|
Sáng sớm khi Lưu Bằng xuống đò dọc và đò vừa ra khỏi bến, chàng nhìn lại bờ sông thấy một toán lính bao vây căn nhà trọ. Lưu Bằng đoán biết là bọn lính được mật báo nên đã đến định bắt Thiên Phụng nhưng Thiên Phụng và hai đồng đạo đã bỏ phòng trọ ra đi trong đêm. Hai người cùng đi với Thiên Phụng chính là cha cố An-tôn Giáo và Lục Hổ.
Khi con đò chở Lưu Bằng từ làng Son đến làng Cúc nghĩa là đi được nửa đường về Thiên Lương, đò ghé vào bờ cho mấy người khách xuống và nhận thêm mấy người nữa, Lưu bằng thấy trong số những người mới lên đò có Thiên Phụng nhưng cả hai vờ như không quen biết. Khi đến bến đò Thiên Lương, mọi người cùng xuống, chàng có ý muốn báo sự việc sáng hôm ấy ở phòng trọ tại bến đò làng Son, nhưng chỉ trong một thoáng, chàng không còn thấy bóng dáng Thiên Phụng và hai người kia đâu nữa. Lòng buồn bã chàng xách tay nải, lững thững đi bộ về nhà. Lúc ấy mặt trời đã xế bóng.
Phần Cha cố An-tôn Giáo, Thiên Phụng và Lục Hổ đến Thiên Lương, liền ra khỏi huyện lỵ ngay, nhờ một đò ngang chở qua sông, đi thêm một đoạn rồi vào một miếu hoang giở cơm nắm ra ăn, nghỉ ngơi chờ trăng lên đi tiếp. Ba người đi theo con đường mòn dẫn vào con đường từ bến đò Thuận Mỹ lên chùa Phổ Minh, ở một ngã tư cách ngôi chùa của Khắc Tứ chừng một dặm đường. Từ đây họ chia làm hai ngã, Lục Hổ đi với cha cố ngang qua chùa Phổ Minh. Còn Thiên Phụng đi một mình theo con đường vòng xa hơn qua bản Mường nơi Bá Cương lấy vợ, nhưng chàng không rõ là bộ tộc nào, vì ngoài bộ tộc Chồn hương và Báo đốm còn có những bộ tộc khác. Điểm gặp nhau ba ngày sau là một bản thượng của người dân tộc nơi có một nhóm giáo dân. Họ phải tạm lẩn tránh trước cuộc bách hại khốc liệt này do Tán lý quân vụ Dương Lý chỉ huy.
Chiều hôm ấy Khắc Tứ trong lòng phấn chấn lạ lùng. Tuy ăn mặc như một nhà sư nhưng vì là một chủ chùa nên sư trụ trì vốn là người em thúc bá miễn cho Tứ việc ăn chay trường, thỉnh thoảng khi thèm Tứ có thể ăn mặn, kể cả việc “ngủ mặn”. Tóm lại Tứ mặc áo nhà sư nhưng theo luật dành cho cư sĩ tại gia. Buổi chiều trời mưa lất phất, sương chiều giăng kín một vùng sơn cước trong một màn trắng đục. Bóng cây cối, núi đồi mờ dần trong sương và trong màn đêm đang buông xuống. Một sự trống trải tràn ngập trong lòng Tứ và những lúc như thế này, tâm hồn Khắc Tứ như một khoảng không gian dày đặc sương mù, tuy không còn nhìn thấy gì trong sương nhưng người ta có thể nghe tiếng đổ ì ầm của thác nước. Đó là dòng thác ái dục luôn mãnh liệt và cường bạo trong lòng Tứ. Cô nhân tình – không chỉ có một – mà Tứ gởi vào tu trong chùa nữ cách đó một dặm đường nửa tháng nay bận việc gì đó không thấy đến để cùng Tứ vui vẻ, nhưng lúc nào Tứ cũng có bên mình Thanh Hạc.
Sau khi được tin Bá Cương báo Lưu Bằng chết trong rừng sâu, Thanh Hạc đành phải chấp nhận sự bảo bọc của Khắc Tứ vì cái thai của nàng với Lưu Bằng ngày một lớn dần. Và nàng đương nhiên trở thành người tình lén lút của Khắc Tứ vì trong suy nghĩ ngạo mạn của Tứ, kể từ lúc nàng khước từ lời cầu hôn trước đây của Tứ, nàng không còn xứng đáng là vợ Tứ. Tứ cho cất căn nhà nhỏ này dưới chân đồi gần chùa để lui tới với nàng. Chỉ đến khi Thanh Hạc gần đến ngày sinh nở, Tứ mới cho chị Út đến ở chung với nàng, để giúp nàng lúc lâm bồn. Sau khi nàng sinh xong được hai tháng, Tứ đưa chị Út vào chùa nấu ăn cho các sư. Thời gian trôi qua nhanh quá, thằng bé Phụng Minh nay đã được gần năm tháng tuổi.
Đến giờ hợi, Khắc Tứ khoác lên người một cái áo choàng dầy, mở cánh cửa bằng gỗ, ẩn trong đám dây leo rồi đi xuống theo con đường nhỏ đến căn nhà nhỏ dưới chân đồi mà lần lên chùa Phổ Minh, Lưu Bằng đã nhìn thấy với một cảm giác lạ lùng. Thanh Hạc sống với thằng bé sống trong căn nhà ấy. Tối nay, nàng đặt thằng bé vừa mới ngủ vào cái thúng nan mà nàng dùng làm nôi, giữa cái khăn bông và trên cái gối nhỏ xíu. Cái nôi kỳ lạ ấy đặt trên một cái sạp nhỏ gần giường vì mấy tháng nay mỗi lần đến với nàng tìm lạc thú, Khắc Tứ bắt nàng phải cho thằng bé xuống đất, sợ đè lên nó.
Lúc này Tứ đang gõ nhẹ vào cửa và với cách gõ ấy nàng thất thần biết ngay là Khắc Tứ. Nàng không bao giờ có lạc thú trọn vẹn với Khắc Tứ vì nàng luôn cảm thấy có lỗi với Lưu Bằng cho dù chàng đã chết. Vả lại Khắc Tứ coi nàng như một vật sở hữu, một người nữ tù của hắn. Linh tính báo cho nàng biết anh nàng đã đến tìm nàng nhưng Khắc Tứ đã giấu nàng việc đó. Và đôi khi qua thái độ của Tứ, nàng biết hắn khinh khi nàng nhưng vẫn lợi dụng thân xác nàng cho bỏ ghét.
