cảm nhận trong suốt cuộc sống hàng ngày. Đầu năm nay, Đảng đã phát động một chiến dịch giáo dục công dân về điều mà văn học Đảng thường gọi là “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”. Tất cả các tổ chức, phòng thí nghiệm, công ty quản lý tài sản, ngân hàng, tổ chức tư vấn đều phải dành thời gian cho các bài giảng thường xuyên, sau đó là viết tiểu luận và làm bài kiểm tra. Một số giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết họ dành một phần ba thời gian trong ngày làm việc cho “tư duy công việc”, bao gồm cả việc đọc trung bình bốn cuốn sách mỗi tháng. Một kỹ sư vi mạch tại phòng thí nghiệm của trường đại học đã nói với một người bạn: “Việc đi họp hàng ngày thực sự làm mất đi thời gian dành cho những khám phá khoa học”.
Hiệu ứng tổng thể là sự hồi sinh của cái mà nhà Trung hoa học quá cố Simon Leys gọi là “vòng quay bi thảm” của nghi lễ Cộng sản, và một nền văn hóa chủ tâm ngu muội mà ông ví như việc giải mã “những dòng chữ viết bằng mực vô hình trên những trang giấy trắng. ” Sự trở lại của những vụ mất tích và tư duy công việc ở quy mô này đã làm rõ rằng, đối với tất cả các công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, Tập không còn diễn kịch câm về pháp quyền nữa; ông ấy đã đưa Trung Quốc trở lại sự cai trị của con người. Về cốt lõi, một người quan sát lâu năm đã nói với tôi rằng Tập là “Mao có tiền” (Mao with money).
Tại quán bar ở Bắc Kinh, tôi bước ra ngoài hít thở không khí với một người đàn ông tên Steven, người đã tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi Hawaii và đi giày Nike. Sau vài phút, anh ấy nói với tôi anh đang có ý định từ bỏ công việc sinh lợi của mình, biên tập các báo cáo năng lượng, để đi du lịch. “Rất nhiều người thú vị đang bỏ đi,” anh nói. “Bạn bè của tôi đã bỏ đi.” Một lúc sau, ở lối vào quán bar, một anh chàng cầm hộp đàn guitar quát vào điện thoại: “Tôi vừa bỏ việc! Tôi đã xong." Anh ấy cúp máy, châm một điếu thuốc và nói với một người bạn: “Tôi sẽ nghĩ ra việc gì đó để làm”.
Ý thức về con đường xuyên thời gian của Trung Quốc đã bị đình trệ đặc biệt rõ ràng trong giới trẻ, những người đang phải đấu tranh với mức lương trì trệ và một nền văn hóa hạn chế mệt mỏi. Đối với một thế hệ lớn lên trong huyền thoại về xã hội năng động, việc mất đi sự lạc quan đau đớn như tay chân bị mất đi.
Vào năm 2021, một cựu công nhân nhà máy 31 tuổi tên là Luo Huazhong đã đăng một bức ảnh chụp mình trên giường với chú thích “Nằm thẳng là hành động ngụy biện của tôi”, anh ấy nói, bày tỏ tình đoàn kết với nhà triết học Diogenes, người được cho là đã phản đối sự thái quá của giới quý tộc Athen bằng cách sống trong một cái thùng. Bài đăng được lan truyền và những “kẻ dối trá nằm bẹp” đã thành lập các nhóm trực tuyến để bày tỏ lòng thương xót. Các nhà kiểm duyệt đã dẹp bỏ các cuộc thảo luận, nhưng cụm từ này vẫn tồn tại, đặc biệt là ở những người thành thị, một số người tự ví mình với thế hệ Beat, vốn ban đầu lấy cái tên này có nghĩa là “mệt mỏi” khi đối mặt với chủ nghĩa duy vật và sự tuân thủ.
Vào tháng 7, Cục Thống kê Quốc gia tiết lộ rằng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã đạt mức cao kỷ lục 21%, gần gấp đôi tỷ lệ bốn năm trước đó. Sau đó Cục ngừng công bố các con số. Zhang Dandan, giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, đã xuất bản một bài báo lập luận rằng tỷ lệ thực sự có thể lên tới 46%, bởi vì bà ước tính có tới 16 triệu thanh niên đã tạm thời ngừng tìm việc làm để nằm bẹp.
Những người trẻ lớn lên theo chính sách một con muốn gia đình nhỏ hơn vì họ sợ chi phí nuôi con cùng với cha mẹ đã nghỉ hưu. Kết quả là vào giữa thế kỷ này, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm gần 25% so với mức đỉnh điểm vào năm 2011. Triển vọng tăng trưởng hạn chế đã khiến phòng ngủ trở thành tâm điểm chú ý của chính trị chứ không phải khống chế tình dục ngoài hôn nhân nữa mà là thúc giục sinh sản nhân danh lòng yêu nước. Các quan chức địa phương đã gọi điện cho các cặp vợ chồng mới cưới để hỏi thăm và động viên, và một quận ở tỉnh Chiết Giang đã đưa ra các ưu đãi bằng tiền mặt cho các cặp vợ chồng có cô dâu dưới 25 tuổi để thúc đẩy “kết hôn và sinh con phù hợp với độ tuổi”.
Tại Trung Quốc của Tập Cận Bình cũng như nước Nga của Putin và Hungary của Viktor Orbán, một cuộc chiến tranh về ảnh hưởng dân chủ đã dẫn đến sự trỗi dậy việc bất bình đẳng phái tính; vào năm 2021, Đảng cam kết tuân thủ “những đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa” và “giá trị xã hội của việc sinh con”. Dấu hiệu thoái trào rất rõ ràng: lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Bộ Chính trị chỉ gồm toàn nam giới. Các nhà hoạt động nữ quyền thường bị truy tố.
Đối với nhiều phụ nữ Trung Quốc, áp lực chính trị đối với các quyết định cá nhân của họ đã gây ra sự bất mãn rộng rãi. Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm hơn một nửa kể từ năm 2016, ngay cả sau khi chính phủ thay đổi quy định cho phép người dân có tối đa ba con. Sự sụt giảm này hiếm khi được ghi nhận ở một quốc gia không có chiến tranh hoặc đang trong cơn biến động. Lần cuối cùng Trung Quốc báo cáo về tình trạng sụt giảm dân số dưới bất kỳ hình thức nào là vào năm 1961, khi nước này đang quay cuồng vì nạn đói sau Bước nhảy vọt vĩ đại của Mao. Nicholas Eberstadt, một nhà kinh tế chính trị nghiên cứu xu hướng dân số tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã mô tả cuộc khủng hoảng sinh sản là “sự bất tuân dân sự nội bộ”.
“Đối với tôi, đó là câu trả lời không khó khăn,” Sybil, 24 tuổi, nói trong bữa tối khi tôi hỏi liệu cô ấy có dự định kết hôn hay không. Gần đây cô đã đến thăm nhà một người anh họ và chứng kiến bố mẹ anh ta bạo hành người vợ anh. Cô nói: “Nếu bạn không làm những gì họ mong đợi với tư cách là một người vợ hoặc người mẹ, họ sẽ đuổi bạn ra ngoài. “Vậy tại sao lại cắt bỏ thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời bạn?” Sybil cho biết, trong một thời gian dài, cô thường xuyên gặp ác mộng rằng mình có thai. Cô nói: “Tôi thường thức dậy vào nửa đêm và không thể ngủ lại được. “Nếu tôi có con, tôi sẽ không phát huy hết tiềm năng của mình. Tôi nghĩ một gia đình không thể có ước mơ của hai người ”.
