BÌNH RƯỢU QUỈ


Chương 9:

Kết Thúc Có Hậu?

 
 
 

Dọn hàng xong, Cát Dương kêu xe thồ kéo Châu Linh và hắn về nhà. Đến nơi và gắng gượng bước được vào phòng, nàng nằm vật ra giường sau đó thiếp đi vì mệt. Lưu Bằng thật sự hốt hoảng khi nghe nói Châu Linh trúng gió. Chàng muốn cạo gió cho nàng nhưng thấy bất tiện nên bảo Cát Dương vào trong xóm tìm một phụ nữ giúp cho. Một lúc sau, một phụ nữ trung niên đến nhà cạo gió cho nàng, sau đó người phụ nữ ấy nói sẽ tìm giúp một lương y đến xem mạch bốc thuốc. Lưu Bằng đứng gần để xem có giúp được gì không và chàng xót xa khi thấy tấm lưng thon mịn màng của Châu Linh nổi bầm vì gió. Một điều chàng không hiểu được là có một lúc nàng nhìn chàng, rồi hai dòng nước mắt trào dâng. Phải chăng nàng đau quá sức chịu đựng nên phải khóc. Chàng liền hỏi, “Em có đau đâu không?” Châu Linh im lặng lắc đầu. Trong lúc chàng canh coi và quạt nhẹ cho Châu Linh dễ thở, Cát Dương phải vào bếp nấu cháo và chuẩn bị nước trà chờ thầy thuốc. Sau cùng thầy thuốc cũng đến. Ông bắt mạch và nói rằng Châu Linh lo lắng nhiều việc và bị xúc động mạnh nên tâm thần bấn loạn, đầu bị choáng may mà chưa bị hôn mê rồi ông bốc năm ngày thuốc, bảo đảm chỉ vài ngày sẽ hồi phục. Khi Cát Dương đem thuốc về, hắn giao cho Lưu Bằng sắc thuốc rồi biến đi tìm Khắc Viên và đồng bọn để uống rượu. Khi thuốc sắc xong Lưu Bằng đem cả thuốc và cháo vào phòng Châu Linh, thấy nàng đang ngủ thiếp trên đôi má xanh xao còn in hai dòng nước mắt. Chàng im lặng nhìn ngắm nàng, lòng xót xa tự hỏi sao nàng giống Tiên Hương đến thế: môi trái tim nhợt nhạt, sóng mũi dọc dừa, trán nhỏ, mắt lá răm, ngực đầy đặn và đôi chân dài thanh tú. Khi thuốc đã nguội, chàng lay nhẹ nàng thức dậy, nâng đôi vai tròn dựa vào người chàng, bưng thuốc kề vào miệng cho nàng uống. Nàng cũng dựa vào người chàng ăn được nửa chén cháo với đường phèn. Khi Lưu Bằng đỡ vai nàng để nàng nằm lại xuống giường, bất chợt Châu Linh nói khẽ: – “Anh Bằng, anh có thương em không?”
– “Có chứ, anh thương em mà em không biết sao?”
– “Thương hại em thì có!”
– “Tại sao lại là thương hại…?” Lưu Bằng nói ngay.
Nhưng Châu Linh đã nhắm mắt lại vờ ngủ tiếp và không nói thêm lời nào nữa. Lưu Bằng đắp chăn cho Châu Linh rồi lui ra lấy cơm ăn, thắp đèn lên vì trời đã tối bụng nghĩ thầm, “Cậu Cát Dương tệ thật, cháu gái bệnh nằm đó mà vẫn đi chơi, chắc khuya lão mới về nhà và say khướt như mọi khi.” Châu Linh đã khóc vì một tình yêu đã chết trong lòng nàng, một tình yêu mà nàng đã ấp ủ gần hai năm trời ở Thiên Lương. Khi nó sắp chết và trong tình trạng hấp hối, nàng đã tự đánh lừa mình bằng một hy vọng mơ hồ nàng sẽ có con. Và giờ đây nàng hoàn toàn tuyệt vọng. Chính trong lúc tuyệt vọng này nàng mới nhận thấy mình cần có tình yêu Lưu Bằng mà đối với nàng dường như không chắc lắm. Dĩ nhiên nàng đã có những xúc động đối với Lưu Bằng và nàng đã ngăn chận nó, chế giễu nó; nàng phải cưỡng lại sự phát triển tình cảm tự nhiên đã nẩy sinh và đôi lúc mãnh liệt trong tâm hồn mình. Nàng phải chắc chắn Lưu Bằng yêu nàng chân thật mà không phải là lòng thương hại. Kiểu mẫu chính là tình yêu mà chàng đã dành cho Dương Liễu dù lúc này hai người họ vẫn còn chưa sum họp. Những ngày bệnh này đã giúp nàng suy nghĩ và có những quyết định mới cho một khúc quanh quan trọng và có lẽ là duy nhất của cuộc đời nàng. Lúc nàng hết bệnh cũng là lúc nàng đã dứt khoát với một quá khứ, một kỷ niệm đau buồn của một nô tỳ tình dục để sống theo một chọn lựa mới của một con người có nhân phẩm và tự do.
Sau mấy ngày, Châu Linh khoẻ lại và đòi đi bán hàng ngay, nàng và Lưu Bằng không đả động đến những lời yêu thương và hai người ít ra trong lúc này vờ coi như đó là lời của một người bệnh nói ra trong cơn mê sảng. Cả hai nghĩ sẽ có lúc thuận lợi để trở lại câu chuyện đó. Châu Linh bây giờ đã dọn vào ngủ nghỉ trong căn phòng ở gian nhà kho chí ít trong những tháng hè trời luôn oi bức. Lưu Bằng cũng đã viết sẵn một bài thơ để tặng nàng. Tối hôm ấy như mọi hôm, Lưu Bằng giúp một tay để Châu Linh chuẩn bị bữa cơm. Sau khi ăn xong Cát Dương hôm ấy không đi chơi đã vào giường ngủ sớm, Châu Linh còn làm thêm một vài công việc trong nhà như rửa bát, pha trà và giặt giũ quần áo của nàng. Lưu Bằng đến gần nàng nói: – “Tí nữa anh cho em xem cái này.”
– “Vâng, giặt đồ xong em sẽ vào, với lại em cũng có cái cho anh xem.” nàng nói nhưng ngay sau đó ngại Cát Dương còn thức nên nói tiếp, “Hay anh vào phòng em đợi em đi, nhớ mang đèn bên ngoài vào nhé.” Lưu Bằng làm theo và chàng không khỏi cảm động khi thấy cành hoa sen chàng tặng nàng đã héo tàn nhưng nàng vẫn giữ lại và để gần bên gối. Chàng cũng bồi hồi nhớ lại thói quen của Thanh Hạc khi thấy trên chiếu mấy cánh hoa nhài và hoa ngọc lan toả một mùi thơm thoang thoảng nơi Châu Linh nằm nghỉ. Một lúc sau nàng bước vào và cẩn thận cài chốt cửa, hành động này hơi thừa vì Cát Dương đã ngủ, mang theo bình trà và ít bánh quế. Lưu Bằng lúc đó trải tờ giấy dó có viết bài thơ tặng nàng, bài Kim lũ y của Đỗ Thu Nương, một nữ thi sĩ đời Đường Mục Tông: Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết, trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
Chàng cũng đọc bài dịch của chàng cho nàng nhớ và hiểu ý nghĩa bài thơ:
Em đừng giữ áo tơ vàng
Mà nên giữ lại cho nàng tuổi xuân,
Hái hoa còn ở trên cành
Đừng chờ hoa rụng chỉ còn cành không.
Giờ đây hai người ngồi xếp bằng trên chiếu, ở giữa là bài thơ và Châu Linh nhận ra thủ bút mà nàng đã thấy trong bài thơ chàng viết cho Dương Liễu. Nét bút thanh thoát bay bổng thể hiện ý tứ phóng khoáng của bài thơ. Châu Linh cám ơn chàng về bài thơ rồi mời chàng uống trà ăn bánh quế. Nàng cũng nhón lấy một cái bánh, bàn tay kia chụm lại dưới cằm để hứng những vụn bánh rơi xuống, mỉm cười nhìn chàng âu yếm. Họ im lặng trong một lúc: Châu Linh im lặng thưởng thức bài thơ vì nàng còn nhớ được khá nhiều chữ cha nàng đã dạy khi ông còn tại thế. Lưu Bằng im lặng để ngắm nàng như một phiên bản đậm nét và chân phương của Tiên Hương và tâm hồn chàng bỗng nhiên ngây ngất. Chàng nói:
– “Hôm trước em bệnh, em nói anh chỉ thương hại em, tại sao em lại nghĩ thế?”
Như có sẵn câu trả lời, Châu Linh nói ngay:
– “Vì em vẫn nghĩ rằng sau Dương Liễu, anh không còn có thể yêu ai khác với tình yêu nồng nàn tương tự.”
– “Trước đây anh cũng nghĩ như vậy nhưng khi gặp em anh cảm thấy cũng yêu em với tình yêu mà anh yêu Dương Liễu. Và anh cũng nhận ra rằng anh yêu em với cùng một tình yêu mà anh dành cho cô ấy. Tình yêu anh đối với em luôn lớn lên và sống động, đến nỗi anh nghĩ rằng cô ấy đồng tình và khích lệ tình yêu anh dành cho em như sự nối dài của tình yêu ấy.” Lưu Bằng đưa hai bàn tay mình nắm lấy hai bàn tay của Châu Linh rồi nói tiếp, “Em không tin anh yêu em chân thành sao?”
Điều Châu Linh cần là một lời xác nhận nàng được yêu chân thành và tình yêu này không làm tổn hại đến Dương Liễu còn những lý lẽ mà Lưu Bằng đưa ra nàng không cần biết, dù đó chỉ là một lời nói xuôi khéo léo, nên nàng đã để yên cho Lưu Bằng nắm lấy tay nàng và sau đó kéo nàng vào lòng chàng. Nàng ngồi tựa đầu vào ngực chàng để một bàn tay chàng quàng qua vai ve vuốt cái lưng tròn và cái eo nhỏ, bàn tay trái chàng nắm lấy bàn tay mặt nàng đưa lên môi hôn hít và nói:
– “Bàn tay này vất vả cả ngày buôn bán vì anh.”
Rồi môi chàng hôn lên phía sau chiếc cổ dài của nàng trong lúc cái đuôi gà của mái tóc nàng châm nhẹ vào mặt chàng, mùi da thịt và mùi tóc hoà cùng hương thơm đồng nội lùa qua khung cửa sổ hướng Nam làm chàng thích thú, chàng hỏi khẽ:
– “Loan à, nhưng em có yêu anh nhiều không?”
– “Có … lúc đầu em cố gạt bỏ và tránh né tình yêu nhưng bây giờ em yêu anh nhiều lắm.”