Cửa mở ra, Tứ biết ngay thằng bé đã ngủ. Cài cửa xong, hắn quay lại ôm chặt lấy Thanh Hạc như con trăn giữ mồi, hôn hít da thịt thơm hương nhài của nàng, hai bàn tay hắn cào cấu trên lưng và đôi mông nàng và mau lẹ cởi bỏ y phục của nàng, bế nàng lên giường đặt trên chiếc chiếu hoa. Làn da của nàng nổi trên mặt chiếu một ánh sáng mờ nhạt với những đường nét diễm lệ kỳ ảo. Rồi Tứ lùi lại cởi cái áo choàng đi mưa ném vào một góc, trút bỏ y phục bên trong và lao vào Thanh Hạc. Nàng thấy giữa hạ bộ hắn một con rắn đỏ ngầu cứng đơ đang phóng vào giữa hai đùi nàng. Một nỗi sợ hãi khiến nàng phải nhắm chặt mắt mình lại và trong khoảnh khắc con vật ghê sợ đã chui vào nàng, ấn sâu và không ngừng lui tới để xâm nhập sâu hơn vào thân thể nàng từ cái hang “cắc cớ” ấy. Lúc đó hình ảnh Lưu Bằng hiện ra trong mắt nàng giúp nàng chịu đựng và tìm lại dư vị niềm hạnh phúc ngày xưa. Một khoái cảm muộn màng đến làm nàng dễ chịu và trong một lúc thả hồn về ngôi nhà nhỏ ở Thiên Tường với Lưu Bằng, nàng nghe tiếng kêu bị nén lại của thằng bé, trong lúc Khắc Tứ không ngừng mút cắn da thịt nàng từ mặt đến căïp vú mềm mại còn căng sữa làm một dòng sữa trắng trào ra trên với đôi núm đỏ hồng. Một lúc sau Khắc Tứ kêu lên đắc thắng trong chấn động sau cùng làm nàng cũng bật ra một tiếng thở dài.
Khi Khắc Tứ buông nàng ra, nàng nhớ lại tiếng kêu của thằng bé vội ngồi ngay dậy mặc đồ vào và chạy đến nôi. Trên mặt cái nôi, áo choàng của Tứ đã phủ kín khi Tứ vô tình cởi ra, ném bỏ. Nàng hất cái áo choàng ra và bế con lên, thằng bé đã bất động, thân thể nó tím ngắt và không còn hơi thở. Nó đã chết ngạt. Nàng ôm nó quỳ sụp xuống đất kêu gào khóc lóc, quay lại nói với Khắc Tứ:
– “Cút đi, anh giết chết con tôi rồi…”
Thấy thằng bé đã cứng đơ tái tím như tượng gỗ, Khắc Tứ vội mặc áo chạy ra khỏi nhà nói vói lại:
– “Để anh gọi lương y trong chùa ra cứu nó.”
– “Tôi không cần các người nữa đâu,” nàng gào to rồi lại khóc lóc thảm thiết.
Lúc Khắc Tứ đi ra cánh cửa để mở, tiếng khóc nàng vọng ra đến đường cái giữa đêm đen mưa bay lất phất:
– “Con ơi, mẹ đã giết con rồi. Anh Bằng ơi, anh hãy tha tội lỗi này cho em…”
Lúc đó có hai bóng người đàn ông từ đường cái đi qua cánh cửa mở sẵn bước vào, một người chính là cha An-tôn nói với nàng:
– “Im nào, đừng khóc nữa để tôi cứu nó xem.”
Rồi giật thằng bé trong tay bà mẹ, cha An-tôn đặt nó nằm ngữa lên bàn, ông lấy xâu chuỗi vắt ngang qua người nó, làm dấu thánh giá và bắt đầu cúi xuống thổi hơi vào miệng và lỗ mũi thằng bé. Lúc đó người thanh niên đi theo là Lục Hổ quỳ gối ngước đầu lên trời lâm râm cầu nguyện. Một lúc sau, khi mồ hôi đã bắt đầu ướt đẫm vầng trán rộng của cha cố, thằng bé bật ra một tiếng khóc nhỏ, đôi mắt khép hờ của nó mở ra đờ đẫn. Lúc ấy cha An-tôn vui mừng nói:
– “Tạ ơn Chúa, thằng bé đã hồi sinh.” Rồi quay lại người mẹ ông nói, “Đút cho nó uống tí nước nóng, nhớ đừng làm nó sặc, rồi bóp tay chân cho máu trong người chạy đều.”
Lúc hai người khách sắp ra đi, Thanh Hạc nói:
– “Cám ơn hai ông đã cứu cháu bé con tôi.”
– “Hãy cám ơn Chúa và Đức Mẹ, đừng cám ơn chúng tôi.” Cha An-tôn nói.
– “Lúc nãy tôi nghe chị kêu tên Lưu Bằng, vậy có phải chị là Thanh Hạc?” Lục Hổ nhớ lại và hỏi.
– “Vâng sao ông biết tôi và anh ấy?”
– “Chị không nhận ra tôi sao, tôi là Lục Hổ đã gặp anh Lưu Bằng để báo tin cô Tiên Hương chết đuối lúc anh ấy đang ở nhà chị.”
– “Trời ơi, sao tôi không nhận ra anh!” Thanh Hạc sửng sốt nói, rồi cô buồn bã nói tiếp, “Anh ấy đã chết trong rừng sâu, thằng bé này là con anh ấy.”
– “Không, anh Lưu Bằng vẫn còn sống. Mới hôm qua chúng tôi chứng kiến Thiên Phụng đã gặp anh ấy ở bến đò dọc làng Son. Bây giờ chúng tôi biết chỗ của chị rồi, chị cứ ở yên đây và trong vòng một tuần lễ tôi và anh Thiên Phụng sẽ đến đón chị. Chị chớ nói việc này cho ai biết nhé. Chúng tôi không thể ở lại lâu hơn nhưng phải đi ngay. Chị nhớ lời tôi dặn nhé.”
Nói xong Lục Hổ cùng cha An-tôn đi nhanh ra đường cái nhắm hướng núi đi tiếp, lúc đó trời mưa nặng hạt. Bóng họ nhạt nhoà trong đêm mưa. Một lúc sau, Khắc Tứ quay lại với một sư trẻ pháp danh Trí Quảng, sư này không phải là lương y trong chùa, vì sư lương y đã về nhà chữa bệnh cho mẹ. Vì thế, Tứ đành phải nhờ sư trẻ học trò của lương y theo mình đến nhà Thanh Hạc. Đường dốc và trơn trợt nên đi về gần nửa canh giờ. Thấy họ vào, Thanh Hạc nói:
– “Thằng bé đã hồi sinh rồi, sao hai người đến muộn thế?”
