|
Khi Lưu Bằng xuống đò ngang để đi lên bản mường, con đò tháo dây cột và đi ngay. Thanh Hạc lúc đó mới quay về nơi bàn hàng. Có một lúc một dòng nước mắt tự dưng trào ra khóe mắt nàng. May cho nàng Thu Liên sáng nay không trông thấy nàng và Lưu Bằng cùng đi bên nhau từ nhà đến bến đò sau một đêm chăn xô gối lệch.
Phần Lưu Bằng khi ổn định hành trang và ngồi yên vị trên sàn thuyền mới nhận thấy mình ngồi bên cạnh một thiếu nữ người mường khá xinh xắn, đúng hơn nàng có một vẻ đẹp gần như man dại. Đôi mắt nàng như mặt hồ dưới ánh trăng cuối tháng, sắc như một lưỡi dao, đôi môi nàng dày và đỏ đậm. Nàng mặc một cái yếm dệt bằng sợi màu thành bảy sắc cầu vồng vắt ngang qua ngực, một cái áo cánh màu lam, tay áo dài và bó, vạt trước để hở và một cái váy dài tới gót chân bằng lĩnh đen, một thắt lưng bằng lụa trắng to bản cột ngang eo, tóc đen cứng quấn trong khăn tím. Gió mát trên sông thổi vào khoang thuyền làm Lưu Bằng dễ chịu, mắt chàng khép lại, chàng ngủ gục và đụng đầu mình vào vai cô gái. Lúc đầu cô gái đẩy chàng ra nhưng sau cứ để chàng tựa vào vai cô ta mà ngủ: tối hôm qua Thanh Hạc đã chiều chuộng chàng quá mức trong việc gối chăn. Ngược lại chàng đã cho nàng sự hoan lạc tuyệt vời, một kỷ niệm sâu kín khó quên.
Khi thuyền cặp vào bến, cô gái gọi chàng thức dậy và xách hộ chàng hành lý khiến chàng phải đuổi theo khi hành khách đã lên bờ. Nhân lúc lấy lại hành trang, Lưu Bằng hỏi thăm đường cô gái để đi vào bản mường Đa Lũng. Qua câu chuyện Lưu Bằng biết được cô gái cũng về bản mường ấy. Tên cô gái là Na-thả gọi bố vợ của Trần Bá Cương bằng cậu. Vô tình Lưu Bằng có bạn đồng hành: bạn của chú rể đi chung với em họ cô dâu. Lúc đó có mấy người dân địa phương dắt lừa đến xin được chở thuê hai người nhưng không hiểu sao cô gái từ chối. Đường đi có nhiều dốc nhưng có bạn đồng hành làm Lưu Bằng thấy cũng không mệt lắm. Vả lại Na-thả không có vẻ gì vội, cô hay dừng lại dọc đường dưới gốc cây to cho Lưu Bằng nghĩ ngơi, trong lúc cô đi tìm ở xung quanh những cây thuốc và những cây nấm có vẻ là nấm độc vì chàng thấy cô ta dùng một cái xẻng nhỏ xíu xắn lên rồi bỏ vào một cái túi nhỏ bằng da dê. Cô cho biết bố cô làm nghề thuốc thuộc bộ tộc Chồn Hương trong bản mường. Ngoài ra cô còn cho biết trong bản mường có một thầy thuốc khác thuộc bộ tộc Báo Đốm và cô đã đính hôn cùng với con trai của người thầy thuốc này. Hôn nhân giữa hai bộ tộc này tức con trai Báo Đốm lấy con gái Chồn Hương là một quy định có từ xa xưa. Đến nay chỉ có hai ngoại lệ là dì cô lấy một người Việt tức là vị thổ quan hiện nay và em con dì của cô lấy Trần Bá Cương. Na-thả cố tình giấu không cho Lưu Bằng biết ngoài nghề thầy thuốc, hai ông thông gia tương lai ấy còn là hai thầy mo và truyền thống ganh đua giữa họ. Nếu người này làm ra thứ bùa ngải có tác dụng gì đó, ví dụ như làm cho người ta bỏ ăn, thì người kia làm ra thứ bùa ngãi làm cho người ta thèm ăn đủ thứ. Thành ra họ luôn có những bệnh nhân mà “đối thủ” gián tiếp đưa đến cho họ.
Đến thác Đam Xá, hai người dừng lại bên một dòng suối nhỏ nơi thác chảy xuống để nghỉ ngơi và giở cơm ăn. Bày mấy khoanh cơm nắm với ít cá khô trên một lá chuối to, Na-thả nói Lưu Bằng cứ ăn trước vì cô còn đi tắm suối để được thuỷ thần ban phước. Chàng ngồi xuống mặt đất phủ đầy những lá khô, mặt quay về hướng thác vừa ăn vừa nghe tiếng thác đổ, chim kêu và tiếng cây lá rì rào, trong lòng nghĩ đến Thanh Hạc với nỗi nhớ nhung da diết, bỗng chàng giật mình vì nước lạnh rơi xuống lưng chàng. Chàng quay lại mới hiểu ra cô ả Na-thả đang tắm dưới suối rất gần đã té nước vào mình. Một nửa thân nàng ở trên mặt nước với bộ ngực to căng tròn khêu gợi, thấy chàng quay lại cô vội kêu lên, “Ối, ăn đi đừng có nhìn người ta như thế.” Rồi với một động tác chậm rãi cô quay người lại Lưu Bằng và bước lên một chỗ cao hơn trong lòng suối để chàng nhìn thấy tấm lưng trần của nàng từ đầu đến quá nửa đùi, giống như phía sau của một bức tượng khỏa thân màu đất sét nung. Nước từ tóc cô chảy xuống lưng tạo thành một lớp men trong và bóng cho pho tượng đất nung ấy với những đường cong quyến rũ. Nhưng rồi Lưu Bằng cũng quay mặt đi và tiếp tục ăn, chàng cũng tiếp tục nghĩ về Thanh Hạc với tất cả lòng yêu mến. Chàng nhớ lại những bữa tối ăn cơm chung với nàng rất đầm ấm. Sau đó nàng dọn giường cho hai người không quên đặt dưới chiếu những canh hoa nhài, hoa ngọc lan hay hoa sen để chúng toả hương khi hai người đưa nhau vào hoan lạc.
Một lúc sau, Na-thả tắm xong và y phục chỉnh tề đến gần chàng, chàng nghĩ mình phải nói một câu nào đó nên bình thản bảo, “Người chồng tương lai cô thật có phúc cưới được một người đẹp như cô…” Na-thả liếc đôi mắt sắc về phía chàng, trong lúc chàng đến ngả người vào một gốc cây to vờ ngủ, nghe tiếng gió xào xạc làm những chiếc lá khô rơi và không biết rằng đó chỉ là màn đầu của một bi kịch.
Đến chiều tối hai người bộ hành mới đến bản mường. Dọc đường có những lúc Na-thả cầm tay Lưu Bằng và hỏi sao chàng trầm tư không nói cũng không hỏi thêm gì. Chàng mỉm cười nói tránh là đi đường mệt nhọc. Dù vậy chàng cảm thấy thích thú khi ngắm nhìn cảnh đồi núi xung quanh khi mặt trời xế bóng với những tia sáng chiếu ngang làm rực rỡ màu xanh cây cỏ. Lác đác đây đó những vệt màu đỏ hay vàng của những cây đang thay lá. Những con chim dang đôi cánh rộng bay lượn trong khoảng không gian xanh sáng ấy trông thật bình an.