Sự chán ghét hôn nhân của Sybil không thể tách rời khỏi sự cạnh tranh khốc liệt về đại học và việc làm ở Trung Quốc. Cô ấy đang theo học chương trình thạc sĩ về ngôn ngữ học và có thái độ linh hoạt. “Nếu bạn cho tôi một công việc, bạn có thể đưa tôi lên sao Hỏa,” cô nói. Nhưng vị trí tốt nhất mà cô có thể tìm được lúc này là thực tập tại một công ty PR - và cô nhận ra rằng, nếu rời đi để sinh con, cô sẽ không bao giờ bắt kịp. Cô nói: “Chúng tôi đang chạy như những con chuột trên guồng quay.
Trong lịch sử, giới trẻ luôn là một nhân tố không ổn định trong nền chính trị Trung Quốc. Năm 1989, sinh viên phản đối tham nhũng và chuyên chế đã dẫn đến việc chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn. Trong thời điểm hiện tại, nỗi đau khổ của họ mang những hình thức khác. Trong nhiều năm, sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đã đổ xô đến các thành phố lớn của Trung Quốc để theo đuổi sự giàu có và kích thích, nhưng vào tháng 8, truyền thông nhà nước đưa tin rằng gần một nửa số sinh viên mới tốt nghiệp sẽ trở về quê nhà trong vòng sáu tháng vì không đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt. Trong số những người ở lại, một số đang trả lời quảng cáo tìm “bạn cùng giường” - ngủ chung giường với người lạ - hoặc sống miễn phí trong viện dưỡng lão, đổi lại phải dành 10 giờ mỗi tháng để giải trí cho người ở.
Một thập kỷ sau khi Tập nói với những người trẻ tuổi “hãy dám ước mơ”, giờ đây ông lại khuyên họ hãy giảm bớt những kỳ vọng của mình; trong những bài phát biểu gần đây, ông đã nói rằng thanh niên bất mãn nên “từ bỏ tính kiêu ngạo và nuông chiều” và “ăn cay đắng”—về cơ bản, tiếng Quan Thoại có nghĩa “chấp nhận gian khổ”. Những lời hô hào kết quả yếu kém. Những người trẻ tuổi chế nhạo hàm ý rằng họ không hơn gì một renkuang—một “mỏ người" cho đất nước bóc lột. Như một sự phản đối tinh tế trong mùa phát văn bằng đại học, các sinh viên tốt nghiệp đã đăng những bức ảnh họ nằm úp mặt hoặc treo trên hàng rào, theo cách mà họ gọi là “phong cách zombie”.
Hãy dành chút thời gian tìm hiểu bên lề thế giới kinh doanh của Trung Quốc trong những ngày này và bạn sẽ thu lượm được những kinh nghiệm mới. Nếu phải phát ngôn công khai thì hãy bám sát ngôn ngữ Đảng; Khi chiếc tàu du lịch lớn đầu tiên được đóng ở Trung Quốc được hạ thủy vào năm ngoái, C.E.O. cam kết cống hiến cho “một khái niệm mới về văn hóa hải du và du lịch với cốt lõi là bản sắc văn hóa Trung Quốc”. Nếu bạn đang ở nước ngoài, hãy cảnh giác với những yêu cầu khẩn cấp về nước. “Một số người tôi biết đã được gọi về Trung Quốc để thỏa thuận. Đó là sự sắp đặt của chính phủ, chỉ để tóm cổ họ,” một nhà tài chính nói với tôi. Khi bị giam giữ, có những manh mối giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của cuộc thẩm vấn. “Nếu họ đưa điện thoại cho bạn vào ban đêm, mọi thứ sẽ ổn thôi - họ chỉ muốn nói chuyện với bạn,” anh ta nói. “Bạn có thể WeChat với vợ hoặc nhân tình của mình.” Tuy nhiên, nếu các nhà điều tra giữ kín điện thoại của bạn, rất có thể bạn là mục tiêu chứ không phải nguồn.
Thật khó để nói quá rằng Tập đã làm rung chuyển khu vực tư nhân của Trung Quốc đến mức nào. Nhiều thập kỷ trước, khi Đặng bắt đầu mở cửa đất nước, ông đã nói: “Trước tiên hãy để một số người làm giàu và dần dần tất cả mọi người sẽ cùng nhau làm giàu”. Trong nhiều năm, từng làn sóng người khao khát nối tiếp nhau theo dõi các doanh nhân trước họ rồi “lao xuống biển”. Năm 2014, Alibaba lên sàn chứng khoán New York và huy động được 25 tỷ USD, vụ IPO lớn nhất trong lịch sử lúc bấy giờ. Doanh nghiệp mới mọc lên; đến năm 2018, Trung Quốc đã thu hút được 63 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, tăng gần 15 lần trong 5 năm.
Khi Tập lần đầu tiên trở thành Chủ tịch nước, ông đã tiết lộ rất ít quan điểm của mình về khu vực tư nhân. Desmond Shum, một nhà phát triển bất động sản có trụ sở tại Bắc Kinh vào thời điểm đó, nhớ lại: “Không ai chắc chắn chúng tôi sẽ biết được gì. Nhưng các doanh nhân nhận thấy rằng khu vực tư nhân quá quan trọng để có thể can thiệp vào. Một câu nói của người Trung Quốc cho rằng các doanh nhân đã tạo ra 60% G.D.P. của quốc gia, 70% sự đổi mới, 80% việc làm ở thành thị và 90% việc làm mới.
Shum cho biết, đến năm 2015, “bạn bắt đầu thấy mọi thứ đi theo một hướng khác”. Tháng 12 năm đó, Quách Quang Xương, nhà công nghiệp được mệnh danh là Warren Buffett của Trung Quốc, đã bị giam giữ trong vài ngày; sau đó, công ty của ông đã bán một loạt tài sản lớn. Năm 2017, Xiao Jianhua, một tỷ phú có quan hệ với các chính trị gia, bị đưa ra khỏi căn hộ của ông tại Four Seasons ở Hong Kong, trên xe lăn, với tấm khăn che đầu. (Sự biến mất của ông không rõ nguyên nhân cho đến tháng 8 năm ngoái, khi nhà chức trách thông báo rằng ông đã bị bỏ tù vì tội tham ô và hối lộ.)
Nhưng phải đến năm 2020, những rủi ro mới thực sự rõ ràng. Jack Ma – người sáng lập Alibaba, người giàu nhất Trung Quốc và là hình mẫu cho các doanh nhân trẻ đã chỉ trích cách Đảng xử lý cải cách tài chính, rồi biến mất trong nhiều tháng. Cơ quan quản lý đã hoãn I.P.O. cho Ant Group, một công ty khác của Ma, và phạt Alibaba số tiền kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm chống độc quyền. Những vụ mất tích và hình phạt tương tự tràn qua hết ngành này đến ngành khác: giáo dục, bất động sản, chăm sóc sức khỏe. Đảng giải thích rằng họ đang nhắm tới sự bất bình đẳng, độc quyền và rủi ro tài chính quá mức, nhưng một số vụ bắt giữ có vẻ mang tính chất cá nhân. Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản, đã nhận bản án khắc nghiệt bất thường 18 năm vì tội tham nhũng, sau khi ai đó rò rỉ một bài tiểu luận trong đó ông ta chế nhạo Tập là “thằng hề lột trần và vẫn khăng khăng đòi làm hoàng đế”.