– “Đường trơn trợt khó đi quá, lương y lại về quê. Nhưng ai cứu chữa thằng bé hay nó tự hồi tỉnh?” Khắc Tứ hỏi.
– “Đức Bà áo xanh đã cứu chữa nó” Thanh Hạc đáp.
– “Đức Bà áo xanh nào?”
– “Đức Mẹ Đồng Trinh đấy.”
– “Cô chỉ nói vớ vẩn, tôi cấm cô nói như thế với tôi. Đức Mẹ nào ở đây. Hoặc số nó chưa chết hoặc nó chỉ mới ngất đi thôi và sau đó hồi tỉnh. Không có Chúa Mẹ gì cả. Cô nhớ đấy, tôi cấm cô …”
Thanh Hạc không tranh cãi nữa. Hai người đàn ông hoài nghi đứng xem xét một lúc rồi quay lại chùa. Ngày thứ tư, Khắc Tứ mò đến ban đêm, xin lỗi nàng về sự vô ý suýt làm chết thằng bé. Sau đó Tứ vừa năn nỉ vừa ép buộc nàng cùng Tứ hành lạc.
Sáng ngày thứ bảy, hai người đàn ông mặc áo dân tộc Tày dắt theo một con lừa trên có mấy bao cói trông như lá thuốc chữa bệnh mà họ thường bán cho người Kinh dừng lại cách nhà Thanh Hạc chừng hai mươi thước, một người ở lại trông lừa, một người bước qua sân trước nhà nàng. Nghe tiếng gọi, Thanh Hạc chạy ra và và nhận ra đó là Thiên Phụng, anh ruột của nàng. Hai anh em nhìn nhau sững sờ rồi ôm chầm lấy nhau và cả hai cùng khóc. Sau đó Thiên Phụng giải thích có Lục Hổ canh cửa ở ngoài đường cái và hôm nay là ngày rằm sư sải trong chùa bận rộn cúng kiến nên phải tranh thủ đi gấp để sau này còn gặp lại Lưu Bằng cho vợ chồng cha con sum họp. Thanh Hạc gom nhanh y phục và những thức cần dùng vào một túi vải bế thằng bé đang ngủ yên trong khăn ra khỏi nhà, đội cái nón cũ che mặt. Nàng không quên những món nữ trang mà Tiên Hương để lại và Lưu Bằng giao cho nàng cất giữ.
Khi Thanh Hạc đã ngồi yên trên lưng lừa. Thiên Phụng vứt lại hai bao lá thuốc giả vì bên trong chỉ là cỏ khô mà chàng đã ngụy trang như người dân tộc đi bán lá làm thuốc chữa bệnh. Và không chậm trễ họ đi men theo đường cái dưới những tàng cây lên miền ngược, ở những chỗ có làng mạc hay rừng thưa họ đi vòng vào làng hay vào rừng để có người đuổi theo cũng không ai thấy. Đến cuối buổi chiều họ đã đến bản làng người Tày và vào một nhà rông, Thanh Hạc thay y phục phụ nữ Tày. Suốt đêm đó hai anh em kể cho nhau nghe những niềm hạnh phúc và những nỗi khổ đau mà họ trải qua trong gần hai năm qua. Thanh Hạc và con nàng phải ở tạm trong bản làng chờ ngày Thiên Phụng đưa nàng về Thiên Lương gặp lại Lưu Bằng.
Tối hôm đó, để nữ đệ tử Lam Diệu nằm lại loã lồ ở một góc phòng mờ tối, thoả mãn sau một lần hành lạc, Khắc Tứ đến cửa sổ phòng mình nhìn xuống chân đồi và thấy căn nhà nơi Thanh Hạc đang ở tối om không một bóng đèn, lúc đó khoảng giữa giờ tuất. Tứ tự hỏi tại sao hôm nay Thanh Hạc tắt đèn sớm thế. Cô ấy vẫn thường thao thức rất khuya trong đêm.
Sau một lúc nghĩ ngợi và tự trấn an, Khắc Tứ quay lại thấy nữ đệ tử đã biến mất. Ni cô Lam Diệu này được một chùa nữ nhận làm đệ tử nhờ sự gởi gắm của sư trụ trì chùa Phổ Minh theo yêu cầu của chủ chùa Khắc Tứ. Không thấy Lam Diệu, Tứ biết ngay cô ả xuống phòng thuốc trong chùa để nói chuyện với sư trẻ Trí Quảng vì cô ả và sư Trí Quảng là hai người cùng quê. Có ngày Trí Quảng phải làm thuốc tới khuya để cung cấp thuốc cho mấy hiệu thuốc ở Thiên Tường. Đó là những mối quen của Khắc Tứ. Một canh giờ sau, Lam Diệu lại trở về phòng Khắc Tứ, họ lại cùng nhau hành lạc.
Trưa hôm sau, khi nữ đệ tử ra về hẹn mười hôm nữa sẽ xin phép sư cô trụ trì chùa nữ lại đến gặp “thầy”, đồng thời không quên cầm theo gói thuốc làm trụy thai mà Khắc Tứ đưa cho, Tứ vội vàng đi xuống căn nhà dưới chân đồi, hôm nay không thấy một bóng người. Tứ thấy trên bàn có để lại tờ giấy với dòng chữ có mấy chữ nho viết thiếu nét của Thiên Phụng: “Giữ đúng nghĩa vợ chồng, em phải về lại cùng anh Lưu Bằng vì anh ấy còn sống. Đáng buồn là sư đã giấu em điều đó. Ơn cưu mang của sư, em mong có dịp đền đáp. Thanh Hạc.” Đó là lời nói vĩnh biệt Khắc Tứ mà Thiên Phụng viết thay cho em mình. Đọc xong, Khắc Tứ nổi cơn thịnh nộ, xé nát tờ giấy rồi đập phá những gì đập phá được trong căn nhà như chén bát, lu, chậu. Và trong lúc một chân đạp bẹp cái thúng làm nôi cho thằng Phụng Minh, Tứ thống thiết gào lên một lời phạm thượng: “Ông trời khốn nạn ơi, tôi căm thù ông. Tại sao ông sinh ra tôi còn sinh ra thằng Lưu Bằng khốn kiếp và dâm đãng đó.” Rồi Tứ bỏ về chùa nghĩ bụng phải tìm một người nữ khác thay chỗ Thanh Hạc ở căn nhà ấy làm thành cái tổ uyên ương lâu dài của Tứ.
Thanh Hạc phải chờ gần hai tháng, anh nàng mới đưa nàng đến Thiên Lương để gặp lại Lưu Bằng vì khi đến bản Tày họ nhận được tin tức quân chúa Trịnh đang truy quét dư đảng nhà Mạc ở Thiên Lương và mấy vùng gần đó và việc canh tuần xét hỏi người lạ rất gắt gao.