Nhưng có một câu mà Na-thả làm chàng không khỏi băn khoăn vì không hiểu nổi ý nàng:
– “Bộ khinh người ta sao mà không nói?”
– “Không phải đâu, anh rất thích khi được đi chung với một cô gái xinh xắn như em nhưng lòng anh lúc này có những nỗi khổ riêng mà anh không thể nói cho em biết được cũng không thể khinh suất điều gì chỉ làm hại mình, hại người thôi.”
Tới bản mường Na-thả dẫn chàng thẳng đến căn nhà sàn của Trần Bá Cương. Hai người bạn vui mừng khôn tả khi gặp lại nhau. Na-thả tự mình xuống nhà sau pha trà cho chủ và khách. Trong khi chờ ăn tối, hai người bạn cho biết tình hình của nhau. Tất nhiên Bá Cương cũng đã hỏi thăm tin tức về Tiên Hương vì nàng bỏ đi trước ngày Lưu Bằng về thành Nam thi cử. Lưu Bằng buồn bã kể lại câu chuyện Tiên Hương vượt biển vào Đàng Trong và bị đắm thuyền chết đuối. Na-thả bưng nước trà lên trở vào phòng trong lắng tai nghe lén. Lúc đó nàng mới hiểu “nỗi khổ riêng” của Lưu Bằng vừa bị thủy thần cướp mất một người yêu và trong lòng không khỏi cảm thương chàng. Bá Cương sau cùng nói lên một lời an ủi:
– “Cậu cứ ở lại đây một thời gian cho khuây khỏa chuyện cũ ấy rồi hãy về.
Chỉ tiếc Na-thả đã đính hôn nếu không cưới ngay cô ấy và ở lại đây với mình cho có bạn. Thi cử làm gì cho khổ cái thân trong vòng danh lợi…”
– “Bây giờ tôi chưa thể suy tính được gì. Việc thi cử là do ý chỉ của song thân.” Lưu Bằng đáp lại và bất chợt nghĩ đến Dương Lý nên nói tiếp, “Vả lại mình có một bạn đồng song đã thi đỗ làm quan, nay mình buông xuôi nghĩ cũng mất cả thể diện, dù gì cũng phải thêm một lần lều chỏng.”
– “Vậy cứ vui hôn lễ của mình đã. Nhớ là có mấy cô phù dâu sẵn sàng hầu cậu đấy.”
Cả hai người bạn cùng cười thoải mái. Lúc ngồi vào bàn cơm Lưu Bằng không khỏi kinh ngạc khi biết sính lễ mà Bá Cương nộp cho nhà gái là mười con bò, hai mươi con dê, nhiều bánh trái và nhất là đồ nữ trang cho cô dâu mới. Hai ngày sau hôn lễ sẽ chính thức cử hành.
Khi người bỏ già của Bá Cương dọn bữa cho hai người bạn, Na-thả đã lặng lẽ về nhà cô, lòng bâng khuâng khó tả. Cô cũng phải tự hỏi tại sao anh chàng này làm cô động lòng đến thế.
Tối hôm đó sau bữa ăn, Bá Cương dẫn Lưu Bằng đến chào ông tộc trưởng tộc Chồn Hương. Trước sân nhà một đám đông thanh niên đang họp nhau vui chơi và nhảy múa để mừng vụ thu hoạch thu đông. Khi từ nhà tộc trưởng đi ra Bá Cương định đưa Lưu Bằng về chỗ nghỉ ngơi sau một ngày đi đường mệt nhọc, bỗng nghe có tiếng gọi Lưu Bằng từ trong đám thanh niên. Hai người vừa quay lại để xem ai gọi đã thấy Na-thả và em trai cô Na-trản xuất hiện. Na-thả nắm tay Lưu Bằng nói, “Vào chơi với chúng em đi!” Bá Cương kéo Na-trản ra dặn dò một vài câu chuyện rồi quay lại nói với Lưu Bằng, “Cậu cứ ở lại chơi một tí rồi về sau cũng được. Mình đã dặn Na-trản sẽ đưa cậu về”. Nói xong, Bá Cương đi về trước theo con đường chính trong bản mường.
Lưu Bằng phải theo Na-thả tham gia các trò vui chơi, tối hôm đó nàng mặc một cái áo trắng với hàng nút đỏ ở giữa chạy thành một cái nẹp dài, một cái váy thổ cẩm màu huyết dụ có viền hoa văn tạo nên vẻ mềm mại uyển chuyển. Giữa sân là một ngọn lửa đốt bằng một khúc gỗ to. Cách đó chừng hai mươi thước là một bình rượu cần cao quá gối có những cần trúc dùng làm ống hút, con trai và con gái ai muốn uống bao nhiêu thì uống, cạnh đó có một thúng sôi nếp và một nia thịt heo rừng nướng cùng bánh trái đậy sơ bằng lá chuối, khi nia nào vơi liền có người bưng nia khác ra.
Chỗ nhảy sập sình ở giữa vòng tròn, ai vào nhảy thì phải đi thành đôi qua những đòn tre do tám người nam nữ mỗi bên bốn người cầm hai đầu cái đòn tre, khi đập vào khi mở ra cho các bàn chân của người múa đi qua. Lưu Bằng chỉ dám nhảy múa ở vòng tròn lớn xung quanh bắt chước những người đứng trước chàng theo tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng trống cái và trống con bằng đồng. Na-thả luôn ở giữa sân nhảy sập sình khi với em trai Na-trản, khi với những anh họ và thanh niên khác. Aùnh lửa bập bùng làm nổi cái áo trắng, tạo thêm vẻ huyền bí trên khuôn mặt cô. Đôi chân thon của cô nhảy uyển chuyển nhịp nhàng và mau lẹ. Lúc đó côù trở thành một ngọn lửa lay động phất phơ trong gió. Cô không cần nhìn vào người nhảy chung nhưng luôn nhìn theo Lưu Bằng ở vòng ngoài. Có một lúc cô chạy ra kéo Lưu Bằng vào nhảy chung chỉ một lượt thôi mà chàng phải chụp vào người cô mấy lần để giữ thăng bằng. Khi cuộc vui đi qua một nửa Lưu Bằng kéo tay Na-trản đòi về. Na-trản đưa chàng ra khỏi đám đông náo nhiệt ấy, dẫn chàng đến một nhà rông nhỏ thường dành cho khách, trên sàn nhà đã có sẵn chiếu gối và cái chăn dài. Na-trản gầy một đống lửa nhỏ giữa nhà trên một vật giống như một cái mâm to bằng đất. Xong cậu ta nói với Lưu Bằng, “Có cần gì anh cứ gọi em,” rồi vào nằm trong một góc tối trên một cái chiếu rách. Lưu Bằng nằm xuống ngủ luôn vì đã đi đường cả ngày và đêm qua hầu như chàng không ngủ.