Một lúc sau, Lưu Bằng kéo Châu Linh nằm xuống, môi chàng chạy theo trước cổ và xuống bộ ngực nàng trên cái yếm lụa mỏng làm nổi rõ hai đầu vú bên dưới. Hai chân nàng co lại và hai đầu gối dính vào nhau. Lúc này nàng chưa sẵn sàng đi xa hơn. Thời điểm ấy phải luôn là một ẩn số với chàng hay chí ít chàng phải biết rằng “khi chưa thi đỗ thì chưa động phòng”. Nàng nhẹ nhàng đẩy chàng ra ngồi dậy và nói:
– “Em có cái này cho anh…”
Nàng đứng dậy lấy từ một cái tủ thấp một gói giấy, mở ra trước mặt chàng và nói:
– “Em mới nhờ may cho anh một cái áo the thâm và một áo vải dài tay bên trong để khi đến trường của Đốc Học họ Bùi các bạn đồng môn không chê cười anh nhếch nhác. Anh mặc thử xem.”
Lưu Bằng cởi áo đang mặc để lộ bán thân cân đối trắng trẻo không thua nước da trắng của nàng và toả ra một sức sống mạnh mẽ. Châu Linh thèm được ôm hôn bộ ngực ấy của chàng và tự nhiên nàng đỏ mặt. Cả áo trong lẫn áo the ngoài đều vừa vặn. Châu Linh ngắm nghía khen áo may đẹp và vừa vặn vì nàng chỉ cho thợ may số đo của chàng theo sự phỏng chừng của nàng. Nàng chỉ lo áo sẽ rộng quá. Nàng nói:
– “Em còn thừa một khúc vải the, chỉ tiếc không đủ để may thêm cho anh cái nữa.
Lưu Bằng khen nàng đoán đúng số đo của chàng, cám ơn nàng rồi cười nói:
– “Anh thách em may một cái váy bằng vải the để mặc…”
Chàng thách như thế vì đây là loại the mỏng nhìn thấy bên trong.
– “Nếu anh thua thì anh chịu gì nào?” Châu Linh đáp ngay.
– “Em đòi thưởng gì anh cũng chiều theo.”
– “Quân tử nhất ngôn, nhớ không nuốt lời đó.”
Châu Linh nói xong, cả hai cùng cười, Châu Linh giục Lưu Bằøng trở lại án thư, nàng phải đi ngủ để ngày mai còn chạy chợ. Khi chàng đã lên nhà trên, nàng lấy bài thơ chàng viết đọc lại, rồi cuộn tròn đặt phía trên gối, nhớ lại những cảm xúc vừa qua rất kỳ diệu và rất mới như của một cô gái mới yêu lần đầu với một tâm hồn trong trắng.
Sau đó nàng ngủ thiếp và mơ thấy mình cùng Lưu Bằng đang đánh đu ở làng Song. Rồi một cơn gió mạnh đưa hai người lên cao vào đám mây đen như màu vải the và đặt họ ở trước sân nhà. Trong lúc mây bay nàng ôm chặt lấy chàng vì sợ rơi xuống đất.
Sáng hôm sau nàng nhớ lại giấc mộng nhưng không hiểu nó có ý nghĩa gì. Ngồi ở sạp hàng nàng tự hỏi có nên kể lại cho Lưu Bằng giấc mơ kỳ diệu ấy không, bỗng có ba thanh niên đến giả vờ mua kim chỉ và buông lời chọc ghẹo. Một anh chàng có vẻ là một công tử nói:
– “Về với anh đi em gái dễ thương, em sẽ không phải buôn bán vất vả như thế này đâu, lại còn có người cơm bưng nước rót cho em và còn có anh đây “xe chỉ luồn kim” cho em tha hồ mà sướng.”
– “Các anh về nhà mà hầu vợ và mẹ các anh đi; đây chẳng thèm thứ đàn ông hèn hạ ấy đâu.” Châu Linh chanh chua đáp lại. Lúc ấy bà thầy thuốc dạo trờ tới tiếp lời, nói như tát nước vào mấy thanh niên giàu có nhưng lêu lổng:
– “Các cậu hết người chọc ghẹo sao lại đi chọc gái có chồng?”
Bọn chúng bỏ đi nhưng còn tiếc rẻ nói thêm và cười lên hô hố :
– “Có chồng rồi sao trông cứ như con gái còn trinh ấy.” Bà thầy thuốc quay lại hỏi nhỏ Châu Linh:
– “Cô Loan này, cô có tin vui chưa?”
– “Thưa bác chưa ạ!”
– “Thế thì không phải do lỗi của cô mà do chồng cô đấy,” rồi bà lấy ra trong giỏ một bình rượu nhỏ màu vàng có đường vân như hai ngọn lửa đỏ đưa cho Châu Linh và dặn:
– “Cô cầm lấy bình rượu gia truyền này, mỗi tối trước khi vào giường rót cho chồng cô một chung nhỏ, cô một nửa chung thôi. Điều quan trọng là chồng cô phải uống, tôi bảo đảm trong một tháng cô sẽ có tin vui…”
– “Thưa bà chai rượu thuốc này bao nhiêu tiền?”
– “Ba tiền, nhưng hôm nào có cô đưa cũng được.” Nói xong bà thầy thuốc cáo lui.
Châu Linh cầm bình rượu thuốc ngắm nghía một lúc cất vào giỏ cói, nàng nghĩ mình sẽ dùng đến nhưng có lẽ sau này. Nàng và Lưu Bằng thường có những lúc âu yếm trong đêm nhưng đến khi chàng có ý lả lơi nàng đều cố gắng với bản thân mình để ngăn lại. Lưu Bằng dường như cũng bằng lòng với một giao ước ngầm “khi chưa thi đỗ thì chưa động phòng”. Tuy nhiên sau đó khi còn lại một mình, nàng lại thấy thương chàng và thương mình quá đỗi. Ở một hoàn cảnh khác, hai người có quyền hưởng được lạc thú tình yêu mà mình đáng được tận hưởng.

Ngày tháng qua nhanh, mọi vật chuyển dần qua mùa thu sau một mùa hè oi bức. Những cơn mưa đầu mùa đã đến và cái nóng cũng dịu dần. Cây cối trở lại xanh tươi hơn nhưng những lá vàng cũng xuất hiện làm cho cảnh vật thành một bức tranh nhiều màu sắc.
Dạo này Cát Dương đàn đúm với bọn lêu lổng chơi bời có khi hai ba ngày mới về. Trong những ngày ấy, Châu Linh phải tự mình dọn hàng buổi sáng, buổi chiều Lưu Bằng ra chợ đón nàng về cũng phụ giúp một tay. Mỗi lần như thế, những cô bạn hàng ngồi cạnh nàng đều nhìn chàng mãn nhãn, họ nói với Châu Linh, “Có chồng đẹp và hiền lành như thế mà giấu kín ở nhà không cho chị em chúng tôi thấy mặt…” Châu Linh đỏ mặt cười không đáp.
Kẻ cầm đầu nhóm thanh niên lêu lổng ở Thiên Thạch chính là Khắc Viên, con cháu của một hoàng thân nhà Lê có điền trang trong vùng. Khi Chúa Trịnh chuyên quyền muốn lấy lại đất ấy cho con cháu họ Trịnh nhưng thấy chẳng bỏ công vì đất ấy năng suất kém nên thôi. Khắc Viên có ăn học, đã đọc qua Tứ thư và Ngũ kinh nhưng không thể đi thi vì chúa Trịnh nắm giữ bộ máy quan lại trong khi hắn lại là hoàng thân nghĩa là một người của vua Lê. Khắc Viên trở thành kẻ bất mãn với thời cuộc sinh ra làm càn.
Hắn tụ tập thanh niên xấu giảng dạy một thứ đạo lý tào lao, đại loại hắn giảng Nho theo Phật và giảng Phật theo nho. Có lần hắn lên lớp với bọn đàn em cả nam lẫn nữ, hôm đó có cả Cát Dương. Hắn nói:
Các chú, các dì, hết thảy các em,
Hôm nay anh Hai giảng cho các em nghe phải thực hiện ngũ luân của đạo nho như thế nào cho thế gian được an lạc. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn có biết đạo ngũ luân nhưng không làm theo, thế nên con cháu hai chúa có người đã âm mưu làm phản để giành địa vị làm chúa của họ, ngay trong lúc họ còn đánh nhau để giành địa vị làm vương của vua Lê. Nay anh Hai có cách thực hành ngũ luân đúng đắn là làm theo cách vô ngã và vô phân biệt của nhà Phật.Mình không phân biệt ta và người.Hãy yêu thương cha mẹ vợ con anh em bạn hữu của người như cha mẹ vợ con anh em bạn hữu mình … Với tâm vô phân biệt ấy khi thực hiện ngũ luân, thế gian này rồi sẽ thái bình, hạnh phúc.
Sau bài giảng, Cát Dương giơ tay lên hỏi:
– “Sao yêu thương vợ con người như vợ con mình được, nó đánh mình chết không kịp trối?”
Khắc Viên nhìn Cát Dương, một đàn em lớn tuổi hơn hắn, trông ‘dốt như con tốt’, nhưng có vẻ ‘sĩ phu’ lắm. Hắn mỉm cười im lặng có vẻ như suy nghĩ, một phút sau mới nói:
– “Câu hỏi chứng tỏ chú em còn tâm phân biệt ta với người. Anh sẽ trả lời là được, nhưng phải giữ Lễ và nhất là đừng cho tâm phân biệt nổi dậy. Lúc đầu phải tạo khung cảnh bên ngoài như cảnh hỗn mang khi thế gian còn chưa phân biệt. Một thời gian sau không cần cảnh ấy trợ duyên nữa. Hiểu chưa? Chưa hiểu hôm nào sinh hoạt rồi sẽ thấy.” Lâu lâu Khắc Viên tổ chức một đêm lễ hội Hỗn mang: trái gái ăn uống say sưa rồi ngậm tăm vào một phòng tối từ hai ngã, một dành cho nam, một dành cho nữ, trong đó nam nữ im lặng quờ quạng tìm cho mình một người khác phái, đàn ông nhờ có khăn mỏ quạ, đàn bà nhờ có tóc đuôi gà, sau đó im lặng hành lạc với nhau. Màn cuối này của lễ hội quy định là một canh giờ. Mùa nắng Khắc Viên chọn một nghĩa trang và họ hành lạc trên những ngôi mộ, vào những đêm có trăng những người tham gia phải vừa ngậm tăm vừa bịt mắt bằng khăn đen. Một canh giờ khá lâu nên họ có thể tranh thủ “đổi ngựa” cho nhau. Hết một canh giờ lễ hội giải tán trong im lặng. Mọi người đi ra theo lối vào, nộp lại tăm và khăn bịt mắt cho người gác cửa và ai về nhà nấy.
Châu Linh có nghe nói xa gần về chuyện ấy nhưng khó khuyên bảo Cát Dương vì không có bằng chứng gì cụ thể. Còn việc ăn nhậu thì hắn nói vì buồn nhớ vợ con ở Thiên Thành nên phải mượn rượu giải sầu, có lúc hắn còn nói Lưu Bằng không đáng được đối xử tốt như thế. Vả lại chắc gì chàng ta thi đậu v.v… Châu Linh làm thinh chịu đựng và đau xót trong lòng vì chưa bao giờ nàng yêu chàng đến thế. Trong thâm tâm đây là mối tình duy nhất của nàng mà số phận trái ngang chỉ dành cho nàng khi nàng đã làm vợ của Dương Lý.