Lúc đó, theo lệnh ngầm của Dương Lý, lính triều đình cũng đã mời quản gia Vũ Bính và con gái Thu Đán đến để hỏi “kho tàng mà Lưu ông dùng để tiếp tế cho bọn giặc Mạc chôn cất nơi nào”. Vũ Bính và con gái một mực nói họ không biết và trong lòng họ nghĩ buồn cho Lưu ông đã nuôi dưỡng Dương Lý như một “con khỉ dòm nhà”, một nhà nho bất nghĩa muốn chiếm đoạt của cải chôn giấu của Lưu ông.
Vì Thiên Phụng là tu sĩ đạo Gia-tô đang bị truy nã gắt gao nên khi lên đường đến nhà Lưu Bằng ở Thiên Lương, hai anh em Thiên Phụng và Thanh Hạc phải đóng giả như một đôi vợ chồng có con mọn.
Hơn nửa tháng qua từ khi Dương Liễu về lại Thiên Lương làm vợ Lưu Bằng sau một đám cưới khá linh đình, với nàng không ngày nào không là một ngày hạnh phúc và không đêm nào không là một đêm đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả những giấc mộng đẹp mà nàng mơ thấy trước đây khi thương nhớ và nghĩ đến Lưu Bằng.
Sáng nay Dương Liễu cùng Thu Đán ra đồng coi thợ cấy vụ đông xuân và lo cơm nước cho họ. Vừa nấu cơm trong chòi ruộng, nàng nhớ đến câu chuyện mà chồng nàng kể lại cuộc phiêu lưu của chàng từ chuyến đi thi mà nàng đã tiển đưa chàng đi từ bếán đò huyện thị. Lưu Bằng kể cho nàng nghe mối tình của chàng với Tiên Hương rồi với Thanh Hạc ở Thiên Tường và sau đó chàng gặp nạn trong rừng núi bản Mường nơi mà một sơn nữ đã hứa hôn thương mến chàng. Khi tai nạn xảy ra, Thanh Hạc tưởng chàng đã chết nên đã vội lấy chồng miền thượng du. Qua câu chuyện ấy, Dương Liễu biết mình là một trong số những phụ nữ đã bị con người hay nhân cách của Lưu Bằng cuốn hút và xem ra nàng là người may mắn nhất trong số đó. Thế nhưng trong số đó có Châu Linh không? Có lần sau lúc làm tình, nàng hỏi chàng:
– “Khi anh ở gần chị Châu Linh, chị ấy có bị anh ‘mê hoặc’ không?”
– “Anh không mê hoặc ai, dĩ nhiên có những lúc anh thấy mến Châu Linh và nghĩ cách trả ơn cô ấy?”
– “Anh có nhận thấy chị ấy có tình cảm gì đặc biệt với anh không?”
– “Hình như không. Lúc đầu chị ấy thờ ơ thậm chí còn ghét anh, sau đó bớt lạnh lùng và đối xử bình thường thế thôi.” Lưu Bằng phải nói dối.
– “Có khi nào anh từ chỗ mến mà anh muốn sự ‘trăng hoa’ với chị ấy không?”
– “Lúc đó cô ấy bảo: khi chưa thi đỗ thì chưa động phòng. Cắt ngang như thế ai mà cãi được.”
– “Chà, theo đúng bài bản của tích xưa nhỉ!” Dương Liễu cười khó hiểu nói.
– “Chứ sao, khi nhà nho đã viết tuồng tích thì hay hoặc dỡ lê dân cũng phải đóng vai cho đúng nếu không muốn bị khép tội phản đồ hay bất trung, bất hiếu.”
– “Biết đâu có người viết thành bài bản khác…”
– “Em nghĩ anh như thế với cô ấy sao?”
Bây giờ Dương Liễu không thể hoài nghi chồng nàng vì giờ đây ở huyện Thiên Thành mọi người đã khen Dương Lý, Châu Linh là “hoá thân” của Dương Lễ và Châu Long trong tích truyện. Và Lưu Bằng là một mẫu người biết bỏ con đường bê tha, xấu xa để trở về chính đạo để chuyên cần học tập thành tài, nên nàng nói ngay:
– “Không, lúc nào em cũng yêu anh và tin anh…”
– “Anh cũng yêu em…”
Rồi Lưu Bằng ôm lấy cái eo nhỏ nhắn của nàng còn chưa mặc lại y phục kéo sát vào người chàng. Chàng phải thầm phục sự khôn ngoan của Dương Liễu bởi tính đơn sơ, khiêm tốn và nhân từ của nàng. Trong khi anh nàng vì tham vọng đã mau chóng trở thành con người nhẫn tâm trước nỗi khổ của người bất hạnh. Bàn tay của Lưu Bằng đưa xuống phía dưới rốn nàng giữa hai đùi làm dư âm của khoái cảm lúc đầu hôm đột ngột tăng lên và mọi sợi dây vô hình trong người nàng lại rung động mạnh, để rồi sau đó họ lại cùng nhau trao ban lạc thú yêu đương và tận hưởng.
Lúc đó món canh chua nấu mẻ với củ chuối sôi trào xuống bếp kêu xèo xèo làm Dương Liễu trở về thực tại. Nàng còn nghe thấy tiếng Thu Đán trên bờ ruộng to mồm giục một thợ cấy chậm tay sắp bị hai người khác nhốt lại giữa những cây mạ vừa cấy xuống bùn của họ. Mặt trời đã lên cao, sắp đến giờ ăn trưa. Aên xong và nghỉ ngơi một lúc, các thợ cấy lại tiếp tục, đến xế chiều thửa ruộng sẽ cấy xong với những cây mạ xanh nhô lên đều đặn ken kín trên mặt nước bùn.
Sáng hôm ấy, khi mặt trời lên quá ngọn cao, có một đôi nam nữ bước vào cổng nhà Lưu Bằng. Người phụ nữ bế đứa bé bảy tháng tuổi theo sau người đàn ông cao ráo da ngăm đen, người này chào quản gia Vũ Bính đang tưới khóm hải đường và hỏi:
– “Có phải đây là nhà của tân khoa Lưu Bằng?”
– “Vâng, thế hai ông bà là ai để tôi vào thưa lại?”
– “Tôi là Thiên Phụng, bạn cố tri của tân khoa đến tìm gặp.”
Vũ Bính vào trong và ngay sau đó, Lưu Bằng chạy ra và vì không thấy mặt của Thanh Hạc bên dưới cái nón ba tầm nên chàng nói:
– “Hai người vào nhà đi.”