Không có mục tiêu nào cho thấy bất kỳ ý định chính trị có tổ chức. Mô hình duy nhất có thể nhìn thấy được là Tập và những người trung thành với ông dường như có ý định dập tắt các nguồn quyền lực đối thủ. Hết người này đến người khác, ông ta loại bỏ bất cứ ai có quyền lực, doanh nhân nói: “Nếu bạn có ảnh hưởng, bạn có quyền lực. Nếu bạn có vốn, bạn có quyền lực.” Người ta cho rằng Tập đã tỏ ra cay đắng khi chứng kiến Boris Yeltsin tranh giành với các ông trùm Nga vào những năm 1990. Joerg Wuttke nói với tôi, “Khi Putin vào Điện Kremlin năm 2000, ông ấy đã tập hợp những kẻ đầu sỏ chính trị và nói, về cơ bản, Bạn có thể giữ tiền của mình, nhưng nếu tham gia chính trị thì bạn đã xong việc.” Ông tiếp tục: “Ở Trung Quốc, những tên tuổi lớn đáng lẽ phải rút ra bài học từ cuộc gặp đó, bởi vì theo ý nghĩa này, Putin và Tập Cận Bình là những người bạn tâm giao”.
Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã kêu gọi chính phủ ngừng phụ thuộc vào đầu tư bất động sản và các công ty nhà nước cồng kềnh, đồng thời tăng phúc lợi y tế và hưu trí để các hộ gia đình bình thường tiêu dùng nhiều hơn, thúc đẩy khu vực tư nhân. Nhưng Tập Cận Bình, một người theo chủ nghĩa Mác-Lênin cốt lõi, đã nói vào mùa thu năm ngoái rằng các doanh nghiệp nhà nước sẽ “mạnh mẽ hơn, hoạt động tốt hơn và phát triển lớn hơn”. Các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng. Theo JPMorgan, trong quý 2 năm 2023, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã giảm xuống mức thấp nhất trong 26 năm. Chính quyền địa phương, thiếu tiền mặt, đã áp dụng một phương pháp tống tiền tinh vi mà các luật sư gọi là “đánh thuế bằng điều tra”. Một chủ nhà máy ở Thượng Hải nói với tôi rằng các quan chức của Đảng đã sử dụng hồ sơ ngân hàng để xác định những cư dân có tài sản lưu động ít nhất là ba mươi triệu nhân dân tệ – khoảng bốn triệu đô la – và sau đó đưa ra cho họ một lựa chọn: nộp 20% hoặc “có nguy cơ bị kiểm toán thuế toàn bộ”. .”
Gần đây, Đảng đã ra tín hiệu rằng cuộc thanh lọc khu vực tư nhân đã kết thúc, nhưng nhiều người ngày càng cảnh giác. Một cựu giám đốc điều hành viễn thông đã trích dẫn một thành ngữ cổ - "Sĩ, Nông, Công, Thương”—mô tả hệ thống phân cấp của các tầng lớp xã hội: quan chức có học, nông dân, thợ thủ công và thương gia. Ông nói: “Trong hai nghìn năm, thương nhân là những người thấp kém nhất. “Những gì Tập đang làm chỉ là sự đảo ngược ý nghĩa đế quốc Trung Hoa.” Những người thắng lớn trong thời đại hiện nay là những quan chức có quan hệ cá nhân sâu sắc với Tập; ông đã cung cấp cho Bộ Chính trị những trợ lý đáng tin cậy, và đã gầy dựng quân đội bằng cách tăng cường đầu tư và thay thế các nhà lãnh đạo hàng đầu bằng những người trung thành. Quân đội Giải phóng Nhân dân, theo lời của Đặng Vũ Văn, cựu biên tập viên Đảng hiện sống ở Mỹ, đã trở thành “quân đội riêng của Tập”.
Trong số những hiệu quả ngoài ý muốn của chiến dịch chống lại khu vực tư nhân của Tập Cận Bình là sự thức tỉnh về ý thức chính trị. Trong nhiều năm, nhiều doanh nhân Trung Quốc đã bày tỏ sự mâu thuẫn về việc Đảng lạm dụng quyền lực. Trung Quốc có nhiều thiếu sót, suy nghĩ như vậy nhưng nó đang đi đúng hướng. Tư duy thỏa hiệp đó bây giờ đã hiếm hơn. “Sự đảo ngược này đã diễn ra trong nhiều năm,” một nhà đầu tư hiện sống ở nước ngoài nói với tôi. “Tất nhiên, tôi nhớ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã thay đổi quá nhiều đến nỗi không còn là một quốc gia như xưa nữa”.
Không ai tôi gặp nghĩ rằng chính trị sẽ nới lỏng chừng nào Tập còn đứng đầu và ông ấy có thể cai trị trong nhiều thập kỷ. (Cha của Tập sống đến 88 tuổi và mẹ của ông đã 96 tuổi. Tập, giống như nhiều nguyên thủ quốc gia, có thể được chăm sóc y tế tuyệt vời.)
Triển vọng đen tối của khu vực tư nhân Trung Quốc đã thôi thúc những người tìm việc lao vào lĩnh vực an toàn: vào năm 2023, 1,5 triệu người tham dự kỳ thi công chức quốc gia của Trung Quốc, tăng một nửa trong hai năm. Sự phổ biến của việc đảm bảo một công việc nhà nước—được người Trung Quốc gọi là “đổ bộ lên bờ”—đã thúc đẩy một xu hướng thời trang khó có thể xảy ra, trong đó nam thanh niên thể hiện khát vọng của mình với những bộ vest sẫm màu, áo gió và thậm chí cả huy hiệu Đảng Cộng sản, một xu hướng được gọi là “phong cách cán bộ”. .”
Chưa đến 5 năm, Đảng đã gây khó khăn cho các ngành công nghiệp một thời mang lại doanh thu thuế, việc làm, nguồn cảm hứng và tầm vóc toàn cầu. Trong một thế hệ, Đảng đã tìm mọi cách đặt tính thực tiễn lên trên ý thức hệ. Đặng nói: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Đến thời Tập, nguyên tắc đó trở thành hiện thực: Bắt chuột được hay không, không thành vấn đề, miễn là màu đỏ.
Năm này qua năm khác, Tập đã hủy bỏ thỏa thuận – không gian cho lòng trung thành – mà Đặng và thế hệ của ông đã ký kết với người dân của họ. Đầu tiên ông đã phá vỡ thỏa thuận với tầng lớp chính trị và sau đó là với cộng đồng doanh nghiệp. Cuối cùng, trong thời kỳ đại dịch, ông ta dường như đã xa lánh một lượng lớn công chúng Trung Quốc, theo những cách mà chỉ mới bắt đầu thực sự lộ rõ.
Có một thời gian, cách tiếp cận của Trung Quốc với Covid rất đại chúng. Vào năm 2020, sau khi không thể ngăn chặn và che đậy đợt bùng phát ban đầu, ở Vũ Hán, Đảng đã áp dụng chiến lược “không - COVID”, đóng cửa biên giới, xét nghiệm hàng loạt và các thủ tục kiểm dịch nghiêm ngặt, cho phép phần lớn Trung Quốc tiếp tục cuộc sống bình thường, ngay cả khi các trường học và văn phòng ở Mỹ phải vật lộn để duy trì các hoạt động cơ bản. Các công ty công nghệ và chính phủ đã hợp tác để tập hợp các khối dữ liệu y tế và vị trí khổng lồ để chỉ định cho mỗi người một mã sức khỏe—xanh lục, vàng hoặc đỏ. Việc phong tỏa hạn chế; các tình nguyện viên đến làm việc cho các đội kiểm tra và thực thi có mặt khắp nơi, trong bộ đồ Tyvek màu trắng khiến họ có biệt danh trìu mến là dabai (“đại bạch/người trắng lớn”).
