SỰ ĐỔ MÁU ĐIÊN RỒ TẠI UKRAINE CỦA VLADIMIR PUTIN[1]


David Remnick
New Yorker March 7, 2022
 
 
 

Vladimir Putin đã có một bài phát biểu cay đắng và ảo tưởng từ Điện Kremlin trong tuần này, cho rằng Ukraine không phải là một quốc gia và người Ukraine không phải là một dân tộc. Putin ra lệnh thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ngay sau đó. Mục đích được tuyên bố là “phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa” này xuất phát từ ảo tưởng nước láng giềng bốn mươi triệu người, có chính phủ thân Đức Quốc xã được lãnh đạo bởi một Tổng thống gốc Do Thái, người được đắc cử với 70% phiếu bầu.

Giống như nhiều nhà độc tài già nua theo thời gian, Putin vẫn chỉ tự mình: oán hận hơn, cô lập hơn, đàn áp hơn, và tàn nhẫn hơn. Ông ta hoạt động trong một môi trường chính trị không có hòa khí, không có cố vấn đối lập. Kỹ xảo đình đám của ông ta — đặt những vị khách nước ngoài ngồi ở đầu đối diện của chiếc bàn dài hai mươi mét, làm bẽ mặt các giám đốc an ninh trước máy quay truyền hình — là sự pha trộn giữa “Chiến thắng của Ước muốn” và “Nhà độc tài Vĩ đại”. Nhưng không có gì hài hước trong kiểu hành xử của văn phòng ông ta. Khi Putin làm đổ máu khắp Ukraine và đe dọa làm mất ổn định châu Âu, thì chính Nga cũng chịu thiệt thòi khôn lường. Đồng rúp và thị trường chứng khoán Nga đã giảm giá. Nhưng Putin không quan tâm. Đôi mắt của ông ta chăm chú vào những vấn đề quan trọng hơn nhiều so với hạnh phúc của người dân Nga. Ông nắm toàn quyền chỉ huy quân đội lớn nhất châu Âu, cũng như ông nhắc nhở thế giới về một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Trong tâm trí Putin, đây là thời điểm, màn kịch chiến thắng lịch sử của ông, và cái giá khốn kiếp phải trả.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Putin lặp lại tuyên bố của ông rằng nhiệm vụ của Quân đội là ngăn chặn "sự diệt chủng" của người Ukraine đối với cộng đồng nói tiếng Nga ở quốc gia đó. Việc ông ta triển khai vũ khí xuyên tạc và lừa dối hầu như không phải duy nhất. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều kẻ phản động và lãnh đạo quân sự Đức, trong nỗi nhục nhã của mình, đã tuyên bố rằng họ không thua trên chiến trường; thay vào đó, những kẻ phản bội cánh tả, các chính trị gia quỉ quyệt, và trên hết, người Do Thái đã khuấy động tình trạng lao động bất ổn trong ngành công nghiệp vũ khí để phá hoại nỗ lực chiến tranh. Đây là truyền thuyết về Dolchstoss im Rücken, câu chuyện đâm sau lưng mà Hitler sử dụng để bôi nhọ Cộng hòa Weimar nói chung và người Do Thái nói riêng khi ông ta xây dựng sự ủng hộ cho phong trào phát xít của mình và một cuộc chiến khác.

Lịch sử không bao giờ là vấn đề ổn định. Chính trường Mỹ không xa lạ với những tranh cãi gay gắt về quá khứ. Nhưng, khi một kẻ độc tài là người tường thuật duy nhất của văn khố quốc gia, lịch sử sẽ trở thành mục tiêu công cụ của chính sách và kiểm soát. Điều này đã xảy ra từ lâu ở Nga. Vào năm 1825, Sa hoàng Nicholas I đã dập tắt cuộc nổi dậy Tháng Mười hai và sau đó tìm cách xóa dữ kiện này khỏi sử sách chính thức, vì sợ cuộc nổi dậy sẽ lặp lại. Vào năm 1928, số ít những học giả về tự do dưới thời Đảng Cộng sản đã biến mất, khi Hội nghị toàn thể các nhà sử học Mác xít tuyên bố rằng nhà sử học chính của Liên Xô là nhà độc tài Josef Stalin. Ông là tác giả giả thuyết của “Kratki kurs” - “Khóa học ngắn hạn” - trong đó mô tả toàn bộ lịch sử nhân loại đã dẫn đến không gì lay chuyển được cuộc cách mạng và Đảng Cộng sản như thế nào; tất cả các đối thủ Bolshevik của ông ta đều là “đội quân lùn kém cỏi Bạch vệ có sức mạnh không hơn ruồi muỗi.” Không được phép có lựa chọn thay thế nào cho “Khóa học ngắn hạn”.