Chàng dẫn họ vào nhà qua một cái sân gạch nhỏ đến một gian nhà có kê một cái sạp gụ quay lại mời hai người cùng ngồi. Lúc đó Thanh Hạc đã bỏ nón ra làm Lưu Bằng kêu lên:
– “Thanh Hạc đấy phải không? Sao nãy giờ cứ im thin thít thế ?” Lưu Bằng vội nói. Rồi không thể nén cơn xúc động chạy lại nắm chặt lấy hai vai nàng. Nàng không thể nói được vì nàng khóc. Trong lúc Chàng hỏi tiếp:
– “Con em đấy phải không?”
– “Con của anh và em đấy.”
Lưu Bằng vừa mừng vừa kinh ngạc vì chàng vẫn luôn thương nhớ Thanh Hạc, rồi chàng nói với Thiên Phụng:
– “Ngồi cả xuống đây đi, bao nhiêu ngày tháng trôi qua có biết bao điều phải nói, để tôi dặn người nhà mấy việc đã…”
Chàng ra nhà sau nhờ Đỗ Trọng, chồng Thu Đán đem nước rửa mặt cho khách ra chỗ sân gạch, rồi nhờ bà bếp già vào chợ trong xóm mua thêm thức ăn để làm bữa cơm đãi khách. Khi chàng trở lại nhà trên, Phụng Thiên kể lại cho chàng câu chuyện giải cứu Thanh Hạc từ chùa Phổ Minh và hành trình gian khổ đến Thiên Lương. Trong lúc ấy, Thanh Hạc đặt bé Phụng Minh đang ngủ say xuống sạp gụ rồi nàng ra sân rửa mặt, vấn lại mái tóc sửa lại y phục cho gọn gàng, trước khi trở vào kể cho Lưu Bằng nghe những ngày nàng chờ đợi chàng về trong lúc nàng đã mang thai. Và sau cùng là hung tin chàng bị báo vồ trong rừng sâu, bấy giờ nàng phải nghe theo đề nghị của tú tài Phan Khắc Tứ lên chùa Phổ Minh và bị Tứ giấu làm của riêng. Có những lúc nàng nói trong tiếng khóc thổn thức. Lưu Bằng lắng nghe và nhìn chăm chăm vào thằng bé và biết nó là con mình.
Khi Đỗ Trọng chân thấp chân cao đem bình trà và đĩa trái cây ra, Lưu Bằng rót nước và mời anh em Phụng, Hạc uống trà và ăn ít trái cây. Sau cùng Lưu Bằng kể lại việc chàng bị nạn và được cứu trong rừng, khi về lại Thiên Tường chàng tưởng nàng đã có chồng khác, nên theo ý phụ thân lúc sinh tiền vì cha chàng đã yêu thương Dương Liễu và đã định trước cho chàng nên chàng đã kết hôn cùng Dương Liễu Nhưng chàng cũng nhấn mạnh rằng Dương Liễu sẽ cùng Thanh Hạc làm chị em một nhà với nhau vì nay mọi việc đã rõ ràng thông suốt và trời cao đã an bài để cả nhà sum họp.
Nghe Lưu Bằng nói, Thiên Phụng thật sự bối rối vì khi đưa Thanh Hạc lên bản Tày, chàng đã dạy đạo Gia-tô cho em và giờ đây Thanh Hạc đã là một tín hữu. Chàng cũng đã rửa tội cho thằng bé Phụng Minh, cháu chàng. Vả lại chàng không biết chuyện Lưu Bằng cưới Dương Liễu làm vợ. Nhưng trong hoàn cảnh này ai dám trách Lưu Bằng, và ai dám bảo Lưu Bằng phải một chồng một vợ theo đúng luật đạo? Mặt khác chàng không thể đem em gái mình đi khi bé Phụng Minh đã gặp được cha nó. Bây giờ chàng phải lo việc truyền giáo, Thanh Hạc ra khỏi nhà Lưu Bằng sẽ không có nơi nương tựa và rồi sẽ có những Khắc Tứ thứ hai thứ ba nào đó xông vào … Đang còn khổ tâm nghĩ ngợi, thì Dương Liễu và Thu Đán đã về. Nghe chồng nói, Thu Đán chạy vội ra, nhìn thằng bé đang ngủ rồi không sợ làm nó thức dậy bế nó lên vào lòng mình và nói:
– “Ôi, con cậu chủ giống bố như đúc… coi nó ngủ kìa dễ thương quá. Sao cháu không chịu thức dậy để chào mọi người…”
Nghe những lời Thu Đán nói mọi người có mặt đều vui mừng và cảm động. Thiên Phụng thở dài biết rằng mình không thể giữ đúng luật đạo cho em gái vừa mới được cải giáo. Rồi Lưu Bằng vào trong nắm tay Dương Liễu dẫn ra giới thiệu với mọi người. Thanh Hạc đứng lên chào Dương Liễu. Nàng ngồi xuống bên cạnh Thanh Hạc, cầm lấây bàn tay ngăm đen nhưng đẹp của Thanh Hạc hỏi thăm và an ủi một lúc lâu. Dương Liễu cũng bảo Thanh Hạc ở lại với mình cho có chị có em. Thanh Hạc gật đầu không nói. Sau đó mọi người dùng bữa tối vui vẻ.
Tối hôm đó, Dương Liễu bảo chồng qua phòng Thanh Hạc vỗ về an ủi cho cô ấy bớt sợ cảnh lạ bên chồng. Ngày mai Dương Liễu sẽ dậy sớm chỉ huy cánh đàn bà làm một bữa tiệc để Lưu Bằng cáo tế tổ tiên và để Thanh Hạc trình diện trước bài vị Lưu ông, Lưu bà cho phải đạo dâu con.
Đến khuya khi một mình cùng Lưu Bằng trong phòng, Thanh Hạc xin lỗi chàng vì nàng đã không chờ đợi ngày chàng quay về mà vội tin chàng đã chết trong rừng sâu. Nhất là đã nghe theo lời hù doạ của Khắc Tứ rằng nàng sẽ bị làng nước cạo trọc đầu bôi vôi vì không chồng mà chửa. Lưu Bằng khoan hoà đáp:
– “Anh không thể trách em được vì hoàn cảnh bức xúc lúc ấy. Có trách là trách Khắc Tứ biết anh còn sống mà không cho anh gặp lại em.”
– “Cám ơn anh đã không trách em. Em cũng không trách anh theo ý phụ thân đã cưới Dương Liễu, như thế anh chứng tỏ mình là người con có hiếu…”
– “Anh còn khen em nữa đấy…” Lưu Bằng cười nói.
– “Khen gì?”
– “Khen em rằng: Không chồng mà chửa mới ngoan, Có chồng mà chửa thế gian chuyện thường.”
– “Ghét anh quá, anh chọc em… mà cũng tại anh cả.”