Tuy nhiên, theo thời gian, chiến lược không - COVID kết hợp với chính trị gây sợ hãi sẽ tạo ra những đau khổ tột cùng. Các quan chức địa phương, lo sợ bị trừng phạt ngay cả đối với những đợt bùng phát nhỏ, đã trở nên cứng rắn và không phản ứng. Ở Thượng Hải, hầu hết trong số 25 triệu cư dân phải ở trong nhà trong hai tháng, ngay cả khi thực phẩm và thuốc men cạn kiệt. Một người phụ nữ có cha bị nhốt lâu đến mức gần hết thuốc trợ tim đã nói với tôi: “Chúng ta không cần phải tưởng tượng về một tương lai ảm đạm với những robot điều khiển mình. Chúng ta đã sống cuộc sống đó rồi.” Sau khi người dân xuống ban công để hát hoặc yêu cầu đồ tiếp tế, một đoạn video quay cảnh một chiếc drone bay lượn phía trên một khu nhà ở Thượng Hải, phát đi một chỉ thị lạc hậu: “Hãy kiểm soát ước muốn tự do của tâm hồn bạn. Đừng mở cửa sổ để hát.”
Một số bệnh nhân có vấn đề khác ngoài COVID đã bị bệnh viện từ chối. Chen Shunping, một nghệ sĩ violin đã nghỉ hưu của Dàn nhạc Giao hưởng Thượng Hải, đã bị nôn mửa vì viêm tụy tạng cấp tính trước khi nhảy từ cửa sổ căn hộ của mình. Trong mảnh giấy để lại cho vợ, anh viết: “Tôi không thể chịu đựng được nỗi đau”. Có lẽ là hành động khiêu khích lớn nhất, những bậc cha mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính đã bị tách khỏi trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi của họ, những trẻ này được đưa đến các khu chăm sóc nhà nước. Tháng 11 năm ngoái, các cuộc biểu tình nổ ra ở Thượng Hải và các thành phố khác; những người biểu tình giơ những tờ giấy trắng để tượng trưng cho tất cả những gì họ không thể nói được. Hàng chục người đã bị giam giữ và một số chưa rõ vẫn đang bị giam giữ. Kamile Wayit, một sinh viên đại học Duy Ngô Nhĩ chia sẻ video về các cuộc biểu tình lên mạng, đã bị kết án ba năm tù vì “cổ vũ chủ nghĩa cực đoan”. Theo các phân tích độc lập, khi chính sách không-COVID cuối cùng bị hủy bỏ vào tháng sau, sự thay đổi đột
ngột đến mức ít nhất một triệu người chết chỉ trong vài tuần; nhà nước đã ngừng công bố số liệu thống kê hỏa táng.
Kể từ khi đại dịch xảy ra, một làn sóng hoài nghi mới đã xuất hiện. “Tôi bị sốc trước mức độ tức giận của mọi người,” một nghệ sĩ giải trí ở Thượng Hải nói với tôi. Lần đầu tiên, anh nghe người quen công khai chia sẻ những nghi ngờ về năng lực của ban lãnh đạo. Ông nói: “Sự tự tin giống như niềm tin tôn giáo. “Đó là niềm tin vào bằng chứng của những điều không nhìn thấy được.”
Tôi đến thăm một nhà văn đáng kính, anh làm việc ở cuối một con hẻm ngoằn ngoèo, trong một nơi ẩn náu gần như bị bao phủ bởi sách. (Anh ấy không tin vào sách điện tử, vì chúng cũng có thể biến mất.) Đẩy một con mèo ra khỏi ghế để làm phòng khách, anh nói với vẻ cau có về đại dịch. Anh xác định được động lực của những người mà anh ấy biết: họ càng già và càng quyền lực thì họ càng bất ổn vì lệnh phong tỏa. “Đây là những người ưu tú,” ông nói. “Họ đã làm rất tốt, họ là những người có ảnh hưởng. Nhưng họ đành phải than khóc trong đau khổ. Tôi cứ nghĩ, nếu ai đó lên tiếng, có lẽ chúng ta có thể đoàn kết để nói rằng chúng ta không thích chính sách hoặc những điều kiện bất hợp lý. Nhưng không ai muốn là người đầu tiên thò đầu ra ngoài.” Ông nói tiếp: “Điều rắc rối nhất ở Trung Quốc là tư tưởng cởi mở—khả năng học hỏi—đã dừng lại. Trong bốn mươi năm, chúng ta đã học được nhiều điều, rồi người ta kết luận rằng Trung Quốc rất kinh khủng và có năng lực, rằng phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy tàn, rằng Trung Quốc đã là ông chủ lớn trên thế giới. Và thế là chúng ta ngừng học. Nhưng trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa thành lập được một xã hội có lương tâm.”
Mọi người mô tả những dấu hiệu tâm lý mà họ vẫn chưa khám phá được. Nhiều tháng sau lệnh phong tỏa, một người bạn đang đi bộ về nhà sau bữa tối và đi ngang qua một quầy xét nghiệm. Cô đột nhiên cảm thấy bất ngờ một thôi thúc không thể tránh khỏi đá nó. “Tôi rất tức giận - về mọi thứ,” cô nói. Mảnh kính vỡ đã tạo ra một vết thương ở mắt cá chân của cô. Máu tràn ra, và tệ hơn nữa, cô chợt nhớ đến camera giám sát. “Tôi rất sợ,” cô ấy nói với tôi. “Tôi sẽ gặp rắc rối mà?” Đến bệnh viện cảm thấy rất nguy hiểm nhưng máu chảy quá nhiều nên không thể bỏ qua. Cô ấy bịa ra câu chuyện về việc va vào một bức tường kính, và đến rạng sáng, cô ấy được băng bó và tập tễnh về nhà, chiếc giày dính đầy máu. Cô ấy còn để lại một vết sẹo dài chạy dài đến mắt cá chân và những tàn tích dai dẳng của cơn thịnh nộ bộc phát. “Trong tiềm thức, nó sẽ không bao giờ biến mất,” cô nói. Cô dành phần lớn thời gian trong những ngày này để cố gắng tìm cách di cư.
Vào năm 2018, các cuộc thảo luận trực tuyến ở Trung Quốc bắt đầu đề cập đến một thuật ngữ mới đặc trưng tiếng phổ thông: runxue “nghệ thuật chạy bộ”. Khi Thượng Hải bị phong tỏa, câu nói này đã lan rộng. Nền tảng công nghệ Tencent cho biết lượng người tìm kiếm cụm từ “điều kiện di cư đến Canada” tăng vọt. Chính quyền không hài lòng; Bộ nhập cư đã công bố kế hoạch “hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động xuất cảnh không cần thiết của công dân Trung Quốc”.