Quá giờ tý, Lưu Bằng trở mình thức dậy vì có ai chạm nhẹ bàn chân chàng. Ngọn lửa giữa nhà chỉ còn lại than hồng. Nhưng ánh trăng khuya đủ sáng để chàng nhận ra người nằm dưới chân mình là Na-thả, chỗ của Na-trản trống trơn. Na-thả cũng đã ngủ say nhưng hai tay vẫn ôm lấy chân chàng. Cô vẫn mặc bồ đồ lễ hội tối qua, khuôn mặt vừa ngây thơ vừa man dại khiến Lưu Bằng không khỏi cảm thương. Chàng thở dài rồi nằm xuống lại, chiến đấu với bản thân một cách khó khăn khi nghĩ đến tập tục hiếu khách của một số sắc tộc để phụ nữ trong nhà phục vụ khách quý qua đêm. “Nhưng cô ấy đã đính hôn, còn bản thân mình đã đính ước với Thanh Hạc, bây giờ mình không thể phóng túng như trước kia được?” Lưu Bằng tự nhủ. Rồi chàng gợi lại trong đầu hình ảnh của Thanh Hạc và có lúc cả Dương Liễu để chống trả cảm xúc trìu mến dâng lên trong lòng chàng và sau cùng chính giấc ngủ trở lại để góp phần cho sự chiến thắng trước sự cám dỗ ngây thơ của Na-thả, người con gái bản mường.
Sáng hôm sau, Lưu Bằng thức dậy một mình trong nhà rông. Na-trản đã ngồi sẵn ở cầu thang đợi đưa chàng đến gặp Bá Cương rồi ba người cùng ăn sáng uống trà. Aên xong, Bá Cương bảo Na-trản đưa Lưu Bằng lên núi Đắc- la ngắm cảnh vì chàng bận chuẩn bị cho tiệc cưới ngày mai.
Lưu Bằng đi theo Na-trản muốn hụt hơi vì cậu ta đi rất nhanh cả những đoạn đường dốc. Họ ra khỏi bản làng đi theo một con đường mòn của thợ rừng, cây cối thấp và um tùm. Bỗng từ trong đám cây Na-thả xuất hiện với yếm màu lục áo cánh hở ngực màu hồng, váy nâu. Na-thả nói với em trai Na-trản mấy câu bằng thổ ngữ . Cậu em mỉm cười cúi đầu chào Lưu Bằng rồi quay gót về làng, Na-thả thay em đưa Lưu Bằng đi tiếp. Lưu Bằng vừa bất ngờ vừa bối rối nhưng sau đó chàng vẫn cảm thấy thích thú khi Na-thả nắm tay chàng cùng leo lên con đường dốc nhỏ lượn quanh sườn núi. Càng lên cao không khí càng thoáng mát và phong cảnh càng mở rộng ra. Mặt trời buổi ban mai chiếu ánh sáng huy hoàng lên núi đồi và cây cỏ. Những vạt ruộng bậc thang xanh mướt trông với những bờ cong trông thật xinh xắn như một khăn lụa màu xanh khổng lồ, xa hơn là dòng suối Đam Xá chảy xuống thác Đam Xá lấp loáng giữa màu xanh cây cỏ. Ở sườn đồi trọc nhìn xuống suối, Lưu Bằng nhìn thấy một bầy dê nhỏ như những đốm đen đang ăn cỏ non , lâu lâu có tiếng kêu “be be” vọng lại. Sau ngọn đồi ấy một rừng cây xanh ngút ngàn lên tận đỉnh núi cao nhất vùng còn ẩn mình sau làn sương sớm. Đi được nửa đường, Na-thả kêu mỏi chân, đòi Lưu Bằng phải cõng và không đợi chàng có ý kiến, nàng đã ôm lấy cổ chàng nhảy tót lên lưng hai chân nàng kẹp chặt vào hông chàng. Chàng cố đi thêm vài bước nhưng rồi cả hai ngã vật trên một đám cỏ ướt sương, hai tay nàng vẫn còn nắm chặt lấy chàng. Hai khuôn mặt sát vào nhau, đôi mắt nàng rực lên tia lửa yêu thương mời gọi. Lưu Bằng lùi lại, đặt trán chàng trên bờ vai thon của nàng một giây đủ để lấy lại bình tĩnh sau đó chàng đứng lên và kéo nàng cùng đứng dậy. Họ im lặng đi thêm một đoạn nữa đến một khoảng đất rộng có những khối đá to gọi là Thạch Vọng, là nơi để ngắm cảnh từ núi Đắc-la. Hai người ngồi xuống một phiến đá bàn. Lưu Bằng phá tan sự im lặng làm bối rối:
– “Anh xin lỗi em đã làm em ngã.”
– “Có gì đâu anh, nhiều lúc em còn muốn ngã xuống vực sâu kia nữa. Nhất là khi A-quản bị Lò-hung người chồng sắp cưới của em sát hại…”
Rồi Na-thả kể lại câu chuyện cô đã gặp A-quản, một thanh niên của bộ tộc Báo Đốm và hai người đã yêu nhau. Đó là mối tình đầu của cô; nhưng vin vào lời kết giao của cha cô và cha mình, Lò-hung tìm mọi cách phá mối tình của họ, đồng thời cho người đem sính lễ đến hỏi cô làm vợ hắn. Cha cô lần lữa không trả lời vì biết cô không yêu Lò-hung cho đến khi A-quản bị báo vồ rơi xuống vực sâu chết thảm. Trong bản ai cũng nghĩ là tai nạn vì sau lưng xác A-quản có hai vết móng vuốt của báo vồ. Chỉ có cha cô và cô tin rằng A-quản đã bị Lò-hung sát hại vì cha cô biết Lò-hung đã luyện được thứ bùa ngải có thể sai khiến loài thú dữ. Ngoài lý do đó ra còn một chi tiết mà chỉ mình cô biết và dĩ nhiên cô cũng không kể lại cho ai. Hôm A-quản bị báo vồ chàng đã từ chỗ hẹn với cô đi về nhà chàng lúc trời tối. Cả ngày hôm đó hai người đã đi chơi núi Đắc-lua, bên tay phải ngọn núi này. Họ đã khám phá một động đá nhỏ trong đám dây nhãn lồng, dây tơ hồng và những dây leo khác. Trong động đá ấy, Na-thả đã hiến thân cho A-đoàn trên một phiến đá bàn có ánh sáng từ một lỗ trống nhỏ bên trên chiếu xuống và hai người ngủ lại trong động. Đến khi họ thức dậy ra về thì trời đã xế chiều. Sau biến cố A-đoàn bị sát hại ít lâu, cha cô đã nhận lời cầu hôn của gia đình Lò-hung. Ông phân trần với con gái, “Nếu cha không gả con cho nó, nó sẽ điên lên và ám hại con mất. Lúc đó cha có thương con cũng không có chứng cứ gì buộc tội nó. Ông thổ quan người kinh dù đã trở thành người nhà của mình nhưng ông ấy đâu có tin mấy chuyện bùa ngải…” Ông ứa nước mắt nói tiếp, “nhưng cha cho phép con được rời bản mường về sống ở miền xuôi nếu con muốn. May ra với thời gian thằng Lò-hung sẽ lấy vợ khác và quên chuyện này đi…” Và cô đã ra đi. Cô mang theo một bao thuốc quý về huyện Thiên Tường xin vào làm công nhà lương y họ Tống. Mắt ông ta sáng lên khi thấy những thuốc quý mà cô đem theo, ông mua lại với giá rẻ và trừ vào tiền ăn ở của cô. Cô để ý thấy những loại thuốc mà cô bán cho ông, ông đều nói với khách là mua từ Vân Nam bên Tàu. Trong thời gian đó cô đã học thêm nhiều điều bổ ích trong nghề thuốc. Nhưng càng ở lâu cô mới biết mình không thể xa gia đình và bản mường. Có cái gì thiêng liêng từ bản mường luôn kêu gọi cô quay về dù phải chịu đựng mọi khổ đau. Và sau mấy tháng xa nhà, tháng trước đây cô đã quay về bản làng. Chuyến đi về hôm qua và gặp Lưu Bằng trên thuyền là do mấy hôm trước cô phải trở lại Thiên Tường nhận lại số tiền mà lương y họ Tống còn thiếu cô. Lúc đó Na-thả ngừng lại thở dài còn Lưu Bằng đã nắm chặt lấy bàn tay mềm mại cô và vuốt ve lúc nào chàng cũng không biết. Sau một lúc im lặng với giọng buồn buồn cô kể tiếp.