Rồi Lưu Bằng kéo Thanh Hạc vào lòng âu yếm. Một lúc sau, khi gối đầu trên tay Lưu Bằng, Thanh Hạc thỏ thẻ nói sẽ lấy một món nữ trang của Tiên Hương để lại tặng cho Dương Liễu, đánh dấu ngày họ thành chị em. Dương Liễu dù nhỏ tuổi hơn Thanh Hạc nhưng về mặt lễ nghĩa vẫn là vai chị. Lưu Bằng đồng ý ngay, sau đó chàng nghe nàng kể lại giấc mộng nàng thấy khi họ còn sống chung ở Thiên Tường, trong căn nhà nàng ở xóm Cồn. Giấc mộng nàng và chàng ở đập nước, chàng cố gắng đóng lại cửa cống và chạy đếán cùng nàng đang đứng giữa trời nước mênh mông và khi chàng chạm tay nàng, nước đổi màu xanh ngọc của nước biển… Trước đây nàng chưa có dịp kể lại giấc mộng này cho chàng. Khi câu chuyện chấm dứt, nàng cũng chìm vào giấc ngủ. Biết Thanh Hạc mệt mỏi vì đi đường xa nên Lưu Bằng không miễn cưỡng, nhưng nửa đêm khi chợt tỉnh giấc điệp, nàng đã chồm người nàng lên trên khuôn mặt và bộ ngực trần của chàng tìm mùi da thịt mà nàng nhớ rất kỹ. Lưu Bằng cũng tỉnh giấc lấy tay ghì lấy lưng nàng cào nhẹ, đưa bàn tay xuống vuốt ve cái eo nhỏ và bờ mông nàng nở nang hơn sau khi đã sinh con, rồi cả hai lăn một vòng để tránh xa thằng bé. Họ đã đan vào nhau và đi vào nhau trong cơn động kinh đầy khoái cảm làm rung động toàn thân nàng mà chỉ có Lưu Bằng với động tác phi ngựa băng đồi mới đem lại cho nàng hay đúng hơn đánh thức từ chiều sâu của thân xác và tâm hồn nàng. Cả hai cùng rên rỉ một lúc lâu hoà với tiếng gió trong vườn và tiếng côn trùng trong đêm.
Cũng đêm đó, Thiên Phụng xin được ngủ chung chỗ với thằng Côi trong túp lều gần chuồng heo vì nếu có bị truy bắt, chàng sẽ dễ dàng mau lẹ thoát thân theo đường dẫn nước thải từ chuồng heo ra con lạch nhỏ chảy vào sông Mạ. Thằng Côi đã lên giường nằm quay vào vách nhìn bóng mình chờ giấc ngủ, hôm nay có người lạ nên nó chỉ nhìn mà không trò chuyện thở than với cái bóng đó. Thiên Phụng lặng lẽ quỳ gối rất lâu trên nền đất cầu nguyện và lần chuỗi. Có lúc chàng phủ phục người trên đất. Bỗng có tiếng chân thấp chân cao đến gần và gõ cửa. Thằng Côi ngồi bật dậy nhưng khi biết là Đỗ Trọng, chồng Thu Đán, nó nằm lại vờ như đã ngủ. Thiên Phụng mở cửa cho Đỗ Trọng vào nhà, trong lúc Chàng đóng cửa lại chàng không quên quan sát một lượt bên ngoài theo thói quen của người phải luôn lẫn trốn sự truy đuổi. Chàng thấy bóng của một người nữ giống như Thu Đán đến gần căn lều nghe ngóng rồi quay đầu lại mất hút trong đêm. Khi thấy sau đó mọi vật đều yên tĩnh, Thiên Phụng mới cài chặt cửa lại. Đúng là Thu Đán đã đến định “an ủi tinh thần và thể xác” cho thằng Côi vì tưởng thằng Côi ngủ một mình như mọi khi, nhưng khi biết trong lều có người lạ cô ta liền quay đầu lại đi mất.
Lúc đó, Đỗ Trọng đã ngồi xuống chiếu trải trên nền đất bên cạnh thằng Côi mà Trọng đã dựng đầu dậy, rồi với một vẻ trịnh trọng, anh ta rót một ly nước nguội mời Thiên Phụng và nói:
– “Chúng em biết anh là tu sĩ đạo Gia-tô nên có một câu chuyện này muốn hỏi anh vì không hiểu rõ thực hư ra sao. Hôm trước chúng em đi ăn lễ cúng thành hoàng ở đình làng. Lúc rót trà hầu các nhà nho chức sắc trong làng, chúng em nghe họ kể nhau nghe gốc tích của đạo Gia-tô như thế này: “Ngày xưa có một ông già râu tóc bạc phơ nhưng còn mạnh mẽ ở cùng con gái ông trên núi cao. Năm ấy trời khô hạn trên núi không có gì ăn, người cha già bảo con gái, ‘Không lẽ hai cha con ta ở đây chịu chết sao, bây giờ cha và con xuống núi tìm lương thực sống qua ngày, khi mùa mưa đến hãy về nhà’. Thế rồi hai cha con xuống núi mỗi người một hướng. Một tháng sau tình cờ họ gặp lại ở chân núi và không nhận ra nhau và trong một đêm mưa gió bão bùng họ đã ăn nằm với nhau và người con gái ấy sinh ra một con trai. Khi mùa mưa đến, họ quay về nhà lúc đó họ biết mình đã loạn luân nên người cha đầu tóc bạc phơ nhảy xuống vực thẳm tự tử. Đứa con sinh ra từ sự loạn luân ấy sau này bị quả báo phải bị quân của nước thù nghịch đóng đinh trên cây thập tự, chẳng phải để cứu chuộc ai cả …”
Chúng em chỉ nghe lõm bõm có thế nhưng luôn băn khoăn tự hỏi điều xấu xa như thế lại trở thành tín ngưỡng được sao và chẳng lẽ những người bị giết vì đạo lại chịu chết vì một điều vớ vẩn ấy hay sao. Nay gặp được anh là tu sĩ trong đạo, chúng em muốn hỏi cho ra nhẽ…”
Lắng nghe câu chuyện của Đỗ Trọng, Thiên Phụng phải thầm công nhận người đặt ra chuyện ấy phải là một nhà nho hay một ông sư có trình độ vì nó đưa ra một cách lý giải vừa xấu xa vừa thâm độc. Đó chính là kéo ông trời xuống vùi vào đống bùn nhơ bẩn vì một khi kéo những điều siêu nhiên xuống bình diện tự nhiên và lấy tự nhiên giải thích, người ta không chỉ chối bỏ những sự siêu nhiên mà còn biến nó thành điều ghê tởm. Thiên Phụng từ tốn nói:
– “Các cậu nói đúng đấy, ai dại gì chịu khổ, chịu tử đạo vì một điều trái luân thường như thế. Để các cậu biết đó là câu chuyện bịa đặt đầy ác ý thì tốt hơn hết tôi phải nói rõ gốc tích của đạo Gia-tô tông truyền hơn một nghìn năm nay. Các cậu có chịu nghe không?”