Ngày rằm tháng bảy, lễ hội Vu Lan, Châu Linh cùng mấy cô bạn hàng trong chợ rủ nhau đi chùa, cách Thiên Thạch ba dặm đường. Châu Linh nói Cát Dương cùng đi với Lưu Bằng, nhưng hắn không đi vì có hẹn đi chơi với các bạn quen như lời hắn nói. Sáng sớm hôm đó Lưu Bằng theo sau mấy người phụ nữ trong đó có Châu Linh. Đến chùa chàng không vào thắp hương lạy Phật, nhưng đứng dưới gốc bồ đề chờ Châu Linh. Chàng nói:
– “Em vào lạy Phật cho bố mẹ anh nữa nhé. Anh chờ em ở đây.”
Người đi chùa đông đúc, chen chúc vào chánh điện, lúc đó đã tràn ngập khói hương thành một lớp sương trắng xoá, ngột ngạt. Một lát sau Châu Linh bước ra rồi cả hai cùng tìm một gốc cây ít người ngồi trò chuyện. Hai người ngồi xuống một cái rễ cây to nổi trên mặt đất như một con trăn. Chàng lấy quạt quạt mát cho nàng. Lúc đó trong chùa bài kinh cầu siêu cho các vong nhân bắt đầu vang lên ê a. Châu Linh kể lại câu chuyện cha nàng bị bệnh qua đời khi nàng được mười hai tuổi, và giấc mộng công danh cử nghiệp của ông trở thành mây khói, rồi nàng nói tiếp:
– “Vì thế, em rất mong anh sẽ đạt được công danh và như thế em đã phần nào thực hiện được chí lớn của cha mình.”
Nghe những lời ấy, Lưu Bằng nắm lấy bàn tay mềm mại của nàng, hứa sẽ thực hiện tâm huyết của nàng. Chàng giữ bàn tay của nàng thật lâu cho đến lúc giờ tụng kinh chấm dứt và chùa bắt đầu dọn bữa chay cho các tín hữu. Bữa chay này do bà tri huyện và một vài phu nhân giàu có đứng ra lo liệu và chịu mọi phí tổn. Lưu Bằng kéo Châu Linh đứng dậy để cùng vào nhà trai.
Cơm được bới vào những thúng nhỏ có sơn nhựa thông ở hai mặt thúng. Nước tương và chao đựng trong những cái thố sành, rau luộc đựng trong những cái nia nhỏ cũng có sơn nhựa thông để giữ cho nước trong rau khỏi chảy ra ngoài. Aên uống xong các cô bạn hàng của Châu Linh về trước.
Lưu Bằng nắm tay Châu Linh đi vào rừng trúc sau chùa đi dạo. Họ nắm tay âu yếm đi bên nhau, thỉnh thoảng Châu Linh dừng lại hái mộït hoa dại, còn Lưu Bằng ngừng lại ngắm nàng. Sau đó họ chạy lòng vòng đuổi bắt nhau như hai đứa trẻ chơi trò ‘mèo bắt chuột’. Có lúc họ dừng lại để thở và cười thoả thích. Có lúc Châu linh vờ ngã để được Lưu Bằng ôm nàng và kéo nàng đứng dậy. Qua rừng trúc đến rừng bạch đàn. Tranh thủ những chỗ lá cây che kín, Lưu Bằng kéo Châu Linh tựa vào một thân cây để hôn nàng. Ở nơi có vạc cỏ hoặc một tảng đá bằng phẳng, họ ngồi xuống nghỉ chân và hôn nhau say đắm. Nàng nằm dài trên cỏ kê đầu lên đùi chàng, mắt mơ màng khi được chàng vuốt ve âu yếm.
Đi thêm một đoạn nữa, họ gặp một cái chòi lá nhỏ bé, cái cửa thấp ngang vai đang mở ra. Châu Linh cúi xuống nhìn vào thấy một nhà sư già ngồi trên chiếu uống trà. Đó là cái cốc của một nhà sư thực hành thiền định. Thấy có người lạ vị sư hỏi:
– “Chắc hai con đi lạc phải không. Vào đây uống trà rồi sư sẽ chỉ đường về cho.”
Hai người vái chào rồi cúi người chui vào cửa. Khi họ ngồi xuống chiếu thì trong cái cốc không còn chỗ trống nào. Nhà sư tuổi quá trung niên nói:
– “Có phải hai con đã cúng chùa rồi đi vào tận đây.”
– “Vâng vì thấy cảnh đẹp nên chúng con đã đi vào tận đây” Lưu Bằng đáp.
– “Vậy là sư có duyên với hai con.” Nhà sư vừa rót nước trà vào hai cái cốc và lấy ra một phong bánh đậu xanh mời hai người.
– “Hai con đã có con cái gì chưa?” nhà sư hỏi tiếp.
– “Dạ chưa ạ.” Châu Linh đáp.
– “Rồi sẽ có thôi. Các con đừng sợ sinh lão bệnh tử, vì có qua sinh lão bệnh tử mới đến được Niết Bàn. Bây giờ để sư làm phép cho.”
– “Phép gì ạ?”
– “Phép an tâm và khai huệ nhãn.”
Nói xong ông lấy một cành bông sen nhúng vào tô nước rẩy trên hai người miệng niệm một bài chú. Một khắc sau nhà sư già chỉ con đường mòn trong rừng bạch dàn dẫn ra đường cái không phải trở lại chùa, lúc đó vào giữa giờ mùi. Hai người về đến nhà vào giữa giờ dậu. Lúc đó Cát Dương vẫn chưa về. Họ cùng nhau chuẩn bị bữa ăn tối, rồi ngồi bên nhau ăn uống và trò chuyện cho đến giờ tý thì đi nghỉ.
Nằm một mình chờ giấc ngủ Châu Linh nhớ lại những cử chỉ âu yếm của Lưu Bằng khi hai người đi dạo trong rừng trúc. Những giây phút ấy thật tuyệt vời. Chàng đã đọc cho nàng nghe những bài thơ trong Tình sử trên đường những lúc họ nghỉ chân, khiến nhiều lúc nàng tưởng mình đang bay vào một thế giới yêu đương ngọt ngào đầy hương sắc.
Một buổi chiều sau lễ Vu Lan ít hôm, Lưu Bằng đón Châu Linh từ chợ về. Trời chiều vần vũ như sắp mưa to, ra khỏi chợ họ đi vào một con đường làng có trồng cây hai bên, xung quanh là ruộng lúa. Gíó thổi mạnh trên ngọn cây lắc lư kêu xào xạc. Tà áo của Châu Linh phất phơ trong gió. Lưu Bằng nói cho nàng biết chỉ còn hơn một tháng rưỡi nữa, chàng phải lều chỏng lên đường dự thi. Chàng nói với nàng chỉ nên bán hàng nửa buổi trong thời gian chàng đi thi, vì nếu không có người giúp đỡ nàng sẽ rất vất vả. Nàng mỉm cười vâng dạ. Điều nàng quan tâm bây giờ là thời gian một tháng rưỡi. Thời điểm quan trọng trong kế hoạch của nàng mà nàng đã tính từng ngày, trước cả Lưu Bằng, và hồi hộp chờ đến thời điểm trọng đại ấy.
Khi còn cách nhà nửa dặm trời đổ cơn mưa, hai người định tìm chỗ trú nhưng nơi ấy là đồng ruộng hoang vắng đành phải đội mưa đi tiếp. Bên trái đường là một con suối mùa hè khô cạn, giờ đây nước mưa làm cát trở nên mềm mại và lắp xắp nước. Châu Linh chạy xuống lòng suối cạn như một đứa trẻ tắm mưa, quần áo nàng đã ướt sũng, tóc và mặt đầy nước. Vừa vuốt mặt nàng vừa kêu Lưu Bằng lúc này cũng ướt từ đầu đến chân, “Đố anh đuổi bắt được em…” Lưu Bằng liền đuổi theo vì chạy sẽ làm cho đỡ lạnh hơn. Cả hai chạy trong lòng suối trên cát mịn, được ba mươi thước chàng đã túm được nàng rồi cả hai mất thăng bằng ngã lăn trên cát, Lưu Bằng đè lên người nàng, hai khuôn mặt nhìn nhau cùng cười to vì trò chơi trẻ con ấy. Mưa không ngớt khiến nàng phải nhắm mắt lại để tránh nước mưa rơi thẳng vào mặt nhưng không tránh được đôi môi của chàng đã áp sát đôi môi nhợt nhạt của nàng vì lạnh. Nụ hôn kéo dài xuống cổ , vai và trên ngực mà cái yếm lụa ướt đẫm làm nổi rõ nước da và hai đầu vú đỏ nhợt. Bấy giờ Châu Linh nói nhỏ, “Để tối nay đi anh…” Lưu Bằng đứng dậy kéo nàng đứng dậy theo rồi họ ôm chầm nhau một lúc. Châu Linh nói, “Chúng mình cùng nói yêu nhau dưới mưa đi anh,” Chàng gật đầu rồi họ cùng hét lên, “Anh yêu em… Em yêu anh”. Có tiếng sấm to đáp lại khiến họ cùng cười to thích thú, sau đó nắm tay nhau chạy vội về nhà. Cơn mưa đã gột sạch quá khứ chua xót của nàng, chuẩn bị cho nàng một bước đi mới.
Về đến nhà, thay áo quần xong, Lưu Bằng nhóm bếp lửa cùng Châu Linh vừa chuẩn bị bữa ăn vừa cùng bên nhau sưởi ấm. Trong bữa ăn, nàng lấy bình rượu thuốc rót cho chàng một chung đầy và cho nàng chưa tới nửa chung và nói:
– “Anh uống một ly rượu cho ấm. Bình rượu thuốc này em mua mấy hôm trước nhưng quên không đưa anh dùng.” Lưu Bình cầm lên uống một ngụm khen:
– “Ngon thật,” rồi với giọng bỡn cợt chàng nói, “Rượu này làm rượu giao bôi được đấy.”
Rồi chàng bảo Châu Linh cùng nâng chung rượu với chàng. Nàng mỉm cười sung sướng nâng ly như thể đêm nay là đêm tân hôn củûa họ.
Sau bữa ăn, Châu Linh làm thêm một vài côâng việc dọn dẹp. Lưu Bằng lên nhà trên uống trà có ý đợi Cáùt Dương về nhưng hắn không về. Đến giữa giờ hợi chàng xếp sách lại rồi xuống nhà sau vào phòng Châu Linh, nàng không gài chốt cửûa phòng mà chỉ khép hờ. Nàng đang đắp chăn mắt nhắm lại nhưng chàng vẫn hỏi:
– “Em ngủ chưa?”
– “Chưa, em đang đợi anh vào để đòi thưởng vì anh thua rồi!”
– “Thua gì?”
– “Anh kéo chăn xuống thì biết ngay.”
– “À cái váy bằng the, em đáng sợ thật!” Lưu Bằng vừa kéo chăn vừa kêu lên.
Lưu Bằng nhớ lại lời thách đố hôm trước. Nàng mặc cái váy the và đôi chân thon dài nổi rõ như sau một lớp khói đen rất mỏng. Chàng nói tiếp:
– “Em muốn thưởng gì nào?”
– “Tuỳ ý anh. Anh thưởng gì em cũng nhận hết.”