Khi biết mình không thể tránh khỏi cuộc hôn nhân oan nghiệt ấy, cô đã tìm cách hạn chế những nguy hiểm mà cô có thể gặp khi sống chung với một người chồng hung ác. Từ nhỏ cô đã biết rất nhiều loại nấm độc trong rừng núi. Những tháng ở Thiên Tường cô đã nghĩ ra cách chế một loại thuốc mê từ cây nấm để điều khiển ý muốn của chồng cô sau này. Nếu thấy chồng cô lên cơn hung ác cô sẽ dùng thuốc ấy hướng tâm trí chồng cô vào một mục tiêu khác và do đó làm cho anh ta quên đi điều ác định làm. Từ khi cô bào chế được thuốc, cô cảm thấy bình tâm trong lúc chờ ngày làm hôn lễ. Thời gian đó cô sống nghiêm chỉnh, chuyên nhất như bao thiếu nữ ngoan hiền khác. Đến đây cô lại dừng lại và hướng ánh mắt âu yếm vào Lưu Bằng nói tiếp:
– “Nhưng khi gặp anh – mà cũng tại anh đó! – tâm hồn em như bị đảo lộn, nỗi oán hờn và sợ hãi cũ bỗng trở về càng làm em không muốn rời xa anh, muốn bám víu lấy anh và yêu anh tha thiết. Anh có thể chê trách em nhưng nếu em có rồ dại cũng chỉ vì quá yêu anh thôi…” Nói xong cô khoanh tay gục mặt xuống đầu gối. Lưu Bằng kéo nàng vào người chàng, chàng ôn tồn nói:
– “Anh biết tình cảm em dành cho anh và anh cám ơn em điều đó, nhưng lúc này anh có nỗi khổ riêng vả lại chừng mấy hôm nữa anh sẽ về miền xuôi còn em cũng không thể rời bỏ bản làng nên ích gì khi chúng ta muốn tiến xa. Làm đôi bạn như thế này chẳng tốt hơn sao? Xin em hiểu cho anh.”
Cô hiểu và cô biết phải làm gì tối nay, trong lúc Lưu Bằng hôn nhẹ lên tóc cô và kéo cô đứng dậy để cả hai cùng di dạo một lúc. Trong khi đi dạo Lưu Bằng yêu cầu cô chỉ được dùng đến thuốc mê của cô để ngăn chặn điều ác và không được dùng để khiến người lành làm ác. Tốt hơn hết là chỉ nên dùng nó cho một mình Lò-hung và cũng phải thận trọng. Cô gật đầu đồng ý còn khen chàng là một “nhà nho quân tử”. Suốt buổi đi dạo trong làn gió mát trên sườn núi, thỉnh thoảng cô hát cho Lưu Bằng nghe một khúc ca bằng phương ngữ mà cô giải nghĩa tiếng Việt cho chàng hiểu. Lời ca có đoạn:
Này em ơi, em đẹp mà làm gì?
Cho những tên hung ác,
Cho những kẻ lắm tiền,
Cho những người quyền thế.
Em đẹp mà làm gì?
Thà em vào rừng sâu,
Em ở cùng chim trời,
Và ở cùng muông thú
Để khi em nhớ anh,
Chim cắt sẽ bay tìm,
Và voi rừng chở em đến gặp
Anh ở nơi xa thẳm
Để anh biết em đẹp vì ai.
Sau khi ăn cơm nắm đem theo, họ nằm dài dưới một lùm cây to trên bãi cỏ, hai đầu giao nhau thành một hình rẽ quạt. Khi mặt trời ngả về hướng tây, họ xuống núi về lại bản mường.
Tối đó Lưu Bằng dùng cơm với một mình Na-trản. Bá Cương đã qua nhà gái chuẩn bị cho bữa tiệc ngày mai nên về muộn. Sau đó Na-trản đưa chàng về nơi trọ nghỉ sớm. Chàng dặn Na-trản không được bỏ đi. Cậu ta mỉm cười không đáp.
Đến khuya chàng chợït thức dậy vì có tiếng chân người xuống cầu thang rồi có tiếng chân người đến gần đống lửa. Chàng ngồi dậy nghe ngóng, thấy hình như Na-trản còn ngủ và cuộn người trong cái chăn mà chàng nhường lại vì dù sao chàng còn được gần đống lửa để sưởi ấm. Bỗng chàng thấy mình lâng lâng như người say rượu và trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê của người bị mộng du, bước đi như trên một khoang thuyền chao đảo. Chàng lại chỗ anh chàng Na-trản nằm, kéo chăn xuống để yên tâm vẫn còn Na-trản. Không có Na-trản. Trước mắt chàng trong ánh trăng khuya lọt vào khe cửa là một Tiên Hương lõa thể mà chàng tưởng nàng đi hát về muộn. Tiên Hương ấy giơ tay kéo chàng nằm xuống bên nàng, sau đó một lúc hai người cùng đi vào cuộc truy hoan. Cũng những cử chỉ, động tác và tiếng rên rỉ quen thuộc ấy cho đến lúc cả hai cùng kêu lên trong cơn khoái cảm lúc tàn cuộc. Trước đó chàng tưởng mình hoa mắt khi trong khoảnh khắc chàng thấy khuôn mặt Tiên Hương biến đổi thành khuôn mặt của một con chồn hương rồi khuôn mặt của Na-thả trước khi khuôn mặt của nàng tái hiện. Rồi hai người rời nhau và Tiên Hương ngủ lại. Lưu Bằng trở về chỗ cũ.
Sáng sớm hôm sau khi thức dậy thấy đầu hơi nhức, Lưu Bằng tưởng mình đã nằm mơ gặp Tiên Hương. Nhưng khi thấy cái áo trong không có tay của chàng và cả cái thắt lưng của Na-thả vẫn còn trên chiếu Na-trản, chàng mới biết mình đã trúng thuốc mê của Na-thả rắc vào đống lửa và đã giao hoan cùng nàng. Chàng hết sức buồn phiền vì lòng tự trọng bị tổn thương, đang không biết phải xử sự với nàng thế nào cho xứng với danh hiệu “nhà nho quân tử” mà nàng đã khen chàng giữa thời buổi hình như không còn nhà nho quân tử thì có tiếng chàng trai Na-trản dưới cầu thang kêu chàng thay y phục để đi dự tiệc cưới.