– “Vâng, xin anh cứ kể, nếu đêm nay chưa hết, tối mai ta sẽ tiếp tục.” Đỗ Trọng nhiệt tình nói.
– “Thế thì tốt quá. Trước hết phải biết vì sao nhà nho chống lại đạo Gia-tô, vì họ cho đạo nho là chân lý muôn đời kể từ khi các vua trọng dụng nho giáo và nhà nho góp công rất nhiều để gầy dựng các triều đại. Nhưng có những lúc vì được trọng dụng mà nhà nho chuyên quyền như chúa Trịnh, chúa Nguyễn hiện nay chèn ép những ông vua nhu nhược nhà hậu Lê. Và vì sợ bị mất những đặc quyền mà sự độc quyền về chân lý và về lãnh đạo đem lại nên các nhà nho đã tìm mọi cách để bách hại người theo đạo Gia-tô, sự bách hại này còn khủng khiếp gấp nhiều lần thời vua Lê Long Đỉnh bách hại sư sải Phật giáo mới du nhập, mãi đến khi nhà nho thấy trong Phật giáo có chỗ mình lợi dụng có ích cho mình mới thôi. Khi bách hại đạo Gia-tô, nhà nho không cần biết đạo này dạy người ta điều tốt đẹp nào và nó là đạo thờ Trời đúng đắn nhất. Sở dĩ như thế là vì khi được các vua trọng dụng, nho giáo đã thay thế đạo thờ Trời bằng đạo thờ vua để lấy lòng vua chúa khi họ được các vua trọng dụng. Sau đó cùng với những tật xấu của vua chúa, ông Trời cũng bị nhà nho vứt vào sọt rác. Vả lại nhà nho vốn không hiểu trời, vì công bình mà nói trí óc con người còn tư tâm tư dục không thể hiểu Trời được, bao lâu Trời chưa tỏ mình ra, con người không thể biết Trời, nếu có biết chỉ là cái biết mơ hồ và chập chờn, nếu thấy có lợi cho mình thì bỏ Trời luôn cũng được. Vì thế Trời tức Thiên Chủ hay Thiên Chúa đã chọn một dân tộc được tôi luyện qua nhiều thử thách làm dân riêng để tỏ mình ra và dạy họ đạo thờ Trời cùng ban cho họ những ơn lành phần hồn phần xác…”
Lúc đó thằng Côi buột miệng hỏi luôn:
– “Có phải đó là dân Tây Dương không anh?”
– “Không, người Tây Dương chỉ là những người theo đạo Gia-tô trước tiên mà thôi. Dân riêng ấy là dân Do Thái, cũng như Đức Phật không phải là người Hán tộc mà là người Ấn độ…” Thiên Phụng ngừng lại một lúc rồi nói tiếp, “Hôm nay anh chỉ nói đến đây thôi, ngày mai sẽ nói tiếp giáo thuyết trong đạo Gia-tô từ lúc khai thiên lập địa cho đến lúc Chúa Ki-tô chết trên cây thập tự để cứu chuộc mọi người, bây giờ phải nghỉ ngơi thôi.”
Lúc đó, Đỗ Trọng nói với thằng Côi:
– “Ừ quên mất, anh Thiên Phụng đi đường mệt mỏi phải để anh ấy nghỉ ngơi, với lại ngày rộng tháng dài mà…”
Sau đó mọi người đi ngủ, Thiên Phụng ngủ dưới đất trên chiếu, Đỗ Trọng và thằng Côi ngủ chung giường: hai người một là chồng thật của Thu Đán, một là chồng hờ ngủ bên nhau để đêm hôm đó Thu Đán phải nằm chèo queo một mình, nhột nhạt và trằn trọc mãi mới ngủ được.
Ngay hôm sau con dâu mới và cháu trai ra mắt tổ tiên họ Lưu. Dương Liễu bế thằng Phụng Minh xá mấy cái trước bàn thờ, nó ngơ ngác không hiểu sao phải bị lắc lư mấy cái trước bàn thờ trong tay một bà lạ. Sự ngạc nhiên làm nó không buồn khóc. Bữa tiệc sau đó càng thêm vui vẻ, có mời một vài láng giềng và người nhà Đỗ Trọng. Thiên Phụng tranh thủ nói riêng với Lưu Bằng chàng phải ở thêm ít hôm để dạy đạo Gia-tô cho Đỗ Trọng và thằng Côi. Lưu Bằng nghĩ ngợi một lúc rồi cũng đồng ý nhưng bảo bạn phải kín đáo để khỏi ảnh hưởng xấu đến em gái. Sau bữa ăn trong lúc cánh phụ nữ dọn dẹp, Đỗ Trọng và thằng Côi cùng nhau lấy gỗ đóng cho thằng bé một cái nôi đến xế chiều thì xong. Dương Liễu cũng bảo chồng phải đến ngủ phòng Thanh Hạc đủ bảy ngày rồi mới cho vào lại phòng nàng. Dẫu sao nàng cũng có được một hạnh phúc quá sự mong ước của nàng mà không phải trải qua thăng trầm khổ não như Thanh Hạc.
Mấy tối sau đó, Đỗ Trọng và thằng Côi đều có mặt đúng giờ để nghe Thiên Phụng dạy đạo. Khi chàng nói về “Bát Phúc” đến hai câu “Ai nghèo khó là người có phúc vì sẽ được Thiên Chúa xót thương…Ai khóc lóc là người có phúc vì sẽ được Thiên Chúa an ủi vậy”, thằng Côi oà khóc nức nở, nó nói:
– “Thì ra Chúa đã thương tôi từ bao giờ mà tôi không biết cả khi tôi bị người thế gian hất hủi…”
Sau đó Đỗ Trọng sờ vào cái chân què khóc theo. Thiên Phụng cũng trào lệ cảm. Rồi Đỗ Trọng hỏi:
– “Vậy phải chăng những người nghèo khổ, bệnh tật, đau buồn vì cuộc chiến điên cuồng giữa hai dòng họ giàu có nhất nước Trịnh- Nguyễn đều được Thiên Chúa yêu thương…”
– “Phải, Đức Chúa Trời đã yêu thương thế gian nhất là những người nghèo khổ đến nỗi đã ban Con Một của Người, để ai tin người Con ấy sẽ được cứu độ và được Người cho hưởng sự sống đời đời trước nhan thánh Chúa.”