– “Thế thì anh thưởng cho em, đúng hơn chúng mình cùng thưởng cho nhau nhé!”
Lưu Bằng để đèn lên cái tủ thấp ngồi xuống bìa chiếc chiếu hoa. Aùnh trăng hiện lên sau cơn mưa đầu mùa chiếu vào cửa sổ hướng nam càng làm cho gian phòng lung linh mờ ảo. Chàng lấy một tay kéo cái váy the ra như một cơn gió xua tan đám mây đen mỏng, vuốt ve đôi chân nàng như hai trụ ngọc, trong lúc tay kia chàng cởi bâu áo của mình. Hôm nay nàng không phản đối, mắt mở mơ màng và im lặng không nói trong lúc bàn tay chàng đưa dần lên trên. Bây giờ chàng đã chồm lên người nàng, y phục của hai người đã được ném vào một góc. Đôi môi chàng chạy từ dưới rốn nàng lên và đậu lại trên vùng núi đôi tròn trịa, cùng lúc đó nàng cảm thấy rùng mình vì chàng xâm nhập khu tam giác của nàng đã mềm mại và sẵn sàng, chàng đã ấn sâu vào … rồi lại ấn sâu liên tục như muốn đưa cả người chàng vào trong nàng để nhập làm một với nàng. Một rung động của lạc thú truyền đến mọi góc tối của thân thể nàng như một bọt biển nở ra khi nhúng vào nước. Những rung động ngây ngất ấy len lỏi vào những chiều sâu mà nàng chưa từng biết. Nàng thều thào nói, “Em yêu anh…” nhưng bên dưới những âm thanh ấy còn có một lời của nàng mà chàng không nghe thấy, “Anh ơi, hãy cho em hoa trái của tình yêu, hãy cho một đứa con anh nhé, một đứa con mà Dương Lý không thể cho em…” Nàng ghì chặt đầu và lưng chàng cho tới lúc nàng và chàng cùng kêu lên một tiếng vì hai người đã nhập làm một trong chấn động sau cùng của hạnh phúc. Rồi cả hai cùng gục vào vai nhau cười khúc khích. Sau đó họ nằm bên nhau trần trụi và ngủ say. Khi trống điểm canh tư Lưu Bằng chợt thức dậy, ngồi ngắm thân thể với những đường cong hoàn hảo của Châu Linh một lúc, mặc lại y phục của mình rồi lặng lẽ lên nhà trên ngả lưng vào cái chỏng tre của chàng.
Một lát sau khoảng giữa canh tư, Cát Dương về người nồng nặc mùi rượu, hắn đi thẳng vào nhà gieo mình trên chỏng tre của hắn không thèm nói với Lưu Bằng một lời khi chàng đã ra mở cửa cho hắn.
Sáng hôm sau khi Châu Linh ra chợ, Cát Dương còn ngủ như chết nên Lưu Bình đi với nàng. Suốt dọc đường, nàng luôn âu yếm hai tay nắm chặt tay chàng, sương mù buổi sáng bồng bềnh trên những cánh đồng làm nàng có cảm tưởng đi giữa những đám mây, dư vị đêm qua làm bước chân nàng như bay bổng. Đi ngang qua chỗ dòng suối nơi hai người ngã lên nhau: sáng nay nước đã lên cao hơn hai tấc, Châu Linh nũng nịu nói:
– “Tại anh mà em không giữ được mình cho đến khi anh thi đỗ.” – “Tại cơn mưa chiều hôm qua …”
– “Tại anh đề thơ tặng em …”
– “Phải, tại anh yêu em và tại em yêu anh.”
– “Trước giờ yêu nhau mà có sao đâu?”
– “Tại em có cái váy mới…”
– “Tại anh thách đố em. Tối nay em sẽ cài chốt cửa cho anh khỏi vào.”
– “Anh sẽ suốt đêm đập cửa phòng không cho em ngủ…”
– “Anh ác lắm!” Châu Linh nói và véo Lưu Bằng một cái. Chàng thọc lét lại nàng rồi cả hai cùng cười vui trên quãng đường còn lại đến chợ.
Quả thật chưa bao giờ Châu Linh thấy hạnh phúc như bây giờ. Nàng được yêu và yêu lại một cách chân thành và ngây thơ với nhiều chất thơ và mơ mộng. Nàng cũng đã nếm hưởng hương vị mãnh liệt và ngọt ngào của tình yêu mà Dương Lý đã không thể đem lại cho nàng ngoài sự phô trương và thị uy của một nho quan đắc thắng. Bây giờ chuyện đó đã đi vào quá khứ mơ hồ và mù mịt. Giờ đây Lưu Bằng là hiện tại luôn hiện diện với nàng. Vì thế đương nhiên từ đêm nay nàng sẽ luôn trong tư thế mở ra cho chàng: ban đêm nàng sẽ chỉ khép hờ cửa phòng và nếu đúng như lời bà thầy thuốc nói, trước khi chàng lều chỏng đi thi, nàng sẽ có tin vui mà một người phụ nữ có chồng nào cũng ao ước.
Một đêm khi Cát Dương đã ngủ say, Lưu Bằng bước vào phòng của Châu Linh và thấy nàng nằm co ro trên chiếu, trên má còn in hai dòng nước mắt như hôm nào nàng bị bệnh. Lưu Bằng nhẹ nhàng leo lên nằm kế bên nàng êm ái ôm nàng vào lòng, cố ý không làm nàng thức giấc. Tuy nhiên không lâu sau nàng cũng thức dậy sung sướng thấy mình nằm trong vòng tay của Lưu Bằng. Chàng hỏi nhỏ nàng:
– “Hình như em khóc ?”
– “Vâng, tự nhiên nước mắt em trào ra…”
– “Tại sao?”
– “Vì lúc em ngủ thiếp, em thấy một ác mộng …”
– “Kể cho anh nghe đi!” Lưu Bằng ôm nàng sát vào lòng nói.
– “Em thấy em ôm một em bé, phía sau có những tên lính gian ác đuổi theo đòi bắt con em. Em liền giấu em bé vào một bụi cây và chạy tiếp. Sau cùng chúng cũng bắt được em. Chúng tức giận vì không thấy em bé trên tay em nhưng em không chỉ chỗ cho chúng, chúng xô em xuống vực sâu mà trước đó em đã nhìn thấy vài bộ xương khô. Em thức dậy và em sợ hãi rồi em lại khóc. Em không khóc vì sợ chết đâu nhưng vì một lý do khác.”
– “Em không sợ chết sao?”
– “Em yêu anh dù có chết cũng cam. Anh có biết em yêu anh đến chết được không?”
– “Anh biết, vậy điều gì làm em khóc?”
– “Em khóc vì khi em chết, em mất anh mãi mãi và không bao giờ có anh bên cạnh.”
– “Không, em đừng bao giờ nghĩ em mất anh. Anh luôn mang em trong lòng anh, ở bên cạnh anh dù anh đi xa, anh cũng luôn ở gần em.”
– “Thật không anh?” Châu Linh vui mừng nói.
– “Thật đấy. Em đừng bao giờ buồn như thế nữa. Vả lại đây chỉ là giấc mộng thôi giống như khi em bị hoa mắt thấy linh tinh nhưng không có ý nghĩa gì cả.”
– “Vâng, em xin nghe anh.”
– “Vậy chúng mình yêu nhau đi…”
Rồi hai người im lặng và trong ánh đèn chập chờn, họ vuốt ve âu yếm đan vào nhau, đi sâu vào nhau trong hơi thở dồn dập và tiếng tiếng rên rỉ của Châu Linh. Sau cùng là tiếng kêu mãn nguyện bật ra từ đôi môi trái tim hé mở của nàng trong cơn chấn động mạnh sau cùng của tình yêu và lạc thú.
Kể từ đêm ấy, khi Cát Dương đi vắng hoặc ngủ say vì rượu, Lưu Bằng và Châu Linh lại đến cùng nhau trong lạc thú yêu đương, vừa âu yếm vừa mãnh liệt như để bù lại thời gian đầu Châu Linh luôn cố giữ sự lạnh nhạt với chàng.

Ngày mai , Lưu Bằng sẽ lều chỏng đến trường thi, hai ngày nay Châu Linh không đi bán, nàng lo mua sắm những vật dụng Lưu Bằng sẽ đem theo khi về thành Nam. Buổi chiều hôm ấy, nàng đi chợ mua thứùc ăn ngon làm một bữa cơm thịnh soạn để tiển Lưu Bằng lên đường, chúc chàng công thành danh toại, và khi mua thức ăn nàng không quên mua hai lít rượu ngon riêng cho Cát Dương, để hắn ta đi ngủ sớm. Nàng cũng dặn Lưu Bằng chỉ uống một chung rượu thuốc của chàng.
Khi Cát Dương đã vào giường và ngủ say, Châu Linh kéo chàng vào phòng mình tận hưởng đêm cuối cùng trước khi chàng đi. Họ trần trụi bên nhau âu yếm chuyện trò rồi làm tình, sau đó lại trò chuyện đến canh tư lại cùng nhau tận hưởng. Và thật kỳ lạ nỗi đau buồn phải chia tay trước mắt hai người làm nàng càng cảm nhận mạnh mẽ hương vị ngọt ngào của hạnh phúc. Nàng bám chặt vào chàng hơn, rên siết và tưởng mình tan biến khi cả hai hoà làm một. Châu Linh như muốn giữ chặt lấy chàng ít là vào ký ức của nàng: nàng sẽ sống tình yêu ấy nhờ những kỷ niệm đêm nay và kỷ niệm những ngày tuyệt vời họ ở bên nhau, những lúc họ dâng hiến cho nhau mà nàng lưu giữ không phai trong tâm trí và cả trong thân xác nàng. Thật vậy, hiện nay một mầm sống của chàng đã đậu lại trong lòng nàng, trong thịt xương nàng: nàng đã thật sự có thai đúng như lời bà thầy thuốc nói. Nàng biết chắc tin vui ấy nhưng không vội báo cho chàng. Và đêm nay là đêm ngắn nhất đời nàng nhưng dài nhất trong ký ức của nàng .
Khi trời vừa sáng, Châu Linh đưa chàng lên đường. Một chiếc xe thồ do lừa kéo sẽ đưa chàng đến bến đò gần nhất cách Thiên Thạch chín dặm đường, từ đó chàng sẽ xuống đò về trường thi, nhưng đoạn đường đi đò chỉ bằng một nửa đoạn đường thuỷ đi từ huyện Thiên Lương. Chủ xe thồ dẫn lừa đi trước, nàng nắm lấy tay chàng theo sau. Ôi cảnh chia ly sau mà buồn thế! Nước mắt Châu Linh trào ra và Lưu Bằng phải an ủi dỗ dành. Lưu Bằng nói: – “Khi có kết quả kỳ thi xong, anh sẽ về lại Thiên Lương để tạ ơn tổ tiên, em nhớ bảo cậu Cát Dương tháng sau đến nhà anh đợi anh về. Sau đó anh chuẩn bị sính lễ cùng cậu Cát Dương và người mai mối đến gặp mẹ em để xúc tiến hôn lễ và trong lúc chờ nhậm chức, anh sẽ đưa em về Thiên Lương ngay sau đám cưới. Lúc đó căn nhà ở Thiên Thạch có thể sang nhượng cho người khác.”