Theo phong tục, đám cưới ở bản này diễn ra trong ba ngày, người ta chỉ đánh phèng la và thổi kèn đồng chứ không múa. Cô dâu mặc đồ thổ cẩm chú rể mặc đồ dân tộc mà đàn ông trong bản thường mặc khi có việc quan trọng. Rất đông thực khách ngồi thành hàng trên chiếu trong một nhà rông dài. Số tiền mừng được ghi vào sổ. Phần Lưu Bằng, chàng đã đưa quà cáp và tiền mừng khi chàng mới đến. Chàng ngồi giữa đám đàn ông vì nam nữ ngồi riêng. Thực phẩm dọn ra gồm có thịt lợn luộc, đậu hủ luộc, canh xương nấu rau và nấm mèo, thịt bò xáo nấm và cơm. Rượu không thể thiếu có hàng tá vại rượu ngô, cả những vại của thực khách cho mang đến để mừng. Lưu Bằng ngồi yên vị rồi nhìn khắp phòng một lượt nhận ra Na-thả ngồi ở hàng chiếu đối diện. Chàng quay đi chỗ khác khi thấy nàng nhìn chàng như ngây dại. Cô có biết đang làm tôi bực tức không? Cô bỏ bùa mê cho tôi để tước đoạt tự do của tôi đồng thời đánh mất tự do của mình. Thế mà cô nói cô yêu tôi. Làm sao có tình yêu khi không có tự do. Liệu tôi còn có thể tin cô được không, và lúc này cô có biết mình đã phạm sai lầm nào và làm gì để sửa lỗi không? Thế nên một danh nho đã nói “khi mình xấu với người mình yêu thì tình yêu ấy bằng mười lần sự phụ nhau”. Và nếu tôi áp dụng câu giáo huấn của nhà nho “nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ” thì cô đừng cho tôi thấy mặt cô và tôi cũng chẳng muốn nhìn mặt cô nữa.
Tuy bực tức Lưu Bằng cũng thích thú vì Na-thả đã len lén nhìn chàng và có lúc chàng cũng nhìn qua chỗ nàng vì hôm nay nàng mặc bộ thổ cẩm rất đẹp tôn rõ những đường nét mảnh dẻ và ấn tượng của nàng. Lúc tiệc tàn chàng đến gần bên Na-thả nói đủ để mình cô nghe, “Tối nay em đến chỗ tôi, tôi có chuyện này nói với em.” Rồi làm vẻ mặt khó chịu chàng bỏ ra về.
Buổi chiều, Lưu Bằng đi câu cá và tắm suối với Na-trản. Trong lúc hai người ngồi chờ cá đớp mồi, Na-trản kể lại câu chuyện của chị cậu:
– “Chị Thả của em tội nghiệp lắm, chị ấy muốn nối chí cha em làm nghề thuốc chữa bệnh cho bà con trong bản nên không thể về sống miền xuôi được. Vả lại chị ấy rất thương gia đình nhất là cha em và bản làng chúng em lắm. Không hiểu sao chị ấy yêu anh khôn tả ngay lúc mới lần đầu gặp anh. Em hỏi thật anh, anh có dùng bùa mê không vậy, nếu được cho em chuộc một cái đi”.
– “Làm gì có, người kinh ít khi dùng thứ đó lắm.”
Lưu Bằng nói xong suýt bật cười vì chính chị cậu ta tối qua đã bỏ bùa mê cho mình, đưa mình vào một vấn đề khó xử. Chàng chợt nhớ đến câu của nhà nho “ngộ biến tòng quyền” nghĩa là gặp biến thì có thể không theo sách thánh hiền được, nhưng nhà nho lại không chỉ phải “tòng quyền” như thế nào. Liệu có thể “tòng quyền” theo bá đạo, hắc đạo, tả đạo là những lập trường không chỉ khác với đạo nho chính phái mà còn đi ngược lại với nho học. Nói cho cùng “quyền” đây cũng là một thứ “quyền mưu” nào đó.
Tuy nhiên trong lúc khoả thân tắm suối Lưu Bằng nhớ lại lúc Na-thả khoả thân trên dòng suối Đam-xá, lúc đó chàng đã nói “không” với sự mời mọc của nàng và chàng tự do tự tại. Còn hôm nay thì sao? Chàng bỗng “à’ lên một tiếng như đã được soi sáng vì chàng nhớ có lần nghe Trần Thường nói về “thức’ hình như cũng là một cách để hoá giải vô minh và chàng biết mình sẽ ứng xử với Na-thả thế nào để lấy lại tự do đã bị lấy mất vì bị bỏ thuốc mê. Trên đường về Lưu Bằng không quên hái một ít lan rừng và một ít cành cây giả trầm làm thơm khói mà Na-trản chỉ cho dù cậu ta không biết chàng dùng chúng vào việc gì.
Buổi tối, sau khi Lưu Bằng ăn cơm với Na-trản xong, cậu ta bảo chàng về nghỉ trước. Cậu ta sẽ đến sau nhưng rồi không đến. Vả lại người Lưu Bằng mong đợi là Na-thả. Trước hết một “nhà nho quân tử” như chàng phải lên lớp cho nàng một bài học về sự “tương kính” sau đó hẳn hay. Aùnh trăng lưỡi liềm bên ngoài nhạt nhòa cùng với sương đêm tạo thành một cảnh liêu trai huyền ảo, có lẽ đã sang giờ hợi. Sau khi tự mình gầy lò lửa, Lưu Bằng nằm gác tay lên trán nhớ quê nhà, nhớ Dương Liễu và nhất là nhớ Thanh Hạc. Có lẽ Thiên Phụng đã về nhưng ngại đường xa nên không đến dự đám cưới. Nếu được vậy chàng cũng thấy yên tâm cho Thanh Hạc. Còn Khắc Tứ đã là người quy ẩn, không ai buộc phải anh ấy phải đến mừng. Bỗng có tiếng chân nhẹ nhàng bước lên cầu thang, chàng vội ngồi dậy. Đúng là Na-thả, nàng đến ngồi xuống trên một băng dài thấp bên kia đống lửa và nói,
– “Anh đang ngủ à?”
– “Không anh đang đợi em,” lúc đó Lưu Bằng cũng đến ngồi xuống gần nàng, nhìn nàng trong bộ áo đỏ, váy đen, thắt lưng trắng có vẻ vừa chật, vừa cũ.
– “Anh có chuyện gì muốn bảo em?”
– “Còn chuyện nào nữa? Chuyện đêm hôm qua em đã đánh thuốc mê anh, sao em có thể làm thế mà không nghĩ đã làm tổn thương anh. Em làm điều xấu ấy mà nói yêu anh…. như vậy có đúng không?”
Na-thả lùi lại, khuôn mặt phản chiếu ánh lửa hồng lộ vẻ hoảng hốt, nàng ngồi sụp xuống sàn nhà, hai tay để trên đầu gối chàng và nói:
– “Em biết là em có lỗi và định sẽ tránh mặt anh cho đến ngày anh về lại Thiên Tường. Từ sáng đến giờ em chỉ mong sao anh đừng biết. Em xin anh tha thứ cho em chỉ vì em yêu anh nhiều lắm mà anh như luôn vô tình với em…”
– “Sao em lại nói anh vô tình? Anh đã cho em biết lý do nào làm anh phải kềm chế. Nhưng vì em không muốn hiểu nêân hôm nay anh sẽ chứng minh cho em thấy anh đã yêu em, và anh lấy tình yêu này sửa chữa sai lầm của em đêm qua”.
– “Bây giờ sửa lỗi như thế nào đây anh?” Na-thả rụt rè hỏi, “Như vậy anh đã tha thứ cho em chuyện đêm qua?”
– “Anh đã tha thứ cho em và bây giờ chúng ta sẽ đến nhau như hai người hoàn toàn có ý thức và tự do, và anh và em hoàn toàn chủ động dâng hiến cho nhau, nói “có” với nhau bằng tất cả tấm lòng.” Lưu Bằng vừa nói vừa kéo Na-thả vào lòng mình rồi hôn lên tóc lên vai nàng. Rồi Lưu Bằng nhận xét,
– “Hình như áo em mặc bị ướt ?”
– “Vâng, bên ngoài trời mưa lất phất lúc em sắp đến đây”.