Năm 1956, Nikita Khrushchev đã thực hiện một bước nhằm khôi phục lại lịch sử. Trong bài phát biểu được gọi là bí mật trước ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông chỉ trích Stalin đã tiến hành thanh trừng các đảng viên, chuẩn bị không đầy đủ cho chiến tranh với Đức Quốc xã, lưu đày và đàn áp các dân tộc thiểu số một cách tàn nhẫn. Những nhận xét của Khrushchev, mặc dù được che giấu trước dân chúng, đã dẫn đến sự “tan băng” trong thời gian ngắn và dẫn đến việc trả tự do cho nhiều nghìn tù nhân chính trị Liên Xô.

Nhưng phải đến khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Điện Kremlin mới mở ra một cuộc thảo luận thực sự về quá khứ. “Ngay cả bây giờ, chúng ta vẫn gặp phải những toan tính phớt lờ những câu hỏi nhạy cảm về lịch sử của mình để che đậy chúng,” Gorbachev nói, vào năm 1987, trong một bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười. “Chúng ta không thể đồng ý việc này. Đó sẽ là sự coi thường sự thật lịch sử, không tôn trọng ký ức” của những người bị trù dập.

Bài phát biểu đó tỏ ra sắc sảo và biến hóa. Gorbachev báo hiệu rằng đã đến lúc phải xem xét lịch sử của Liên Xô, bao gồm cả "các thể thức ngoại giao bí mật" trong hiệp ước giữa Stalin với Hitler, mở đường cho việc sáp nhập các nước Baltic và sự xâm lăng tàn bạo vào Ba Lan. Gần như chỉ qua một đêm, các công dân Liên Xô đã biết được các quyết định đã được tạo ra như thế nào để xâm lược Budapest năm 1956, Praha năm 1968, và Kabul năm 1979. Một trong những bước ngoặt của thời đại Gorbachev là việc thành lập, vào năm 1989, Đài tưởng niệm (Memorial), một tổ chức có nhiệm vụ khám phá lịch sử Liên Xô và các kho lưu trữ của nó, đồng thời duy trì các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Chế độ của Putin, vận động chống lại xã hội dân sự, đã dứt khoát chỉ định Memorial là một "đặc vụ nước ngoài" và ra lệnh đóng cửa tổ chức này.

Putin, người đổ lỗi cho Gorbachev vì đã làm ô uế danh tiếng và sự ổn định của Liên Xô, và Boris Yeltsin, nhà lãnh đạo kế nhiệm ông, vì đã phục vụ phương Tây và không kìm hãm được việc mở rộng Nato, sùng bái sức mạnh là tất cả. Nếu ông ta phải bóp méo lịch sử, ông ta sẽ làm. Là một người vốn là một sĩ quan của K.G.B., Putin cũng tin rằng âm mưu của nước ngoài là căn nguyên của mọi cuộc nổi dậy phổ biến. Trong những năm gần đây, ông coi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Kyiv và Moscow là công việc của C.I.A. và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và do đó yêu cầu phải tiêu diệt. Cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa chống lại Ukraine này là một phần mở rộng của định hướng đó. Tuy nhiên, không phải lần đầu tiên, cảm giác tin tưởng đã chứng tỏ sự tự mãn của bản thân. Cuộc tấn công của Putin vào một quốc gia có chủ quyền không chỉ giúp phương Tây thống nhất chống lại ông ta; nó đã giúp thống nhất Ukraine. Điều đe dọa Putin không phải là vũ khí của Ukraine mà là quyền tự do của Ukraine. Cuộc xâm lược của Putin gắn liền việc tức giận từ chối sống với sự tương phản giữa hệ thống đàn áp mà ông ta hành xử ở quê nhà và khát vọng về tự do dân chủ vượt qua biên giới.

Trong khi đó, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, đã cư xử với nhân phẩm sâu sắc mặc dù ông biết rằng mình là mục tiêu bắt giữ, hoặc tệ hại hơn. Nhận thức được những lời nói dối đang làm điên đảo các phương tiện truyền thông chính thức của Nga, ông đã lên truyền hình và nói bằng tiếng Nga, cầu xin những công dân Nga bình thường đứng lên bảo vệ sự thật. Ngay tức khắc. Hôm thứ Năm, Dmitry Muratov, biên tập viên của tờ báo độc lập Novaya Gazeta, đồng thời là người đoạt giải Nobel Hòa bình, nói rằng ông sẽ xuất bản số tiếp theo bằng tiếng Nga và tiếng Ukraine. “Chúng tôi đang cảm thấy xấu hổ cũng như đau buồn,” Muratov nói. “Chỉ phong trào phản chiến của người Nga mới có thể cứu được sự sống trên hành tinh này”. Như thể là tín hiệu, các cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến của Putin đã nổ ra ở hàng chục thành phố của Nga. Bất chấp lệnh thanh toán của chế độ, các nhà lãnh đạo Đài Tưởng niệm, họ nói cuộc chiến ở Ukraine, sẽ ghi nhận như "một chương đáng hổ thẹn trong lịch sử Nga."

 
 

Hồ Lạc Hồng dịch

___________________________________________
[1] Putin’s Bloody Folly in Ukraine_David Remnick_NewYorker March 7, 2022