Châu Linh chỉ nghẹn ngào vâng dạ, và đôi lúc nhắc chàng nhớ rằng chàng là tình yêu duy nhất của nàng. Đi gần được nửa dặm đường, Lưu Bằng bảo nàng quay lại để chàng lên xe, lúc đó nàng đứng lại khóc thành tiếng. Họ xa dần nhau và khi Lưu Bằng đã khuất bóng nàng mới chịu quay về. Trên đường về nàng đã mấy lần ngồi xuống ven đường khóc một mình, nhưng không quên cầu trời cho chàng thi đỗ.
Về đến nhà, Cát Dương đã chuẩn bị hành lý xong. Chiếc xe ngựa mà hắn thuê giờ mùi sẽ đến và như một cuộc chạy trốn, chiều nay họ sẽ lên đường về lại Thiên Thành. Trên đường đi họ sẽ ghé vào nhà người chủ căn nhà họ đang ở, tính toán tiền thuê nhà, trao chìa khoá lại cho người ấy và tiếp tục cuộc rút chạy đến Thiên Thành. Trong lúc đi đường, một nỗi buồn khôn tả xâm chiếm tâm hồn nàng pha trộn với một nỗi sợ hãi mông lung. Nàng biết rằng cuộc đời trước mặt nàng không còn như trước nữa. Hẳn sẽ buồn nhiều hơn vui, nhưng dù sao tình yêu của Lưu Bằng đã đủ cho nàng, cho cả cuộc đời nàng và những ngày tháng lạnh lùng sau này nàng sống bên Dương Lý.


Châu Linh và Cát Dương đến dinh quan huyện Thiên Thành vào giờ hợi. Hôm ấy trời có trăng nên họ đi luôn một mạch về nhà không nghỉ lại dọc đường. Kim Ngọc và một thị nữ cầm đèn lồng ra đón hai người, Kim Ngọc cầm tay Châu Linh nói:
– “Em không nghỉ dọc đường sao về muộn thế, rủi gặp kẻ cướp dọc đường có phải là…”
– “Vâng, nhưng em nhớ nhà lắm, vả lại chú Cát Dương muốn sớm về quê gặp lại vợ con…”
– “Cũng phải,” rồi Kim Ngọc quay lại nói với anh lính già Cát Dương, “Chú xuống nhà dưới nghỉ lại đêm nay, sáng sớm mai hãy về với vợ con.”
Cát Dương vâng dạ lui ra. Khi đã vào phòng khách, Châu Linh giữ vẻ bình thản hỏi Kim Ngọc:
– “Phu quân đâu rồi sao em không thấy hả chị.”
– “À, việc này thì em chưa biết, ba tháng nay phu quân được phong làm Tán lý quân vụ đi dẹp dư đảng nhà Mạc và bọn ngu dân theo đạo Tây Dương trong những làng ven biển ở Ngãi Yên từ đó đến nay chưa về nhưng vẫn luôn khoẻ mạnh, hôm qua dịch trạm có đưa thư. Khi có chuyến xe chuyển lương thảo chị vẫn gởi những món cần dùng cho chàng. Chừng một tuần nữa lại có chuyến chị sẽ gửi thư báo tin em về”
Hai chị em chánh thê và thứ thiếp ngồi nói chuyện thêm một lúc về việc nhà rồi KimNgọc bảo Châu Linh về phòng nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài, sáng mai thong thả sẽ nói chuyện tiếp.
Châu Linh về phòng trăn trở không yên, nàng lo lắng không biết phải làm sao gần gũi với Dương Lý để hợp thức con của Lưu Bằng thành con quan huyện. Đây là một cơ may cho Dương Lý có người nối dõi nho phong, và cơ may này đánh đổi việc nàng phải hy sinh tình yêu chân thành của nàng với Lưu Bằng và trở thành kẻ phụ phàng tình yêu ấy. Vả lại nếu nàng bỏ họ Dương để theo Lưu Bằng (là điều nàng rất muốn) hoá ra Lưu Bằng sẽ trở thành kẻ lấy oán trả ơn, lợi dụng trắng trợn lòng tốt của bạn mình làm điều bất chính hay sao. Thế gian độc địa đâu có nhìn thấy uẩn khúc trong mối tình Châu-Lưu, họ cứ cho rằng Lưu Bằng đã biết trước nàng là thiếp của Dương Lý mà lòng dạ bất lương nên vẫn cứ làm càn, còn bản thân mình họ sẽ nói là một dâm nữ không biết nghĩa tào khang, buông mình theo xác thịt, họ có biết đâu nàng đã tìm thấy nơi Lưu Bằng một tình yêu nàng hằng mơ ước. Biết đâu Dương Lý cũng có ý đồ muốn Lưu Bằng làm càn để lấy đó hạ nhục gia đình họ Lưu, ân nhân của chàng, còn nàng chỉ là công cụ của ý đồ ấy và chàng sẽ để mặc người ta cột nàng vào bè, thả nàng trôi sông làm mồi cho cá sấu, để răn đe bọn dâm nữ. Sự việc có thể như thế lắm và chỉ trời biết được phải chăng Dương Lý có cả hai phương án tìm kiếm danh thơm và sự trả thù cùng một lúc. Những nhà nho như Dương Lý không thiếu những mưu mẹo vụn vặt nhưng đủ khiến nhiều người vong mạng. Tôi biết các người sẽ lấy những đạo lý của nho giáo giáo điều để lên án và bắn những mũi tên tẩm thuốc độc vào đôi gian phu dâm phụ mà các người lột truồng và trói đâu lưng vào nhau, và các người cười đắc ý vì mình là người đạo đức hương nguyện biết giữ luân thường. Các người sẽ nhổ nước bọt vào hai cái xác bầy nhầy trong vũng máu đen ấy rồi bỏ đi và tự hào đã xiển dương chánh giáo của vua và các nho quan.Thế nhưng các người có tự hỏi mình đang ăn tươi nuốt sống những ai. Châu Linh trằn trọc đến cuối canh tư nàng thiếp đi vì mỏi mệt. Trước đó nàng đã thổn thức khóc thương Lưu Bằng mà nàng yêu say đắm.
Sáng hôm sau, trong bữa ăn sáng Kim Ngọc báo cho cả nhà biết việc Châu Linh đã về, các tôi tớ trong nhà đều đến chào mừng bà hai. Châu Linh đã chuẩn bị sẵn quà cho mọi người nên cả nhà vui vẻ. Sau đó nàng báo cáo Kim Ngọc công việc nàng trong gần một năm qua, Dương Liễu cũng có mặt để nghe. Dương Liễu chỉ mới biết việc này mấy tháng nay, trước đó Dương Lý và Kim Ngọc nói Châu Linh về nhà săn sóc mẹ già đau yếu. Châu Linh khen rằng Lưu Bằng đã hối lỗi nên rất chăm chỉ học hành, lại ít nói năng trò chuyện với ai vì xung quanh đều là những người lạ. Châu Linh cười tươi quay sang Dương Liễu và nói tiếp:
– “Cậu ta chung tình lắm, thỉnh thoảng nhắc đến em khen em là người hiền thục, chắc chắn sau này có được công danh cậu ta sẽ tìm gặp em đấy. Xem ra cậu ta rất nuối tiếc việc mình đã thả mồi trước mắt, bắt bóng phương xa. Tấm lòng chuyên nhất của em giờ đã có kết quả tốt đẹp không ngờ. ”
Dương Liễu nghe nói thẹn thùng đỏ mặt, trong lòng sung sướng vô vàn. Những ý nghĩ trước đây cho rằng Châu Linh không quan tâm đến mình nay hoàn toàn biến mất.
Đến giờ tỵ, Châu Linh rủ Dương Liễu lên chùa, nàng nói phải tạ ơn trời Phật luôn giữ nàng được bình an, hoàn thành công việc chồng giao phó. Dĩ nhiên nàng sẽ không quên cầu xin cho Lưu Bằng thi đỗ và nhất là Dương Lý sớm quay về Thiên Thành như nàng đã dự kiến. Nàng tin rằng nếu ơn trên đã thuận ban cho nàng đứa con nàng cầu xin, thì cũng sẽ giục Dương Lý phải quay về sớm. Trong trường hợp xấu nhất, nàng sẽ tìm một lý do nào đó như đi bắt ghen để xin phép Kim Ngọc cho nàng theo xe chở lương thực đi gặp Dương Lý.

Lý do bắt ghen thế mà đúng. Tối hôm đó, Dương Lý ngồi trong căn lều đóng quân trên mảnh vườn của phú hộ Phạm Công Liêm, chàng xem lại tờ trình mà chàng đã soạn để gởi về kinh đô. Những con số khiến bản thân chàng cũng phải tự hào với đôi chút xót xa. Giết chết hàng trăm kẻ theo đạo gia-tô với lý do phản đối lệnh vua buộc phải bỏ đạo, hàng nghìn người bị lưu đày và bị phân sáp, hàng nghìn người nữa bị đưa ra chiến trường làm sưu dịch, khai sông, đắp đường, đắp lũy cho binh lính hành quân giao chiến với chúa Nguyễn trong tình trạng đói khát bệnh tật thiếu thốn và bị thường xuyên đánh đập nhục mạ. Cường quyền đã đưa bộ mặt xấu xa nhất của nó để đối xử với lê dân vô tội. Còn chàng cho rằng những kẻ mông muội ấy chết cũng đáng. Và trong chiến dịch này chàng luôn chủ động kiểm soát tình thế. Một việc chàng khó kiểm soát nổi là có những binh sĩ cưỡng hiếp các phạm nhân nữ trước khi chịu án chết hoặc lưu đày.
Đối với đạo của Tây Dương, chàng không thể nào chấp nhận một sự lừa bịp trắng trợn và to lớn như thế. Một nhà nho đã viết cuốn “Tả đạo Tây Dương Gia tô bí lục” mà chàng đọc qua, đã tố giác sự lừa bịp đó. Một người Do Thái nào đó đã chết và đã sống lại (chuyện hoang đường!) lại có thể cứu độ cả nhân loại để đưa họ lên trời. Họ muốn lật đổ vua Lê chúa Trịnh ư? Có thể lắm vì đạo nho và đạo Phật không còn độc quyền thì đạo quân thần không còn nữa. Nhà nho như chàng không còn bổng lộc của vua cũng như sự trọng vọng của lê dân nữa. Chàng sẽ không còn hai vợ nữa, lúc đó biết chọn ai bỏ ai: Kim Ngọc hay Châu Linh và ai sẽ đem hạnh phúc cho hai cô ấy trừ phi một nho quan dũng mãnh và hãnh tiến như chàng. Và như mọi nhà nho khác, chàng lấy cái chủ quan của chàng áp đặt thành cái khách quan cho lê dân bá tánh và xem ra nhà nho cố ý làm cho lê dân có một ác cảm vô thức với những người theo đạo Tây Dương.