Lúc đó Lưu bằng âu yếm nói nhỏ vào tai nàng
– “Vậy em thay ra kẻo lạnh và cho anh ngắm em như lúc em tắm ở thác Đam Xá đi…”
Nói xong chàng kéo nàng đứng lên, rồi để Na-thả đứng tại chỗ ngoan ngoản làm theo yêu cầu của chàng, y phục nàng lần lượt rơi xuống chân nàng trong lúc chàng đi lấy một ít giả trầm bỏ vào lò và một làn khói trắng nhẹ nhàng bay lên với mùi hương thoang thoảng. Trước mặt chàng giờ đây là một Na-thả đứng trước ánh lửa bốc cao trút bỏ hết y phục như khi nàng đứng trong dòng suối. Lưu Bằng ra hiệu cho nàng đến gần.
Tắm trong ánh lửa bập bùng nàng cũng trở thành một ngọn lửa khỏa thân đến trong vòng tay chàng, mái tóc nàng thành một vệt khói đen trên ngọn lửa. Chàng lùi lại theo mỗi bước chân tiến lên uyển chuyển của Na-thả cho đến chàng khi tựa lưng vào một cây cột ở giữa nhà và ôm nàng vào lòng và bắt đầu ve vuốt tóc, lưng rồi eo nàng và bờ mông nhô cao tròn trịa, mịn màng. Một lúc sau chàng xoay nàng lại để lưng nàng áp vào ngực chàng như khi nàng quay người lại trong suối. Miệng chàng hôn nàng từ gáy xuống vai qua chiếc cổ thon dài. Hai tay quàng ra trước ngực mân mê đôi vú căng tròn và thịt da dưới rốn. Trong hơi thở đứt quãng, Na-thả hỏi:
– “Sao lúc em tắm suối anh không đến với em?”
– “Lúc đó anh không thể đến ngay với em chỉ sau nửa buổi đi chung đường!” chàng đáp.
– “Và nếu tối nay anh không gọi em đến, chắc em cũng không dám đến với anh.” Na-thả nói.
– “Nhưng như vậy làm sao chúng mình biết được thế nào là tự do yêu nhau, vì đêm hôm qua chỉ là yêu nhau trong ảo giác.”
– “Em cũng mơ hồ nghĩ như anh nói…”
Lưu Bằng vờn ngọn lửa Na-thả nồng nàn trong đôi tay mình một lúc và làm ngọn lửa đong đưa không ngừng. Rồi chàng cũng để cho nàng cởi áo cho chàng với đôi bàn tay run run. Khi không còn mảnh vải trên người, Lưu Bằng kéo Na-thả đến chiếc chiếu mà chàng đã rắc lên đó những cánh lan rừng. Chàng đi sâu vào khu tam giác giữa hai đùi thon thả mịn màng của nàng và không ngừng ấn xuống theo một nhịp điệu dồn dập như tiếng hai đòn tre sập sình va vào nhau. Họ bám chặt vào nhau cùng thở dồn dập rồi Na-thả rên rỉ cho đến khi nàng kêu lên một tiếng nhỏ nhưng nghe rất rõ trong đêm khuya.
Lưu Bằng đã lấy lại tự do cho chàng bằng sự nhận thức sáng suốt và trả lại tự do cho ý nghĩa của tình yêu như thế. Từ sự thụ động mê mờ của ảo giác do thuốc mê gây ra, chàng lấy lại sự chủ động của ý thức và đưa Na-thả từ sự bất lực trước con người mà nàng tưởng mình đã chiếm hữu được bằng thuốc mê đến sự chủ động dâng hiến bản thân nàng. Và dĩ nhiên không thể không nhấn mạnh đến tình yêu: một tình yêu đích thực không bao giờ là vô minh mà là một động lực to lớn của tự do. Cách hành động ấy của Lưu Bằng xem ra không thấy chép trong những lời giáo huấn của nho gia.
Hai người tách rời nhau nhưng nằm sát bên nhau và đi vào giấc ngủ khi Na-thản hát ru Lưu Bằng với lời ca: “Này em ơi, em đẹp mà làm gì…. Để anh biết em đẹp vì ai”. Gần sáng có tiếng báo gầm như những tiếng giận dữ và đe doạ từ xa vọng lại, Na-thản thức giấc bám chặt vào Lưu Bằng. Họ lại đan kết và đi vào nhau. Lưu Bằng lại xâm nhập và ấn sâu vào bầu hoa đen của Na-thả. Lần này Na-thả ghì chặt chàng cuồng nhiệt hơn, hổn hển kêu tên chàng có lẽ để át tiếng báo gầm. Tàn cuộc nàng ngắm nghía một lúc tấm thân đã đem đến cho nàng lạc thú rồi nhẹ nhàng lui ra khỏi nhà rông khi trời còn tối đất.
Lưu Bằng dự đủ ba ngày tiệc cưới với hy vọng được gặp Khắc Tứ và Thiên Phụng nhưng hai người không đến trong khi căn nhà rông mà Bá Cương đã chuẩn bị trước dùng làm nhà khách cho cả ba người. Bây giờ ban ngày chỉ có mình chàng, ban đêm có thêm Na-thả. Trong lúc đôi tân hôn hợp cẩn giao bôi thì Lưu Bằng và Na-thả cũng vui vầy không kém. Mặc dù tình yêu man dại của Na-thả giống như thác nước dốc cao, là một thứ dục lục mạnh mẽ tích trữ trong cơ thể nàng. Nhưng chính cái danh hiệu “nhà nho quân tử” đã thành một sức mạnh tinh thần đáng kể tạo nên sự tự tin mạnh mẽ cho Lưu Bằng khi đến gần Na-thả, nên trong những đêm ấy Na-thả hoàn toàn mãn nguyện bởi một niềm hoan lạc mà nàng chưa hưởng thụ bao giờ.
Ngay sau lễ cưới hai ngày, chàng vội về lại Thiên Tường. Na-thả không muốn và cũng không thể giữ chàng lại lâu hơn vì nàng đã có một kỷ niệm đẹp đủ lấy đó để sống trọn cuộc đời mình. Sáng sớm Na-thả và em trai Na-trản đưa chàng ra khỏi bản mường Đa-lũng. Na-trản đã thuê một con lừa và chủ lừa sẽ dẫn đường cho chàng về xuôi. Na-thả còn chuẩn bị cho chàng một túi to măng khô và thịt rừng phơi khô. Chàng nói với họ, “Anh sẽ lên thăm hai chị em và khi nào Na-trản cưới vợ anh sẽ lên mừng”. Ra khỏi bản nửa dặm đường hai chị em mới quay về. Na-thả muốn khóc nhưng sợ em nàng Na-trản tra hỏi nên cố kềm nước mắt lại. Mấy lần nàng quay đầu lại nhìn theo cho đến khi Lưu Bằng khuất bóng.