Nhưng mọi người đã tìm lối thoát. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 300.000 người Trung Quốc đã ra đi vào năm ngoái, gấp đôi tốc độ di cư cách đây một thập kỷ. Một số đang dùng đến các biện pháp đặc biệt. Vào tháng 8, một người đàn ông lái chiếc Jet Ski, nạp đầy nhiên liệu, gần 200 dặm tới Hàn Quốc. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, anh ta đã từng ngồi tù vì mặc chiếc áo T shirt có dòng chữ gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “Xitler”. Những người khác đã đi theo các con đường gian khổ qua nửa tá quốc gia với hy vọng đến được Hoa Kỳ. Một số tận dụng ưu đãi du lịch miễn thị thực của Ecuador để vào Nam Mỹ, sau đó tham gia chuyến đi về phía bắc xuyên qua khu rừng rậm Darién Gap. Mùa hè này, chính quyền ở biên giới phía nam nước Mỹ đã báo cáo con số kỷ lục là 17.894 cuộc gặp gỡ với người di cư Trung Quốc trong 10 tháng trước đó – tăng gấp 13 lần so với một năm trước đó.
Trong nhiều năm, giới nhà giàu Trung Quốc lập luận rằng họ thu được nhiều lợi ích hơn khi ở lại hơn là ra đi, nhưng nhiều người đã thay đổi ý. Vào tháng 6, Henley & Partners, chuyên tư vấn cho các cá nhân giàu có về cách có được nơi cư trú và quyền công dân thông qua đầu tư, đã báo cáo rằng Trung Quốc đã mất tổng cộng 10.800 cư dân giàu có vào năm 2022, vượt qua Nga để trở thành nước xuất khẩu công dân giàu có hàng đầu thế giới. Mùa thu năm ngoái, nhân danh “sự thịnh vượng chung”, ông Tập kêu gọi “điều chỉnh cơ chế tích lũy của cải”, làm dấy lên kỳ vọng về các loại thuế mới đối với thừa kế và tài sản. “Nếu bạn là một phần của 0,01%, bạn đang cố gắng thoát ra,” doanh nhân nói với tôi.
Jun, một nhà công nghệ ở độ tuổi năm mươi, cạo trọc đầu và có phong cách giản dị để che giấu những cảm xúc mãnh liệt, đã mua một nơi gần Địa Trung Hải. “Có một thành ngữ trong tiếng Trung: Con thỏ thông minh có ba cái hang,” anh nói với tôi. “Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là một ngày nào đó, với hộ chiếu Trung Quốc, bạn không thể ra ngoài”. Công dân Trung Quốc có thể mua hộ chiếu nước ngoài với giá khoảng một trăm nghìn USD từ những thiên đường thuế ở Caribe như Antigua hay Barbuda. Kể từ khi Malta bắt đầu bán quyền thường trú vào năm 2015, 87% người nộp đơn là người Trung Quốc. Đầu năm nay, Ireland đã từ bỏ chương trình đầu tư-di cư, trong bối cảnh lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc trong chương trình này.
Jun hầu như không phải là một nhà bất đồng chính kiến; ông đã phát đạt nhờ một loạt hoạt động mạo hiểm trên Internet và giải trí, nhưng ông dần tin rằng nhu cầu kiểm soát của Đảng là không thể chấp nhận được. Bằng cách bóp nghẹt cuộc sống riêng tư và công việc kinh doanh, nó đang đẩy nhanh một cuộc đối đầu - điều mà Jun coi là đau đớn nhưng cần thiết. Ông nói: “Càng có nhiều áp lực thì nó sẽ càng sớm mở cửa”. “Trong 5 năm nữa, Trung Quốc sẽ bị thu hẹp lại. Trong mười năm nữa, nó sẽ xảy ra xung đột. Nhưng trong mười lăm năm nữa thì có thể sẽ tốt hơn.” Các phiên bản của quan điểm này được lưu hành rộng rãi đến mức một số người Trung Quốc đã đặt cho Tập biệt danh là Máy gia tốc vĩ đại, với niềm tin rằng ông đang đẩy Trung Quốc tới một sự tính toán. Hiện tại, Jun nói, “sẽ không ai nói gì cả. Họ chỉ đang canh chừng nồi áp suất thôi.”
Lãnh đạo Trung Quốc biết rõ nguy cơ chảy máu chất xám. Trong bài phát biểu năm 2021, ông Tập nói: “Cạnh tranh vì sức mạnh quốc gia toàn diện, phân tích cuối cùng, là cạnh tranh vì nhân tài”. Tuy nhiên, khi ưu tiên đó xung đột với nhu cầu kiểm soát thì quyền kiểm soát sẽ thắng. Ở Bắc Kinh, một người nói với tôi rằng mối quan hệ xã hội của ông đã bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng di cư đến mức ông đang “cố gắng kết bạn mới trên sân cầu lông”. Ông kể lại một bi kịch gia đình gần đây kết hợp nhiều nỗi đau khổ: “ Cháu trai tôi đã nói với bố mẹ nó rằng ‘Nếu bố mẹ không cho vợ con tôi chuyển đến Canada, chúng tôi sẽ từ chối sinh con.’”
David Lesperance, cựu luật sư chuyên giúp đỡ các khách hàng giàu có rời khỏi Trung Quốc, cho biết các yêu cầu có xu hướng gia tăng sau vụ nhân vật nổi cộm mất tích. Ông ấy nói với tôi rằng một trong những khách hàng đầu tiên của ông là thành viên của một gia đình Thượng Hải nổi tiếng. “Anh chàng này nói, 'Hãy nhìn xem, gia đình tôi đã trải qua thời hoàng đế, loạn Thái Bình thiên quốc, loạn Quyền phỉ, người Nhật bản, người Quốc Dân đảng, người Cộng sản.' Anh ấy nói, 'Phương châm của gia đình chúng tôi là, cho dù mọi việc có tốt đẹp đến đâu, chúng tôi luôn luôn giữ một chiếc thuyền con ở bến cảng với bộ giấy tờ thứ hai và một số thỏi vàng. Chà, thứ tương đương hiện đại với điều đó là hộ chiếu thứ hai, nơi cư trú thứ hai và tài khoản ngân hàng thứ hai.’”
Công dân Trung Quốc thường được phép chuyển đổi không quá năm mươi ngàn đô la một năm sang ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn có những cách giải quyết. Một mạng lưới ngầm được gọi là feiqian (“tiền bay”) cho phép bạn gửi tiền vào tài khoản địa phương và lấy ra ở nước ngoài mà không phải trả một khoản phí nào. Để có số tiền lớn hơn, người ta dựa vào các hóa đơn giả, chẳng hạn như gửi một triệu đô la cho các bộ phận máy móc có giá hàng trăm nghìn đô la. Vào tháng 8, cảnh sát đã bắt giữ người đứng đầu hiệp hội Trung Quốc-Mỹ lớn nhất Thượng Hải, công ty nhập cư, Tập đoàn tư vấn hải ngoại Wailian, và cáo buộc bà “thu Nhân dân tệ ở Trung Quốc và phát hành ngoại tệ ra nước ngoài” - một tín hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đang cảnh giác với dòng tiền chảy ra ngoài.