Lúc ấy có tên lính gác vào báo ông bà phú hộ Phạm Công Liêm có nhã ý dâng lên cho Quan Tán Lý một món gỏi cá mai đặc sản để ngài dùng; con gái của phú hộ là Diệu Trang đích thân mang đến. Dương Lý bảo cho vào. Cửa lều trại mở ra một bên, và một thiếu nữ đôi mươi bước vào. Cô ăn mặc tươm tất váy và áo tứ thân bằng lụa bóng, yếm hồng, thắt lưng xanh lá làm nổi rõ những đường nét đậm đà với những đường cong gây ấn tượng. Dương Lý không rời mắt trang giấy bảo:
– “Cô cứ để các món ăn trên bàn kia cho ta, khi nào ta dùng sẽ lấy.”
Im lặng một lúc, rồi có tiếng Diệu Trang đáp lại:
– “ Bố mẹ em nói phải mời tướng quân ăn ngay kẻo nguội, không ngon.”
– “ Gỏi cá mà có nguội hay nóng sao?” Dương Lý vừa nói vừa ngước mặt lên khỏi những trang giấy nhìn Diệu Trang, thấy cô ta bối rối thẹn thùng và mặt đỏ lên như gấc thì thích chí, chàng nói tiếp:
– “Thôi được, để ta ăn cho cô về sớm…”
Trong lúc chàng đứng lên rời án thư bước đến bàn ăn thì Diệu Trang bày chén đủa và món ăn gồm cá, rau, nước chấm và gia vị lên tấm khăn bàn màu đỏ. Dương Lý ngồi xuống ghế dùng món còn Diệu Trang đứng kế bên hầu hạ. Chàng lại nói:
– “Thôi bây giờ cô về được rồi, sáng mai đến lấy các vật đựng thức ăn.”
– “Bố mẹ em bảo em phải ở lại hầu hạ tướng quân qua đêm,” nàng đỏ mặt ấp úng nói tiếp “Và cũng nhờ em xin giữ lại đất của tổ tiên từ tay của chú em đã ‘dại dột’ theo đạo Tây Dương.”
Nói xong Diệu Trang rút từ trong tay áo một tờ đơn mà cha nàng đã viết sẵn trong lúc Dương Lý đáp:
– “À thì ra là chuyện đó, đúng lý tài sản của kẻ theo Tây Dương tả đạo phải bị xung vào công điền, nhưng nếu cha cô có khuyên bảo chú cô mà chú cô không nghe thì cha cô có thể giữ lại. Nhưng sự việc này phải được xét kỹ.”
– “Bố mẹ em xin tướng quân thông cảm chiếu cố để có thể giữ lại tài sản của tổ tiên.”
Dương Lý đứng lên ưỡn ngực, nhìn Diệu Trang từ đầu đến chân nói:
– “Ta chiếu cố cho bố mẹ mà cũng chiếu cố cho em nữa.”
Nói xong chàng nắm thắt lưng màu xanh lá của Diệu Trang kéo mạnh về phía mình khiến người nàng áp sát vào người chàng, và hai khuôn mặt cách nhau một gang tay, chàng nói nhỏ:
– “Ở đây lôi thôi lắm, em về phòng em đợi ta, cuối giờ hợi ta sẽ cầm đuốc đến. Nhớ bảo bố mẹ yên tâm mấy ngày sau nhận lại ruộng đất. Em cũng hãy nói với bố mẹ đừng ầm ĩ, lao xao người ngoài biết được thì không hay đâu”.
Rồi Dương Lý ôm chặt thân mình đầy đặn của Diệu Trang một lúc thấy da thịt nàng mềm mại thơm tho, dưới da là những lớp mỡ mỏng êm ái. Sau đó chàng buông ra để nàng về, lúc ấy mới đầu giờ tuất. Aên xong, Dương Lý trở lại án thư, viết một công lệnh phải truy bắt ngay ba tội phạm nguy hiểm là cha cố An-tôn Giáo và hai tu sĩ tháp tùng là Lục Hổ và Thiên Phụng, những kẻ này đi truyền bá đạo Tây dương trong các thôn làng từ duyên hải đến vùng cao.
Cùng lúc đó, Diệu Trang và một tớ gái chuẩn bị phòng ốc của nàng, lòng băn khoăn, lo lắng và sợ hãi. Nàng vốn sùng đạo Phật đã quy y và được sư nữ chùa Niêm Hoa nhận làm đệ tử xuất gia. Ngày xuất gia đã định là rằm tháng mười nghĩa là còn hai tháng nữa, thế mà gặp cơn gia biến, cha mẹ nàng đã van xin nàng hy sinh tiết hạnh để giữ lại ruộng đất tổ tiên giao cho người chú “dại dột” đi theo tả đạo. Ông bà còn nói, “Phật môn đại lượng bao dung không chấp chuyện con còn tiết hạnh hay không, tên tướng cướp sát nhân một khi đã buông dao xuống là có thể thành Phật. Tới ngày xuất gia, con cứ vào chùa. Có ai bắt con khai báo việc trong quá khứ đâu mà sợ.” Sau cùng nàng đã vâng lời chịu thiệt thòi hy sinh cho đạo hiếu.
Thật ra chú cô không “dại dột” vì khi làng này được giảng đạo, và phần đông các tiên chỉ trong làng quyết theo đạo mớùi. Khi họp lại để bàn bạc lần cuối, họ quyết định một nửa theo đạo mới một nửa giữ đạo cũ để thờ cúng thành hoàng. Ngoài ra nếu có bị bách hại, nửa làng theo đạo mới có bị tàn sát sẽ được nửa làng còn lại chăm lo vườn ruộng mồ mả. Trong lúc dọn dẹp nàng không ngừng niệm Phật phù trợ nàng có thêm bi trí dũng trước một thử thách đầy nghiệt ngã.
Đến cuối giờ hợi Dương Lý xách gươm, cầm đuốc đến nhà Phạm phú hộ, hai ông bà phú hộ ra đón chào khúm núm, rồi đưa thẳng vào khuê phòng của Diệu Trang, cửa phòng mở ra Dương Lý bước vào và khép lại.
Dương Lý đặt thanh gươm đã từng uống máu nhiều người theo đạo mới ngay sau cánh cửa, lại ngồi vào ghế, Diệu Trang rót trà ‘Trảm mã’ ra tách sứ với lớp men hồng mời chàng, đôi tay nàng run run làm nước rơi ra khăn bàn màu đỏ, chỗ khăn ướt đậm lại như vết máu. Nàng sợ. Dương Lý ra vẻ ôn tồn nói:
– “Ta thấy cô có vẻ bất an nên phải nói để cô hiểu. Ta đến đây không phải để nhận sự trả ơn của cha mẹ cô, nhưng vì cô đẹp lòng ta nên lúc nãy ta đã nói ta chiếu cố đến cô, cô hãy nghĩ mình như một cung phi được vua sủng ái. Vì thế sau này sự đời thế nào, cô hãy coi đêm nay là một kỷ niệm đẹp, đáng tự hào. Bây giờ cô ngồi xuống uống cùng ta một tách trà trước đã.”
Diệu Trang gật đầu vâng dạ và khi uống ngụm trà bất chợt nàng như được soi sáng, nàng nhớ đến phép quán mà Sư thầy đã dạy khi gặp chuyện trái ý là quán thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, chúng sinh khổ não, nàng liền chọn hai phép quán tâm vô thường và pháp vô ngã để làm một lá chắn che chở cho nàng trong lúc này. Khi Dương Lý cởi áo chàng và lột áo nàng ra, sau đó bồng tấm thân trắng trẻo đầy đặn của nàng đặt lên giường thì tâm hồn nàng đã ở nơi khác vì đã đi sâu vào phép quán. Sự cuồng nhiệt như dông tố của Dương Lý đã hơn một lần làm tổn thương Châu Linh trở nên vô hiệu đối với Diễm Trang. Răng nàng cắn lại, tay nàng nắm lại thật chặt, trong lúc Dương Lý giống như một kẻ cầm gươm chém xuống nước chỉ làm xao động mặt hồ mà không làm nước vỡ vụn vì nó đã lấy sự vỡ vụn để đón nhận lưỡi gươm. Chừng tàn một nén nhang, nàng thấy một cảm xúc mạnh hơn làm nàng rung động, đem lại cho nàng một lạc thú vừa phải và sự thoả mãn trên gương mặt tướng quân. Nàng thở phào nghĩ, “Thế là thoát nạn”. Khi Dương Lý ra khỏi nàng, nàng định mặc lại áo xống nhưng tướng quân không cho, ôm chặt nàng vào lòng và thiu thiu ngủ.
Nàng cũng muốn ngủ để tìm quên, nhưng lạ thật mặt hồ lòng nàng vẫn còn lăn tăn xao động, khoái cảm tuy không nhiều giờ đây lại tạo một dư âm dai dẳng làm nàng chập chờn khó ngủ. Chừng một canh giờ sau Dương Lý choàng tỉnh và bắt đầu lại cuộc chơi. Lần này chàng nhẹ nhàng hơn, từ tốn hơn đánh thức những dư âm còn rung chuyển trong người nàng, chính những dư vị ấy làm cho nàng không thể tập trung thực hành lại phép quán. Nàng như con thuyền không thể đứng yên trên sóng nước đã lao xao và được chàng tháo dây cột, giờ đây con thuyền đã bị dòng cuồng lưu của Dương Lý cuốn trôi, nàng bắt đầu rên rỉ theo từng động tác công kích của chàng, không cắn răng như lúc đầu hôm. Hai tay nàng không nắm lại như lần trước nhưng ghì chặt đầu chàng khi môi chàng tớp lấy những đầu nhũ hoa tròn đỏ mềm mại, và trong chấn động sau cùng của khoái lạc nàng kêu lên thảng thốt. Nàng biết mình thua cuộc và ngạc nhiên vì khoái cảm ấy đã đánh thức trong nàng những cảm xúc, những chiều kích mà lòng đạo hạnh của nàng đã từng đẩy sâu vào bóng tối nội tâm. Dương Lý cũng hài lòng bởi khoái cảm tuyệt vời và vượt xa lúc đầu hôm mà thân thể Diệu Trang như một trái cây “dầy cơm” ngon ngọt đem lại cho chàng. Trong lúc mặc lại y phục, chàng nói với nàng:
– “Đêm mai ta sẽ đến và sẽ có một kỷ vật tặng nàng, nhớ đấy…”
Rồi chàng cầm gươm lặng lẽ trở về doanh trại. Bầu trời đã sáng lên dù mặt đất còn chìm trong tối. Lúc nằm xuống giường ngủ trong quân, chàng nghĩ công việc bình định đã hoàn thành nên có thể trao việc ổn định tình hình cho tham tri họ Vũ và ngày mốt chàng sẽ về lại Thiên Thành.
Tối hôm sau, Diệu Trang bồn chồn chờ tướng quân đến. Nàng đã thay khăn giường hôm qua có dính một vết máu hồng, như chứng tích của sự trinh tiết và dù sau cũng là sự hy sinh trọn vẹn của nàng, bằng một tấm khăn giường mới. Phải chăng tất cả chỉ vì chữ hiếu, thế nhưng tại sao giờ đây lòng nàng lại rạo rực như thế? Phải chăng như một con thỏ bị nhốt lâu ngày, giờ đây khi được sổng chuồng nàng muốn chạy sâu vào rừng vắng thưởng thức những cảm giác lạ lùng khi chạy trên đồng cỏ ướt sương giữa hoa dại và cây cối? Hôm nay nàng chỉ mặc một cái yếm thắm và một cái quần lĩnh làm nổi rõ eo và hông.