Lưu Bằng và người dắt lừa đi thêm một dặm đướng, bỗng thấy trước mặt họ bụi mù bốc lên và trong chốc lát xuất hiện hai người cỡi ngựa. Đến trước mặt họ, một kỵ sĩ cúi người xuống hỏi người hướng đạo đường nào dẫn đến nhà Na-trản. Chưa kịp đáp lại hết câu, người hướng đạo thình lình bị người cỡi ngựa đánh mạnh vào sau ót bằng một thanh tre ngắn và anh ta ngã ra bất tỉnh. Trong lúc tên cởi ngựa kia áp sát vào con lừa xô Lưu Bằng ngã lăn xuống đất. Trong cơn hoảng hốt Lưu Bằng chưa biết làm gì thì hắn đã nhảy xuống bẻ quặt hai tay chàng ra sau lưng, lấy dây mây cột lại và nhanh chóng nhét giẻ vào miệng chàng. Chỉ trông chốc lát hắn xốc chàng lên đặt chàng nằm vắt người trên lưng ngựa của hắn, rồi cùng tên kỵ mã kia chạy rẽ vào một con đường mòn dẫn vào rừng sâu. Hai con ngựa chạy đuổi nhau giữa những hàng cây trên mặt đất đầy lá úa. Độ gần tàn một nén nhang chúng cho ngựa dừng lại một cái ao to đen to nước nhờ nhợ mà trông không giống như nước. Chúng lôi chàng xuống đất, tên cầm đầu là tên đánh bất tỉnh người hướng đạo và bỏ mặc anh ta cùng con lừa ở lại đường cái, liền nói với thủ hạ:
– “Cởi trói cho nó để lát nữa nó bơi với rắn.”
Tên kia cởi trói nhưng vẫn bẻ quặt tay Lưu Bằng ra sau để chàng không bỏ chạy, trong lúc tên cầm đầu một tay cầm dao tiến lại gần chàng. Chàng tưởng hắn sẽ giết chàng. Lúc đó tên kia nói:
– “Cho thằng này xuống âm phủ để gặp thằng A-đoàn sớm đi anh Lò-hung.”
– “Và gặp Nùng Hương để quyến rủ con nhỏ đó…”
– “Nhớ quăng nó thật mạnh đấy!” hai thằng kỵ mã bảo nhau.
Hai thằng côn đồ giờ đây xốc nách Lưu Bằng – Lò-hung không dùng con dao để giết chàng như chàng nghĩ – rồi chúng ra hiệu ném chàng từ bờ cao vào ao nước cách bờ hơn hai bước nhảy. Một tiếng động trầm đục vang lên khi chân chàng chạm phải mặt ao như cháo đặc. Thì ra là một bãi lầy. Sức ném cùng động tác giữ thăng bằng để khỏi ngả sấp xuống của chàng đã làm cho bùn lún đến mắt cá chân và bấu chặt lấy chân chàng. Mỗi cố gắng để rút chân lên càng làm cho chàng bị lún xuống nhanh hơn. Lò Hung và thủ hạ chờ cho bùn lên đến nửa ống quyển Lưu Bằng mới chịu lên lại lưng ngựa. Hai thằng cười lên hô hố và trước khi cho ngựa chạy đi, Lò Hung còn nói một câu:
– “Hôm nay mày chết chắc ở đây để mày biết “cái đó” của Na-thả nó giống cái ao này như thế nào, càng lún sâu vào càng mau chết.” Rồi Lò-hung lại cười lên ha hả trong tiếng vó ngựa mỗi lúc một xa dần.
Lưu Bằng đứng giữa bãi lầy như trời trồng, chàng cảm thấy mỗi lúc bùn lại leo lên cao hơn trên thân thể chàng và phần chân chìm trong nước bắt đầu đau buốt như có hàng ngàn sinh vật nhỏ xíu cắn vào da thịt chàng khi chàng “dám”thọc chân vào thế giới của chúng. Chàng biết mình sắp chết bởi sự trả thù của Lò-hung. Chết vì cái tự do mà chàng không muốn mất khi đáp lại tình yêu man dại của Na-thản. Lúc này chàng lấy tay rút cái giẻ nhét cứng trong miệng ra, cố giữ cho cơ thể không nhúc nhích. Mồ hôi vã ra như tắm và nỗi sợ chết làm nước mắt chàng trào ra. Một bản năng sinh tồn khiến chàng gào to giữa cánh rừng hoang vắng: “Ba má ơi, cứu con với!” Bỗng nhớ lại câu chuyện của Thanh Hạc, chàng lại kêu to: “Đức Bà áo xanh ơi, cứu con với”. Thình lình ở bên tay phải bìa rừng bóng một cụ già xuất hiện và hình như kéo theo một cái thuyền thúng, ông ra dấu cho chàng biết ông đã trông thấy. Lúc đó bùn đã leo qua ống quyển và bắt đầu liếm vào đầu gối của chàng.
Ông lão đẩy thuyền thúng xuống bãi lầy và đứng lại trên bờ ông dùng một cây tre dài đầu có gắn một cái chạng hai để đẩy nó đến sát chỗ Lưu Bằng đang đứng. Trên miệng thuyền có cột một tấm ván nằm ngang. Ông nói to với Lưu Bằng , “Cố bám lấy, và leo vào thúng đi. Chàng chồm người bám chặt vào tấm ván, bắt đầu rút chân lên, mãi một lúc chàng mới rút hai chân lên khỏi mặt bùn sau khi đã dùng hết sức. Sau đó chàng kiệt sức nằm vắt ngang trên tấm ván bất động. Từ trong bìa rừng rậm rạp một thanh niên bước ra đến gần ông lão, lúc đó hai người cùng kéo sợi dây bằng mây đan đã cột sẵn ở miệng thuyền thúng. Con thuyền từ từ lướt chậm chạp trên mặt bãi lầy vào bờ.
Việc đầu tiên mà ông lão cùng chàng thanh niên con ông làm ngay là đặt Lưu Bằng vào một cái vạt tre và khiêng vào bìa rừng. Ở đó ông lấy nước sạch xối cho trôi hết lớp bùn ở hai chân chàng sau khi lột quần chàng ra. Ông lo lắng khi thấy chỗ chân lún trong bùn có nhiều vết cắn của trùng độc trong ao từ đó rỉ ra những giọt máu bầm. Ông chạy vào túp lều cất tựa lưng vào một gò đất cao, dưới đám lá cây um tùm che khuất tầm mắt nhìn từ bờ hồ, ông lấy một nắm lá thuốc giả nhỏ đắp vào hai chân Lưu Bằng lúc này còn mê man trong cơn sốt, trong lúc con ông đổ vào miệng chàng từng muỗng thuốc bột hòa tan trong nước, sau đó là nước cháo mà anh đã nấu chỉ trong nửa giờ. Ông lão nói với người con:
– “Vết cắn là của loại trùng rất độc, có lẽ thuốc cha có sẵn cũng còn thiếu. Nhưng trước mắt phải làm cho anh ta tỉnh lại và chất độc ngưng phát tán vào cơ thể. Sáng nay con khỏi đi ra suối đánh cá, ở nhà giúp cha một tay.”
Sau đó hai cha con khiêng Lưu Bằng vào nhà đặt vạt tre vào một góc gần một ô cửa nhận ánh sáng phản chiếu từ gò đất. Khi người con quay trở ra anh ta lấy cái quần của Lưu Bằng đem đốt, miệng mỉm cười với ý nghĩ khôi hài “thằng cha đẹp trai này cũng còn may vì bùn chưa dính vào ‘của quý’ vì nếu đã bị trùng độc bấu vào chỗ đó thì có cứu sống cũng giống một ông quan hoạn trong triều, chẳng làm ăn được gì.”