Một sự thinh lặng hồi lâu sau đó. Cả không gian bao la của vũ trụ về đêm với trời sao và gió nhẹ như chú mục vào chỗ của ba người chờ đợi một sự bứt phá khỏi sự nặng nề của thân xác mỏng dòn để đến với nguồn ân sủng vô tận. Rồi với một giọng run run, Đỗ Trọng nói với Thiên Phụng: “Em tin Chúa và nhờ anh giúp em thành người theo đạo Chúa.” Đến lượt thằng Côi cũng nói như thế. Thiên Phụng lúc đó sắp xếp luôn như sau: chàng sẽ rửa tội cho Đỗ Trọng, có Thanh Hạc làm mẹ đỡ đầu, sau đó rửa tội cho thằng Côi lấy Đỗ Trọng làm cha đỡ đầu. Địa điểm thực hành nghi thức là bờ sông vắng vẻ nơi ngày xưa Lưu Bằng, Dương Lý và Dương Liễu thường hay ra câu cá và thời gian là giữa giờ ngọ lúc mặt trời trên thiên đỉnh.
Mọi nghi thức tiến hành tốt đẹp. Sau đó mấy ngày Thiên Phụng từ biệt Lưu Bằng đến Giang Tịnh nơi hẹn gặp với cha An-tôn và Lục Hổ, ở đó có một trường dòng trong nơi hoang vắng dạy các chủng sinh.
Một đêm, nhân lúc Đỗ Trọng ngủ say sau khi cầu nguyện, Thu Đán mượn ánh trăng lần đến chòi thằng Côi kêu nó mở cửa, lúc đó nó đang phủ phục cầu nguyện và đọc kinh. Nó đứng trong cửa sổ hỏi ra:
– “Ai đó?”
– “ Thu Đán đây, em đây, mở cửa cho em vào đi, hai tuần nay không gặp Côi, đây buồn lắm.”
– “Không vào được đâu, có tội chết. Mẹ Đán về với bố đỡ đầu của Côi đi. Từ nay Côi không cần mẹ an ủi phần xác, pbần hồn nữa đâu. Chính Chúa, đức Mẹ sẽ an ủi Côi, và sau này sẽ đến đón Côi về.”
– “Côi không còn yêu Đán nữa sao?”
– “Yêu thì sao nào?”
– “Côi phải biết Đán yêu Côi biết chừng nào. Đán nói thật đấy, nhiều lúc yêu Côi mà đây muốn hoá rồ.” Thu Đán năn nỉ, giọng như muốn khóc.
– “Thì cứ yêu đi, ai cấm, nhưng vào không được. Không bao giờ, vì từ nay Đỗ Trọng là bố đỡ đầu của Côi và cứ như trước là có tội với Chúa đấy. Đán đừng đến đây nữa, Côi không cho vào đâu. Về đi.”
Nói xong thằng Côi ngồi sụp xuống tiếp tục quỳ gối cầu nguyện như một nhà tu. Sau cùng Thu Đán bỏ túp lều quay về nhà, vừa đi cô vừa nhìn ánh trăng lu và nghe tiếng côn trùng kêu rả rích rồi cô oà khóc rất chân thành, khóc cho một mối tình đầu đang chết.
Một ngày trước khi Thiên Phụng ra đi, Lưu Bằng cũng đã nhận được bổ nhiệm của triều đình đến Thiên Long làm tri huyện. Nửa tháng sau chàng phải có mặt ở nhiệm sở. Còn Dương Lý được thăng Tuần Phủ Ngãi Yên nắm luôn binh quyền trong tỉnh để diệt trừ đạo Tây Dương, ổn định dân tình.
Trước Khi đi nhậm chức, Lưu Bằng hội ý cùng quản gia Vũ Bính về việc đào kho tàng của Lưu ông để lại. Buổi tối hôm đó chàng đến phòng Vũ Bính và ở lại tới khuya, trước khi về phòng Thanh Hạc. Từ trong vách được nguỵ trang bằng một bốn bức tranh tứ quý và phía sau bức thứ ba vẽ hoa cúc giữa trời thu, Vũ Bính lấy ra một tấm bản đồ có ghi rõ một giờ buổi sáng với ngày và tháng, bên dưới có vẽ hai con rắn múa xung quanh một cây sào dài hai thước, cũng từ chỗ rắn múa vẽ cái bóng của cây sào dưới mặt trời.
Hai người cùng ngồi giải mã bức vẽ và Lưu Bằng không mấy khó khăn tìm ra địa điểm đặt kho tàng. Cái khó nhất là chỗ rắn múa thì chính Lưu Bằng đã phát hiện năm trước. Địa điểm chính là đầu bóng của cây sào nhưng phải là bóng do ánh sáng mặt trời trong ngày giờ và tháng được chỉ định. Tuy nhiên chàng không nói cho Vũ Bính biết đáp án, không phải vì nghi ngờ ông nhưng vì bên cạnh ông còn có con gái, con rể và những người làm khác.
Vả lại ngày ấy trong năm đã trôi qua nên sau cùng hai người đành phải chờ năm sau. Vì thế Lưu Bằng chỉ dặn trước ngày ấy, Vũ Bính sẽ gởi thư hoặc cho người đến huyện Thiên Long, nơi Lưu Bằng nhậm chức, báo tin cho chàng về quê nhà kín đáo tiến hành việc khai quật. Chàng cũng mơ hồ nói rằng lúc đó chắc hẳn chàng sẽ tìm ra đáp án. Vũ Bính nhân đó cũng nói với Lưu Bằng rằng chàng là người thứ hai biết được chỗ cất giấu bản đồ. Vì thế chàng cứ yên tâm cùng Dương Liễu, Thanh Hạc và bé Phụng Minh lên đường đến nhiệm sở.
Lưu Bằng đồng ý cách giải quyết của Vũ Bính vì chàng đã có ý định ra làm quan một thời gian ngắn rồi xin triều đình cho nghỉ hưu. Sau đó sẽ dùng của cải ấy để mưu sinh. Chàng đã thấy trước sự suy tàn của đạo nho chính giáo qua sự chuyên quyền quá quắc của chúa Trịnh và chúa Nguyễn, hai dòng họ giàu có nhất nước và trấn lột nhất nước. Sự suy tàn ấy là việc đương nhiên như tuổi già của một con người, ở đây là sự già cỗi của một ý thức hệ. Và trong buổi suy tàn này ai biết được còn những đau khổ nào mà những kẻ chuyên quyền ấy với hai cái nhân danh: vua và xã tắc (tổ quốc) không gây ra cho lê dân ở hai miền đất nước.
|
|