Đến giờ tuất như hôm qua Dương Lý mở một túi vải có rất nhiều nữ trang và kim loại quý tịch thu của các phạm nhân mà chàng sẽ giữ lại cho mình chỉ nộp vào công quỹ một số nhỏ tượng trưng. Chàng lấy ra một sợi dây chuyền bằng vàng tây từ nước ngoài đưa vào An-nam tháo hình thập tự giá để lại chỉ đem sợi dây trơn nặng hơn một lượng. Chàng thong thả qua nhà phú hộ họ Phạm. Vẫn là bố mẹ Diệu Trang ra đón và khi thấy chàng giơ cao sợi dây vàng họ xuýt xoa:
– “Cám ơn ngài đem cho con gái khờ dại của chúng tôi món quà vô giá.”
Rồi họ dẫn chàng thẳng đến phòng Diệu Trang. Cánh cửa khép lại và sau một tuần trà, Dương Lý đeo vào cái cổ thon cao của nàng sợi dây vàng và tranh thủ hôn vào tấm lưng trần thơm mát của nàng. Sau đó hai người vào giường hành lạc. Diệu Trang giờ mới hiểu hết ý nghĩa cái “kỷ niệm đẹp đáng tự hào” mà Dương Lý nói với nàng. Hẳn nàng sẽ đem theo kỷ niệm này khi xuống tóc vào chùa, như niềm tự hào của các cung phi chốn lãnh cung lúc về già nhắc lại một đôi lần được xe dê của đấng quân vương hạ cố . Phần chàng từ ngày đi dẹp tả đạo, nghe theo lời Kim Ngọc chàng không dùng rượu thuốc Thắng dương chàng mới thấy việc thuận theo quy luật tự nhiên về lâu dài vẫn tốt hơn và rõ ràng mình cũng là một người hùng giữa “hoa dinh cẩm trận”. Tiếng rên rỉ của hai người hoà cùng tiếng côn trùng trong đêm trong lúc bà Phạm, mẹ nàng đang dán tai vào bên ngoài vách nghe thấy và mừng rỡ vì kế hoạch lấy lại đất ruộng của họ thành công. Tàn một cuộc truy hoan, Dương Lý ôm nàng trần trụi từ sau lưng nói:
– “Ta sẽ cưới em về làm thiếp, chịu không?”
– “Không, em sẽ vào chùa.”
– “Chùa nào?”
– “Chùa Niêm Hoa, nhưng ngài hỏi để làm gì?”
– “Để đến thăm em?”
– “Không được đâu!”
– “Sao không được ?”
– “Em quyết chí tu hành…”
– “Ta cứ đến vì thèm được như lúc này.”
– “Em sẽ cắt dây chuông…”
– “Ta sẽ vượt tường vào.”
– “Em sẽ tự thiêu.”
– “Anh sẽ làm ngọn lửa thiêu đốt em…”
– “Ngài thiêu đốt em được sao?”
– “Phải, từ hôm nay và lúc này.” Rồi Dương Lý nói tiếp, “Xem này”.
Lúc đó hai bàn tay chàng như hai móng vuốt cào vào đùi nàng và kéo dần lên, một bàn tay vầy vọc ở vùng tam giác, một bàn tay trên núi đôi và họ lại cùng nhau hành lạc: lần này Diệu Trang đã tự nguyện để cho lửa dục tình thiêu đốt phẩm hạnh tu hành của nàng.
Sáng hôm sau, Dương Lý kéo một nửa quân số về lại Thiên Thành để lại sau lưng chàng máu, nước mắt, vườn hoang nhà trống của giáo dân, trong số đó có nhiều nhà bị đốt cháy, đồng thời để lại một vết thương lòng cho ái nữ Diệu Trang, con phú hộ họ Phạm. Mấy tháng sau theo đúng dự kiến từ trước, Diệu Trang vào tu trong chùa Niêm Hoa làm một ni cô pháp danh Trang Nghiêm nhưng lòng dạ bất an, bất tịnh vì lửa tình không chịu tắt, tệ hơn nữa trong chùa nàng không ngừng bị đeo bám bởi một ni cô pháp danh Liên Tuyền, trước khi vào chùa cô này bán trái cây ở bến đò Thiên Lương, tên ngoài đời là Thu Liên. Cô ta thù ghét đàn ông như chó chết.
Cũng tối hôm ấy, trong dinh quan huyện Thiện Thành ba chị em Kim Ngọc, Châu Linh và Dương Liễu cùng ngồi ăn chè hạt sen và uống nước trà trong phòng khách. Châu Linh gắng gượng vui cười vì nàng nóng ruột chờ Dương Lý quay về nhưng chẳng thấy tăm hơi. Có lẽ qua tuần nàng phải theo xe lương gặp chàng, và như thế cũng đã là quá muộn vì có lẽ nàng có thai rất sớm khi “ăn ở” với Lưu Bằng và việc gá con cho cha mới không thể để lâu được. Sau một lúc nói những chuyện vui buồn thế sự, Dương Liễu hỏi Châu Linh:
– “Khi chị nuôi anh Lưu Bằng ăn học, có khi nào anh ấy khen chị đẹp không?”
– “Dĩ nhiên là có nhưng chị coi như mấy anh chàng lêu lổng la cà ngoài chợ khen chị vậy thôi.”
– “Có khi nào anh ấy nói sẽ đền ơn chị cách nào không?”
– “Giống như chuyện Lưu Bình- Dương Lễ, anh ấy nói sẽ cưới chị sau khi đã thi đậu và cưới em, để em và chị sống chung một nhà và chị phải gọi em bằng chị đấy.” Rồi Châu Linh quay sang Dương Liễu cúi đầu nhại, “Xin chị thương em bé mọn để em còn được nhờ…”
Lúc đó Kim Ngọc thấy nhột nhạt vì đúng là hoàn cảnh của Kim Ngọc và Châu Linh hiện tại liền nói chen vào:
– “Cô này chỉ khéo bỡn cợt…”
– “Có khi nào anh ấy lả lơi với chị không?” Dương Liễu hỏi tiếp.
– “Không, vì chị đã giao hẹn trước ‘khi chưa thi đậu thì chưa động phòng’, vả lại quân tử nhất ngôn có nghĩ càn cũng không được, nói gì đến việc làm càn...”
Dương Liễu không hỏi nữa, ba người phụ nữ nói thêm một vài câu chuyện rồi về phòng mình ngủ. Kim Ngọc hơi thắc mắc trong lòng, chẳng lẽ Lưu Bằng tầm thường như “những thanh niên lưu lổng ngoài chợ”. Vả lại một người đã từng ăn chơi lịch lãm như hắn ta lại dễ chấp nhận chịu thua trước nhan sắc của Châu Linh với đôi mắt long lanh và buồn vời vợi ấy. Và chỉ có thứ quân- tử -dại mới nhất ngôn mà thôi. Phần Châu Linh trằn trọc thao thức vì thêm một ngày trôi qua mà Dương Lý vẫn chưa về.
Thế nhưng trưa hôm sau, Dương Lý về đến Thiên Thành. Phân công trong quân xong chàng về nhà gặp lại những người phụ nữ thân thiết đang chờ mong chàng. Mọi người đều vui mừng nhất là Châu Linh, nàng mừng vô kể. Trong bữa tiệc tẩy trần tối hôm đó Châu Linh nói sơ công việc nàng đã hoàn thành, những chi tiết sau này sẽ nói thêm và khi Cát Dương từ quê trở lại công đường sẽ bổ sung những điều nàng nói. Dĩ nhiên hắn cũng sẽ mọi việc tốt đẹp như dự kiến, đúng theo bài bản tích truyện mà cổ nhân để lại.
Tối hôm đó dĩ nhiên Dương Lý vào phòng Kim Ngọc. Châu Linh cũng nghĩ chàng sẽ không đến với mình tối nay: bây giờ chàng đã về thì chậm trễ thêm một đôi ngày cũng chẳng hề gì. Đang ngồi đọc lại bài thơ của Đỗ Thu Nương mà Lưu Bằng viết tặng nàng, nàng nghe có tiếng gõ nhẹ vào cửa. Nàng vội vàng giấu bài thơ vào tủ và ra mở cửa, trước mặt nàng là Dương Lý thong thả bước vào. Chàng nói:
– “Kim Ngọc bảo anh đến cùng em trước vì cô ấy nói em rất nhớ thương anh sau gần năm trời xa vắng…”
– “Em cám ơn chàng và chị Kim Ngọc luôn ưu ái em,” nàng nhìn chàng âu yếm rồi nói tiếp, “Chàng có biết em nhớ thương chàng muốn chết không.”
– “Biết, anh cũng nhớ thương em muốn chết. Thế nên hai ta đêm nay phải giúp nhau hồi sinh em nhé.”
– “Anh nói dối, khi em đi xa anh luôn có chị Kim Ngọc bên mình. Còn khi anh đi bình định, thiếu gì cô gái đẹp trong dân giả muốn hầu hạ anh.”
– “Vậy em có muốn anh giúp em hồi sinh để nhớ thương còn mãi không?”
– “Vâng, nhưng anh phải ngủ một lúc đã vì anh cả ngày đi đường xa mệt nhọc.”
– “Phải đấy, ta vào giường thôi. Trước hết anh phải ngủ một, hai canh giờ đã.”
– “Vâng, em theo anh.”
Rồi cả hai vào giường; Dương Lý bảo Châu Linh phải thoát y và hai ngưới ôm nhau ngủ. Dương Lý ngủ ngay, còn Châu Linh luôn thao thức. Từ nay với mối tình Lưu Bằng ở nơi sâu thẳm của lòng nàng, nàng không sợ gì cả, kể cả cái thô bạo uy vũ của Dương Lý đối với nàng trong chốn phòng khuê và thân phận lẻ mọn của nàng. Chỉ cần nhớ đến Lưu Bằng, chỉ cần nghĩ về anh ấy… Đến đầu canh tư, Châu Linh chủ động chồm lên người Dương Lý cởi áo chàng và hôn riết vào ngực chàng, áp sát đôi vú nàng vào da thịt chàng và làm một vài động tác gợi dục khác. Chàng thức dậy và nhập cuộc ngay. Lâu lắm rồi chàng mới tìm lại hương vị của da thịt nàng, chàng như bão biển đập vào người nàng từ giữa hai đùi nơi chàng đã cắm phập dương quản vào, hai bàn tay ôm lấy ngực nàng vầy vọc đôi gò nhũ như hai trái cây mọng nước mà chàng sắp nếm hưởng. Họ cùng rên rỉ trong đêm… Có một lúc nàng nghĩ đến giây phút ân ái với Lưu Bằng khi còn ở Thiên Thạch. Bên ngoài có tiếng mưa rơi, sấm động, và tiếng ếch nhái từ xa vọng lại làm nên một nền nhạc kinh hoàng.