Lưu Bằng mê man trong cơn sốt hai ngày, sáng ngày thứ ba chàng tỉnh dậy, người thanh niên tên Nùng Chính – cha anh ta là lão Nùng Chủ – lúc đó đang canh chừng chàng mừng rỡ. Khi đỡ chàng ngồi dậy, chàng kinh hoàng thấy hai ống chân mình sưng tấy và phù lên như hai cái chân voi, to hơn cả bắp đùi chàng. Nùng Chính giọng trọ trẹ giải thích:
– “Chân cậu sưng phù là do trùng độc trong ao lầy cắn; chất độc phát tán vào máu làm cho lên cơn sốt. Cha tôi đã cho đổ thuốc vào miệng cậu để chất độc không đi vào máu nữa mà ở yên tại chỗ và ông đang tìm cách trị thương hai chân đồng thời làm tan chất độc nào đã đi vào máu. Chắc cũng mất nhiều ngày.”
Lúc đó lão Nùng Chủ đi vào ngắt lời con ông:
– “Phải mất trên hai tháng vì loại trùng này độc quá. Tôi phải tìm một con vật nào mà mình ăn thịt được dưới ao và trong môi trường cực độc ấy, nó vẫn sống sót như một con rùa hay con rắn nước, lấy thịt nó làm thuốc thì mới trừ hết chất độc trong máu cậu.” Rồi ông quay lại nói với Nùng Chính:
– “Chiều nay con phải chuẩn bị một số cần câu dùng những con mồi đặc biệt để cắm quanh bờ ao, may ra có thể bắt được một vài con vật có thể làm thuốc mà xem ra còn rất ít trong ao lầy.”
Nùng Chính vâng dạ rồi lui ra. Lát sau Nùng Chính bưng cháo vào cho Lưu Bằng ăn trong lúc lão Nùng Chủ kể tiếp:
– “ Cách nay bốn tháng, chị của Nùng Chính tên là Nùng Hương bị hai thằng ở bộ tộc Báo Đốm cưỡng hiếp rồi ném xuống ao lầy này… Sự việc bắt đầu từ năm ngoái, khi con gái tôi đến thăm cô nó ở bản mường, nó quen biết với một thằng tên Lò-hung. Khi con gái tôi mất tích, chúng tôi đến bản mường hỏi Lò-hung, nó chối không gặp con gái tôi từ lâu rồi, vả lại chúng tôi không có bằng chứng gì cụ thể để buộc tội nó. Chúng tôi đau buồn quay về và đi tìm con gái tôi khắp nơi trong rừng. Một hôm, khi đến ao lầy này, tôi thấy trên bờ có y phục con gái tôi và trên mặt ao còn nổi lên cái khăn đội đầu của nó.” Lão Nùng Chủ ngừng lại lau nước mắt rồi nói tiếp, “Chúng tôi liền dùng thuyền thùng và sào dài gắn móc câu, thọc xuống bùn, sau cùng kéo lên được bộ xương của con tôi vì thịt nó đã bị thối rữa rất nhanh trong bùn độc ấy. Sở dĩ tôi biết được đó là xương của con gái tôi vì hồi con nhỏ có một lần nó bị gãy tay phải bó thuốc vết gãy hãy còn trên xương. Tôi đem cốt con tôi về bản làng an táng, rồi quay lại nơi này làm chòi để ở.”
– “Có phải lão nghĩ thủ phạm sẽ quay lại ao này?” Lưu Bằng thều thào hỏi.
– “Đúng vậy, tôi ngờ rằng hai thằng ác đó sẽ còn hãm hại những con gái khác giống như đã hãm hại con gái tôi nên tôi đã làm chòi ở lại đây để phục kích nó. Nhưng lần này không phải là một con gái bị cưỡng hiếp mà là cậu.”
– “Tại sao chúng nó muốn giết anh?” Nùng Chính chen vào hỏi.
– “Cháu cũng không biết, có lẽ chúng tưởng rằng cháu muốn làm hại chúng.” Lưu Bằng đáp lại và thấy khó thở vì cháo lõng không thể làm mắc nghẹn được.
Nùng Chủ kể tiếp:
– “Trong lúc mai phục ở đây tôi thấy có những con thú bị sa lầy. Tôi tìm cách vớt chúng lên và cứu chữa cho chúng vì trước đây tôi có biết nghề làm thuốc. Nhờ những con thú ấy tôi có dịp thử nghiệm những cây thuốc hái được trong chính khu rừng này. Sáng nay tôi tình cờ thấy vết chân hai con ngựa chở cậu đến đây giống như vết chân ngựa lần trước, nên tôi muốn hỏi cậu, cậu có biết tên tuổi hai người hãm hại cậu không?”
– “Cháu có nghe chúng nói với nhau và một trong hai thằng hại cháu là Lò-hung; chúng cũng có nhắc đến tên Nùng Hương mà chúng đã ném xuống ao lầy…” Nói đến đây hai chân Lưu Bằng lên cơn đau nhức dữ dội như bị hàng ngàn mũi kim đâm sâu vào da thịt; chàng vội đặt chén cháo xuống, nằm vật ra rên siết.
– “Đổ thêm thuốc cho anh Lưu đi con,” lão Nùng Chủ nói.
Rồi lão bước ra ngoài hít một hơi gió . Bây giờ lão biết thủ phạm sát hại con gái lão là ai.
Đúng như lời lão nói, Lưu Bằng phải ở lại trên hai tháng mới lành bệnh. Trong thời gian đó chàng luôn nhớ đến Thanh Hạc và lo lắng cho nàng. Một người cháu trai của Nùng Chủ là Nùng Su thỉnh thoảng đến và mang gạo cho họ. Nùng Su thường đi qua bản mường nên qua anh ta, Lưu Bằng biết được Na-thả đã về làm vợ Lò-hung.
Và ở nhà ông thổ quan mọi người đều cho rằng Lưu Bằng, người bạn của Bá Cương, con rể họ đã bị báo đốm xé xác trong rừng, giống như cái chết của A Đoàn, người yêu đầu tiên của Na-thả. Có một chi tiết khác mà người cháu trai lão Nùng Chủ không biết là Bá Cương đã sai người báo tin buồn ấy về cho Khắc Tứ và bạn bè của Lưu Bằng ở Thiên Tường biết. Chắc chắn họ sẽ kinh hoàng khi thấy chàng còn sống trở về.
Hai tháng sau đó, một sự cố xảy ra trong nhà Lò-hung. Trong lúc hắn đánh đập người vợ xinh đẹp Na-thả, hắn đã làm cô bị sẩy thai. Có thể hắn cố ý vì hắn thường mắng mỏ cô và cho rằng đứa con cô mang trong bụng không phải là con hắn. Hôm đó Na-thả còn chọc tức hắn khi cô nói, “Liệu con anh có hay hơn con người khác không?”. Cô phải về nhà cha mẹ dưỡng bệnh chỉ sau mấy tháng đi lấy chồng.
Một đêm khi Lò Hung đang ngồi ăn nhậu với tên thủ hạ, thì bị hai mũi tên có tẫm thuốc độc từ trong tối bắn vào trước ngực. Chỉ mấy phút sau cả hai sùi bọt mép và chết ngay, thân thể bầm đen như người bị chết ngạt. Na-thả ở lại nhà cha mẹ lập bài vị thờ Lưu Bằng viết bằng chữ nho mà cô gọi là bài vị của chồng. Cô vứt bài vị của Lò-hung xuống vực sâu. Sau đó vì sợ mình có số “sát phu”, cô lấy một người chồng lớn hơn cô hai mươi tuổi. Mỗi khi có chuyện buồn phiền, cô đến trước bài vị Lưu Bằng để cùng chàng tâm sự . Cô có một con trai với người chồng già mà cô đặt tên là Na-bằng, để nhắc cô nhớ về một kỷ niệm ngọt ngào nhất trong đời cô.
|
|