Khi tôi đến thăm Singapore vào mùa hè này, Calvin Cheng, một doanh nhân địa phương có quan hệ mật thiết với giới ưu tú Trung Quốc, đã nói với tôi: “Singapore là trại tị nạn dành cho những người này”. Anh ấy nói, “Họ ăn cùng một món ăn, nói cùng một ngôn ngữ. Họ không cảm thấy mình là công dân hạng hai ở đây”. Những người nhập cư gốc Hoa gọi nó là Quận Singapore, như thể nó là một quận khác của Trung Quốc. Năm 2022, đất nước này đã đăng ký 7.312 công ty có chủ sở hữu là người Trung Quốc, tăng 47% so với năm trước. Những người di cư giàu có nhất tụ tập trên hòn đảo Sentosa kiểu mẫu, nơi các biệt thự được cho thuê với giá 35.000 đô la một tháng. Có rất nhiều người mới đến ở các khu dân cư giàu có đến mức một người Trung Quốc đã nói với tôi rằng: “Họ sẽ nhảy từ nhà này sang nhà khác và nâng cốc chúc mừng nhau”.
Báo chí ở Singapore theo dõi di chuyển của các doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc, bao gồm Zhang Yiming, người sáng lập công ty mẹ của TikTok, ByteDance; và Liang Xinjun, người sáng lập Fosun, tập đoàn bị áp lực phải bán bớt những tài sản quan trọng. “Một số lượng đáng kể những người sáng lập Alibaba đều ở đây,” Cheng nói với tôi. “Nhưng tất cả họ đều giữ kín đáo.” Một doanh nhân thân cận với những người mới đến nói rằng nhiều người bạn Trung Quốc của ông đang đọc “1587, một năm vô nghĩa”, một tác phẩm kinh điển về sự ngạo mạn của đế quốc, mô tả sự cai trị của Hoàng đế Vạn Lịch đã rơi vào chế độ chuyên chế như thế nào khi một dịch bệnh quét khắp đất nước và bộ máy quan liêu của ông đã mất niềm tin. Ông nói: “Ở Trung Quốc đã có 13 triều đại. “Rất nhiều điều ông Tập đang làm giống các hoàng đế cuối nhà Minh. Mọi người nhìn thấy điều đó và nói: ‘Đã đến lúc phải đi.’”
Holly, một nhà làm phim tài liệu người Trung Quốc ở độ tuổi gần 30, nói với tôi rằng gần đây họ đã xin được thị thực vào Vương quốc Anh. “Điều quan trọng nhất đối với tôi là sự tự do. Khả năng lựa chọn và kiểm soát mọi thứ xung quanh mình”, Holly nói. Trước đây, họ có những nghi ngại về việc rời khỏi Trung Quốc: “Tôi cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ. Nhưng sau cuộc phong tỏa và sau khi bạn bè của tôi rời đi, tôi đã nghĩ, ‘Chà, đôi khi chúng ta có thể tự chăm sóc bản thân mình.’”
Một buổi chiều, tôi đợi ở cổng phụ của Đại học Bắc Kinh, nơi có một rào chắn kim loại được canh gác bởi một người bảo vệ đang buồn ngủ trong trạm gác. Thời kỳ đại dịch, Trung Quốc đã đóng cửa các cơ sở trường đối với người ngoài và việc mở cửa trở lại diễn ra rất chậm. Người bảo vệ xem xét tỉ mỉ danh sách những người đến thăm cho đến khi tìm thấy tôi, chỉ vào camera chụp khuôn mặt tôi rồi cho phép tôi đi qua. Tôi đến đó để gặp Jia Qingguo, cựu trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế. Tại văn phòng của mình, anh ấy nói với tôi rằng sự khan hiếm của du khách nước ngoài còn hơn cả COVID; trường đại học ngày càng miễn cưỡng cho phép các phóng viên nước ngoài vào. Có một thời gian, anh ấy gần như hoản toàn ngưng trả lời các yêu cầu phỏng vấn. “Tôi không biết phải làm gì nên không trả lời,” anh ủ rũ nói. “Tôi không biết bây giờ họ đang nghĩ gì về tôi.”
Jia cảnh báo về xu hướng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất, về khinh khí cầu của Trung Quốc bị bắn rơi trên lãnh thổ Mỹ, về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Mỹ, về tâm trạng u ám ở Bắc Kinh. Ông nói: “Nếu bạn gộp những điều này lại với nhau, nền kinh tế và áp lực của Mỹ, thì rất nhiều người nghĩ rằng vấn đề hiện tại của Trung Quốc là do Mỹ gây ra. Jia nghi ngờ rằng việc các chính trị gia Mỹ đang cố gắng có được cách tiếp cận cứng rắn nhất với Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu bạo lực. Ông nói: “Vào đầu năm tới, chúng ta sẽ có cuộc đua Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra sôi nổi. “Mọi người đang rất bi quan.”
Cảm giác hổ tương lẫn nhau. Tổng thống Joe Biden đã cử một loạt quan chức Nội các đến hàn gắn mối quan hệ, ngay cả khi các nhà phê bình Đảng Cộng hòa phàn nàn rằng các chuyến thăm có vẻ cần thiết và Bộ Ngoại giao cảnh báo những người Mỹ bình thường nên xem xét lại việc đến thăm Trung Quốc, với lý do nguy cơ “giam giữ trái pháp luật” ngày càng tăng. Ở Washington, sự ác cảm lẫn nhau đặt ra một câu hỏi khó khăn: Liệu một Trung Quốc đang trì trệ có nhiều hay ít khả năng xảy ra chiến tranh với Mỹ?
Câu trả lời có thể phụ thuộc vào quỹ đạo suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế học thường đồng ý rằng những năm bùng nổ đã qua, nhưng họ không đồng ý, ngay cả trong cùng một cơ sở, về việc mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ như thế nào. Tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, chuyên gia về Trung Quốc Nicholas Lardy kỳ vọng tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định; ông chỉ ra rằng nhập khẩu đang phục hồi và các công ty Internet đang tuyển dụng trở lại, đồng thời sự sụt giảm tài sản không làm suy yếu hệ thống tài chính. “Các ngân hàng có thể vượt qua cú sốc đó,” ông nói. Nhưng Adam Posen, chủ tịch viện, đã dự đoán những vấn đề lâu dài. Ông lưu ý, về mặt lịch sử, những nhà độc tài—như Hugo Chávez, Orbán, và Putin—có xu hướng đạt được mức tăng trưởng cao trong một thời gian, nhưng cuối cùng, việc sử dụng vũ lực và thiên vị thất thường của họ đã tạo ra một xã hội thất vọng và thận trọng. Những công dân không thể bầu lãnh đạo của mình sẽ phải tích trữ tiền mặt hoặc gửi ra nước ngoài. Tập, so với những nhà độc tài khác, có một nền kinh
tế lớn hơn rất nhiều, nhiều chức năng hơn, nhưng động lực thì giống nhau; Theo quan điểm của Posen, chính sách không-COVID là “một điểm gần như không mang lại lợi ích gì cho hành vi kinh tế của Trung Quốc”.
Với kịch bản u ám hơn, Trung Quốc phải đối mặt với “Nhật Bản hóa”, lực lượng lao động bị thu hẹp, mất đi sự tăng trưởng trong nhiều thập kỷ. Điều đó có thể tránh được bằng những thay đổi chính sách nhanh chóng, mang tính quyết định, nhưng Cai Xia, giáo sư tại Trường Đảng ưu tú Trung ương đến khi bà từ chức và chuyển ra nước ngoài vào năm 2020, nói với tôi rằng các quản trị viên cấp trung đã trở nên tê liệt vì lo ngại về một chính sách nhầm lẫn. Bà nói: “Các quan chức đang ‘nằm bẹp’. “Nếu không có chỉ đạo từ trên xuống thì sẽ không có hành động từ dưới lên”. Cũng khó có khả năng thay đổi sẽ được lấy cảm hứng từ nước ngoài. Một nhà ngoại giao Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng chính phủ khó chịu trước việc người phương Tây rao giảng cải cách. “Chúng tôi sẽ bám sát kế hoạch của mình,” ông nói. “Người Trung Quốc rất bướng bỉnh,” ông mỉm cười thật tươi nói thêm, “Các nguyên tắc quan trọng hơn lợi ích hữu hình.”
Nhà kinh tế học Xu Chenggang nói với tôi rằng ông coi các nhà lãnh đạo hiện tại của Đảng là những “người theo chủ nghĩa chính thống” chính trị, những người mù quáng trước những rủi ro của học thuyết cứng nhắc. Xu đã giành được giải thưởng kinh tế hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2013, và 4 năm sau, ông rời Đại học Thanh Hoa, nơi một bầu không khí khắt khe về ý thức hệ đã hình thành. Ông hiện là nhà nghiên cứu tại Stanford.
Trong những năm bùng nổ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhanh chóng về công nghệ nhờ sử dụng đầu tư và đào tạo nước ngoài, cũng như các quy định yêu cầu “chuyển giao công nghệ”. Nhưng Hoa Kỳ đã thu hẹp các kênh đó: các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các chip tiên tiến và Biden đã ban hành lệnh hành pháp cấm các nhà đầu tư tài trợ cho sự phát triển A.I. Đáp lại, Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố tham vọng của Trung Quốc là đạt được “sự tự chủ và sức mạnh về khoa học và công nghệ”. Xu nghi ngờ. “Ở Mỹ, bạn có một rừng cạnh tranh tự do, hàng chục phòng thí nghiệm cạnh tranh – không ai biết điều gì sẽ xảy ra,” ông nói. “Nhưng chế độ Cộng sản sẽ không cho phép điều này. Đó là vấn đề then chốt.” Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào hai nỗ lực thất bại nhằm xây dựng các xưởng đúc chip tiên tiến; Các chatbot Trung Quốc đã phải vật lộn để cạnh tranh với ChatGPT, vì Đảng áp đặt các quy định yêu cầu họ phải duy trì “các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa”. (Nếu bạn hỏi ERNIEBot, một phiên bản ChatGPT của Trung Quốc, liệu Tập Cận Bình có thực dụng hay không, họ sẽ trả lời: “Hãy thử một câu hỏi khác.”)
Ở Washington, quan điểm ngày càng phổ biến trong những năm gần đây là Tập Cận Bình sẽ đáp trả sự tăng trưởng chậm hơn bằng sự gây hấn lớn hơn, bao gồm cả khả năng xâm lược hoặc phong tỏa Đài Loan. Trong cuốn sách “Khu vực nguy hiểm” xuất bản năm 2022, các học giả Hal Brands và Michael Beckley đã phổ biến một lý thuyết gọi là “Trung Quốc đỉnh cao”, cho rằng đất nước này đang “mất niềm tin rằng thời gian đang ủng hộ mình” và có thể mạo hiểm gây ra cuộc chiến tranh mà “chủ nghĩa dân tộc là chiếc nạng chống cho một chế độ bị tổn thương.” Một quan điểm liên quan, được người Hoa ở nước ngoài ưa chuộng, cho rằng Tập có thể tấn công Đài Loan để nâng cao vị thế của mình trong nước và để tự bảo vệ trước sự trả thù do sự tàn bạo của ông ta.
Nhưng lý thuyết “chiến tranh nghi binh” vấp phải sự hoài nghi từ một số chuyên gia về quân đội Trung Quốc. M. Taylor Fravel, giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh của M.I.T., người đã thực hiện nghiên cứu toàn diện đầu tiên về tranh cãi lãnh thổ của Trung Quốc, nói với tôi: “Trung Quốc không những không tham gia vào các hoạt động đánh lạc hướng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc bất ổn mà còn thường xuyên trở nên quan tâm hơn đến hòa giải.” Khi Trung Quốc bị cô lập sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, Đặng đã nói với các đồng nghiệp hãy “bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh hơn nữa”, đồng thời ông đã hàn gắn các mối quan hệ đang gặp rắc rối với Indonesia, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam. Không ai biết liệu Tập có đi theo khuôn mẫu của Đặng hay không, nhưng Fravel cảnh giác với tâm trạng ở Washington, như ông nói, “dù Trung Quốc trỗi dậy hay sụp đổ, một số người sẽ nói rằng họ sẽ trở nên hung hăng hơn”. Cố khai thác sự yếu kém kinh tế của Trung quốc có thể tác dụng ngược, ông nói: “Nếu Trung Quốc tin rằng mọi người đang lợi dụng sự bất an của họ - đặc biệt là đối với những điều họ quan tâm đặc biệt - thì họ có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn để khôi phục uy tín cho vị thế của mình. ”
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội năm nay, các quan chức quốc phòng và tình báo Hoa Kỳ cho biết họ không thấy bằng chứng nào cho thấy Tập Cận Bình có kế hoạch tấn công Đài Loan. Theo hầu hết các nhận định, nguy cơ trước mắt lớn hơn là căng thẳng gia tăng ở Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan có thể gây ra một vụ va chạm vô tình dẫn đến chiến tranh. Sau khi bà Nancy Pelosi đến thăm hòn đảo này, vào năm 2022, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quân sự đe dọa nhất trong nhiều thập kỷ. Wang Huiyao, cựu cố vấn cho nội các Trung Quốc và là người đứng đầu Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn ở Bắc Kinh, nhận thấy dấu hiệu của một vòng xoáy đi xuống của sự đối kháng lẫn nhau. Ông nói, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “cảm thấy họ bị khiêu khích. Tất nhiên, Mỹ đang nói: ‘Ồ, Trung Quốc đang thực hiện một cuộc đối đầu quân sự lớn khác – họ sẽ không bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực!’ Vì vậy, điều này tăng cường độ lẫn nhau, khiến mọi việc leo thang”.
Khi tôi gặp Nicholas Burns, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ông đã dự đoán về “một mối quan hệ cạnh tranh, đầy tranh chấp trong 10 đến 20 năm tới”, mặc dù ông nhận xét rằng các cuộc gặp cấp cao gần đây đã “mang lại sự ổn định hơn”. Burns dự đoán rằng Mỹ sẽ tiếp tục mang về nhiều chuỗi cung ứng hơn - một quá trình mà các chính trị gia gọi là "giảm rủi ro" - nhưng cảnh báo không nên theo đuổi động lực đó đến mức khiến hai xã hội mất tiếp xúc. Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ, số lượng sinh viên Mỹ ở Trung Quốc đã giảm mạnh từ vài nghìn vào năm 2019 xuống còn dưới 400 hiện nay. Ông nói: “Bạn cần vật dằn, và con người là vật dằn—sinh viên, doanh nhân, tổ chức phi chính phủ, nhà báo. “Không có kịch bản nào mà việc ly hôn giữa hai nước sẽ giúp ích cho chúng tôi”.
Đi bộ xuống bất kỳ con phố nào ở Bắc Kinh trước một ngày trọng đại trong lịch chính trị, bạn sẽ thấy vô số câu thần chú được in trên các áp phích và biểu ngữ màu đỏ rực rỡ. Thời đại của Tư tưởng Tập rất phong phú với những câu cách ngôn súc tích, đại để nhắc nhở công chúng một cách bí ẩn phải chú ý đến “Hai thiết lập”, “Ba mệnh lệnh” và “Bốn toàn diện”.
Ông Tập luôn nói thẳng thừng hơn trong riêng tư. Trong một bài phát biểu đằng sau cánh cửa đóng kín, ngay sau khi lên nắm quyền, ông đã đưa ra tuyên bố rõ ràng nhất về tầm nhìn của mình. “Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ?” ông hỏi, theo những trích đoạn được lưu truyền trong các đảng viên. Ông nói, một lý do là “lý tưởng và niềm tin của Liên Xô đã dao động”. Tuy nhiên, quan trọng hơn là “họ không có công cụ của chế độ độc tài”. Với sự hiệu quả bền bỉ, Tập đã bắt đầu củng cố niềm tin vào Đảng và xây dựng các công cụ của chế độ độc tài. Ông ấy đã thành công ở phần sau hơn phần trước. Ngày nay, niềm tin phổ biến nhất ở Trung Quốc là bất kỳ ai – từ những người có đức tin chân chính nhất đến những ông trùm can đảm nhất – đều có thể biến mất. Mùa thu năm nay, có bằng chứng mới: một vị tướng đầy quyền lực khác, bộ trưởng quốc phòng, Li Shangfu, đã không bao giờ đến dự cuộc họp mà ông dự kiến tham dự.
Một biên tập viên mưu mô đã đấu tranh với cơ quan kiểm duyệt trong nhiều năm nói với tôi rằng ngày càng nhiều người không muốn thế chấp quyền lợi của mình để đổi lấy mức sống cao hơn. Không đề cập đến tên Tập, viên biên tập cho biết, “Sử dụng một cách diễn đạt phổ biến trên mạng, ai cũng có lúc bị đấm bởi 'nắm đấm sắt'. Một số đã bị tan vỡ bởi bản sửa đổi hiến pháp năm 2018,” trong đó loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với Tập. “Đối với một số người, đó là cuộc tái tranh cử thứ hai. Và đối với số người khác, đó là sự đàn áp đối với ngành giáo dục hoặc công nghệ. Mỗi người có một điểm áp lực khác nhau.” Kết quả là xã hội không thống nhất trong những nỗi thất vọng của mình: “Sự thất vọng bị phân mảnh. Nó không sụp đổ hoàn toàn tại một thời điểm. Có một phần đang bị nứt vỡ ở đây và một phần khác đang bị nứt vỡ ở chỗ khác.”
Nếu sự thất vọng của công chúng tiếp tục gia tăng, luôn có khả năng nó sẽ tạo ra nhiều hơn một cuộc phản đối ngắn ngủi với những trang giấy trắng. Nhưng lịch sử cho thấy rất ít khả năng xảy ra đảo chính trong cung điện; kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân năm 1949, chưa có người đứng đầu Đảng nào bị cấp dưới phế truất. (Ba người đã bị các lãnh đạo Đảng lật đổ.) Hiện tại, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc khó có thể khiến Đảng bị tiêu diệt. Để bù đắp cho mối quan hệ ngày càng suy giảm với phương Tây, Trung Quốc đang dành nhiều sự chú ý hơn vào việc thực hiện các thỏa thuận ở Nam bán cầu. Hiện nước này xuất khẩu sang các nước đang phát triển nhiều hơn cả Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cộng lại.
Đối với tất cả những tham vọng hướng tới sự vĩ đại của Trung Quốc, nước này phải đối mặt với một cuộc đấu tranh mệt mỏi nhằm khôi phục niềm tin và sức sống của người dân nước mình. Sự trì trệ có thể qua đi, như đã từng xảy ra với Mỹ vào những năm 1980, hoặc có thể trầm trọng hơn, như đã xảy ra với Liên Xô trong cùng những năm đó. (Một thập kỷ sau, một trong những đế chế đó đã biến mất.) Bố vợ của Wuttke là Đại sứ Liên bang Nga đầu tiên tại Trung Quốc; tại một buổi tiệc chiêu đãi của Đảng năm 2011, bố vợ ông cảnh báo các đồng chí Trung Quốc về sự nguy hiểm của thói kiêu ngạo. “Chúng tôi đã nắm quyền được bảy mươi bốn năm. Bạn chỉ mới khoảng sáu mươi mốt thôi,” ông nói và nói thêm, “Mười năm qua là khoảng thời gian tồi tệ nhất.” Tính đến năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thời gian nắm quyền ngang bằng với Liên Xô. Tôi hỏi Wuttke rằng người Mỹ có thể hiểu sai về Trung Quốc từ xa như thế nào. “Thế kỷ 20 có thể là thế kỷ của nước Đức, nhưng chúng ta đã phạm sai lầm - hai lần,” ông nói. “Và thế kỷ 21 có thể là thế kỷ của Trung Quốc, nhưng giờ đây họ đang gặp rủi ro là điều này sẽ không xảy ra.” Tập, trong suy nghĩ của một số công dân thành đạt nhất của mình, đã lãng phí tiềm năng đó. Doanh nhân này nói: “Ai đó phải nói với người Mỹ rằng ý tưởng cho rằng Trung Quốc sẽ vượt qua họ đã chấm dứt. Anh chàng này đã kết thúc trò chơi đó.”
Một thập kỷ sau chiến dịch giành quyền kiểm soát hoàn toàn của Tập, ông đã đánh thức niềm tin của Trung Quốc, nhưng không phải theo cách ông tưởng tượng. Tôi đã nói chuyện với một cựu nhân viên ngân hàng, người đã chuyển gia đình anh ấy từ Thượng Hải đến Singapore, sau khi kết luận rằng kiến thức chuyên môn của anh về những người có quyền lực và tài chính của họ khiến anh gặp rủi ro. Anh nói: “Mặc dù tôi yêu Trung Quốc, nhưng quốc gia là một chuyện và chính phủ là một chuyện khác - đó là một nhóm cá nhân có quyền lực đối với đất nước một thời gian ngắn trong lịch sử vĩ đại”. “Tôi không có ý định lật đổ chính quyền, tôi cũng không có khả năng. Nhưng có những sự thật mà tôi tin rằng công dân Trung Quốc có quyền được biết. Tất cả chúng ta đều được giáo dục để nói: ‘Tốt hơn hết là nên im lặng.’ Nhưng điều này là sai. Khi thông tin không được lưu chuyển thì cả nước sẽ thụt lùi”.
Xu, nhà kinh tế học trốn khỏi Trung Quốc đã làm tôi ngạc nhiên khi mô tả kiểu tiến triển chính trị này là “sự khai sáng”. Anh giải thích rằng cha anh, một nhà vật lý và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị quản thúc tại gia hàng thập kỷ, nhưng chưa bao giờ mất niềm tin vào nhận xét của Albert Einstein: “Nhà nước được tạo ra cho con người, không phải con người (tạo ra) cho nhà nước. . . . Tôi coi nhiệm vụ chính của nhà nước là bảo vệ cá nhân và cho anh ta cơ hội phát triển thành một nhân cách sáng tạo.” Xu nói với tôi: “Trong lịch sử, người Trung Quốc không biết gì về chủ nghĩa hợp hiến hay nhân quyền. Tỷ lệ người biết được bây giờ còn ít, nhưng số người giác ngộ cũng không ít. Họ biết. Đó sẽ là phần của tương lai.”
Published in the print edition of the October 30, 2023, issue.
Evan Osnos là biên tập viên của tạp chí The New Yorker. Quyển sách xuất bản gần đây nhất của ông “Wildland: The Making of America’s Fury.”
|
|