Từ tối hôm đó, mọi sự trở lại bình thường với Châu Linh và hai tháng sau nàng báo tin cho Kim Ngọc biết nàng đã có thai, dĩ nhiên Kim Ngọc sẽ trực tiếp báo tin vui này cho Dương Lý và tin ấy sẽ trở thành chính thức. Cả nhà đều vui mừng. Dĩ nhiên Kim Ngọc cũng vui mừng nhưng băn khoăn tự hỏi, “Tại sao tin vui mau đến thế này, sau một thời gian khá dài mà chính mình cũng chờ đợi, còn cô ấy thì mới về lại nhà”. Nhưng vì là tin vui nên Kim Ngọc không muốn thắc mắc nhiều về nó.
Sau đó hai tháng, tin Lưu Bằng đậu tiến sĩ cũng đã đến tai mọi người.


Vinh quy bái tổ xong, Lưu Bằng cho người đi tìm Khánh Loan (Châu Linh) ngay, nhưng tìm mãi không gặp. Lịch sử lại tái diễn, trước đây là Tiên Hương rồi Thanh Hạc, bây giờ là Khánh Loan biến mất như nàng bị bốc hơi. Cuối cùng chàng quyết định trong lúc chờ triều đình bổ nhiệm, chàng sẽ đến cưới Dương Liễu làm vợ theo ngụ ý của cha chàng khi ông còn sống, việc tìm kiếm Châu Linh sau này sẽ tính. Vì quyết định này chàng phải muối mặt đến gặp lại Dương Lý. Dĩ nhiên lần này trong một tư thế khác.
Sáng hôm đó được lính hầu vào báo, Dương Lý cho Lưu Bằng vào huyện nha ngay. Dương Lý rời bàn làm việc tươi cười ra đón nắm tay Lưu bằng nói:
– “Chúc mừng bạn đã thi đỗ tiến sĩ và mình tự hào năm xưa đã cố tình lấy sự sỉ nhục bạn làm một sức mạnh động viên bạn.”
– “Tôi biết nhưng tôi không muốn anh nhắc lại chuyện xưa ấy vì anh đánh giá tôi hơi thấp đấy. Trừ khi anh muốn noi theo gương Lưu Bình Dương Lễ ngày xưa.”
– “Rồi bạn sẽ biết hảo ý của tôi, nhưng từ bây giờ tôi không còn là kẻ mang ơn gia đình bạn vì món nợ cưu mang ngày xưa tôi đã trả …” Dương Lý ngạo mạn đáp.
Lưu Bằng vờ như không nghe lời ấy, lời của một kẻ không đủ khiêm nhường muốn vội vã trả ơn và quên ngay kẻ đã thi ân cho mình, chàng liền đi ngay vào việc chính. Chàng nhắc lại ngày xưa bên giường bệnh trước khi mất, cha chàng đã cầm tay Dương Liễu đặt vào tay chàng nói chàng sau này chàng phải chăm sóc cho cô bé. Lúc đó cả hai còn nhỏ chưa hiểu Lưu ông muốn nói điều gì. Cũng từ đấy, Dương Liễu luôn hướng tình yêu vụng dại về chàng. Bây giờ qua bao dông tố chàng mới hiểu ra và muốn làm theo ý chỉ của người cha quá cố. Dương Lý nghe xong gật gù tán thưởng vì biết em mình đang chờ đợi Lưu Bằng khi khước từ lời cầu hôn của những người khác.
Lúc đó có một lính hầu vào nói nhỏ với Dương Lý một việc, sau đó lui ra. Dương Lý quay lại nói tiếp với Lưu Bằng:
– “Bây giờ tôi có việc quân phải đi ngay, một giờ sau tôi sẽ về. Tôi sẽ nhờ người dẫn bạn vào gặp Dương Liễu. Chẳng phải bạn đến đây để hỏi cưới Dương Liễu, em gái tôi sao?”
Lưu Bằng không nói, sau đó đi theo một lính hầu dẫn đi vòng đến cửa Tây là tư dinh quan huyện. Khi cổng mở ra Lưu Bằng vào phòng khách, chờ một lúc thấy Dương Liễu xuất hiện, nàng mặc một yếm thắm, váy lụa đen, áo tứ thân xanh chuối. Lưu Bằng thấy nàng xinh đẹp hơn xưa. Dương Liễu chạy lại nắm tay chàng kéo chàng ngồi xuống bên mình, rồi hai dòng lệ trào lên khoé mắt, Nàng nói:
– “Cám ơn trời Phật còn cho em gặp lại anh. Anh có biết em mòn mỏi mong đợi anh không?”
– “Biết chứ, nhưng lúc ấy anh thi rớt, xấu hổ quá không dám về nhà.”
– “Em đã biết tin hiện nay anh thi đỗ…”
– “Vì thế hôm nay anh đến đây xin Dương Lý cho phép anh cưới em và đưa em về Thiên Lương trong khi chờ triều đình bổ đi nhậm chức.”
Dương Liễu không tin vào tai mình hỏi lại:
– “Anh muốn cưới em ?”
– “Đúng, em bằng lòng không?”
– “Bao năm nay em chỉ chờ có ngày này…”
Rồi Dương Liễu lại khóc: những giọt nước mắt hạnh phúc trào ra khi mà có những lúc nàng tưởng chừng tuyệt vọng. Thế nên Lưu Bằng nắm vai nàng kéo sát vào người chàng rồi lau nước mắt và dỗ dành nàng. Họ bàn bạc ngay việc hôn nhân và quyết định tháng sau sẽ làm lễ cưới. Dương liễu nói anh nàng đã biết trước việc này và nàng đoán do Châu Linh gợi ý. Rồi nàng nói tiếp:
– “Chị Châu Linh đang mang thai gần bốn tháng nên không ra chào anh được. Chị ấy rất mừng vì anh thi đỗ.”
– “Châu Linh nào? Cô ấy là ai?”
– “À em quên, chị Khánh Loan giúp anh ăn học chính là chị Châu Linh, thứ thiếp của anh Dương Lý em.”
Nghe nói thế, Lưu Bằng kinh hồn đứng dậy khỏi ghế bối rối và hụt hẩng chưa biết nói gì. Thì ra cô ấy đã về đây, còn những địa chỉ cô ấy cho trước khi chàng đi thi đều không có thật, thế nên mình tìm mãi mà không gặp. Nhưng một nỗi tức giận đến kịp thời để chàng giấu kín những bất ngờ đầy uẩn khúc:
– “Thế ra họ học theo chuyện Lưu Bình và Dương Lễ, và ép anh phải làm một Lưu Bình cho họ thực hành đức hạnh phải không? Họ không có sáng kiến nào hay hơn người xưa sao mà cứ mãi bắt chước cái tự phụ, phô trương của tiên nho như thế…”
Lần này Dương Liễu lại an ủi Lưu Bằng nói rằng họ phải miễn cưỡng làm việc ấy để giữ đôi chân phiêu lãng của chàng lại. Lưu Bằng cũng nhẫn nại cho qua.
Đến lúc chàng sắp ra về, Dương Lý từ ngoài vào, Lưu Bình nói luôn chàng đã biết sự hy sinh của Châu Linh và mang ơn Dương Lý về việc ấy. Bây giờ chàng mới hiểu ra ý nghĩa hành động sỉ nhục chàng của Dương Lý năm xưa. Sau cùng chàng trao đổi với Dương Lý những gì đã thống nhất với Dương Liễu về việc hôn nhân. Trong vài ngày nữa sẽ có mai mối đến xin vấn danh, nạp thái và tháng sau lễ cưới với Dương Liễu sẽ được cử hành. Rồi chàng xin cáo từ, trong lòng chưa hết bàng hoàng vì đã cùng Châu Linh đính ước.
Dọc đường chàng miên man nghĩ ngợi. Theo chàng, thái độ “cuồng nho” của Dương Lý và của một số nhà nho cực đoan sau này sẽ làm hại cho dân cho nước trái với suy nghĩ chủ quan của họ làm ích nước lợi nhà. Thái độ tự mãn ấy sẽ giết chết mọi sáng kiến, mọi sự táo bạo cần có để đón nhận những giá trị mới. Rồi bất giác chàng rùng mình sợ hãi vì nếu Dương Lý biết chàng và Châu Linh đã trao thân cho nhau, hẳn Châu Linh sẽ gặp chuyện chẳng lành. Dương Lý cần gì biết tâm hồn nàng luôn khát vọng yêu thương và khát khao hạnh phúc. Hình bóng một cô nương trong sách Tình sử là kiểu mẫu của nàng. Và chàng cũng đã bị cuốn hút bởi hình bóng ngọt ngào, bay bổng lãng mạn của cô nương Châu Linh ấy. Một nỗi thương cảm trào dâng khiến chàng dừng lại bên đường ngước mặt lên trời cầu khẩn, “Đức Bà áo xanh ơi xin che chở cho Châu Linh …và Dương Liễu của con…” Lúc đó ở Thiên Thành, Châu Linh trong phòng riêng khóc thầm, nàng vuốt ve bụng nàng đã nhô cao và nói với đứa bé trong bụng, “Hôm nay mẹ đã không đưa con ra vái chào cha con. Con hãy tha lỗi cho mẹ : Mẹ yêu cha con biết mấy”.
Tối hôm ấy nghỉ lại ở bến đò làng Son, chờ chuyến đò dọc sáng mai, chàng định vào quán nhậu ăn lại món thịt mèo- tiểu hổ mà có lần đã thưởng thức với Cát Dương nhưng nghĩ phải độc ẩm một mình cũng chán nên thôi. Chàng xuống phòng ăn của nhà trọ ăn qua loa cho xong bữa. Phòng ăn rộng nhưng chỉ có ba ngọn đèn dầu nhỏ nên ánh sáng tù mù. Sắp ăn xong, chàng thấy có một bàn tay đặt nhẹ lên vai chàng. Ngước lên, chàng thấy một gương mặt phong trần rám nắng mà chàng không nhận biết là ai. Người lạ cúi xuống nói nhỏ vào tai chàng:
– “Anh Lưu Bằng không nhận ra tôi sao, Thiên Phụng đây?”
– “Ôi đúùng là cậu, sao lại ở đây?” Lưu Bằng bàng hoàng thốt lên.
Thiên Phụng ra dấu Lưu Bằng nói nhỏ và nói :
– “Xuỵt, mình ra bờ sông nói chuyện đi.”
Sau đó hai người bạn lặng lẽ đi ra bờ sông, ngồi xuống trên một gò đất dưới ánh trăng thượng huyền. Thiên Phụng nói ngay:
– “Hiện nay tôi đang bị Tán lý quân vụ Dương Lý truy nã vì là một tu sĩ đạo Tây Dương, nên cậu thấy đó tôi phải ăn mặc như một ngư dân nghèo khổ rách rưới, và phải di chuyển liên tục. Tối nay nói chuyện với cậu xong, tôi sẽ cùng hai đồng đạo đi nơi khác, tôi biết cậu là người trung thực và có nghĩa khí nên tôi không ngại gặp cậu để hỏi tin tức em gái Thanh Hạc của tôi từ ngày tôi được Thiên Chúa gọi tôi theo để phục vụ cho Người.”
Lưu Bằng liền kể lại việc chàng lên chùa Phổ Minh của Khắc Tứ tìm Thanh Hạc sau khi dự đám cưới của Bá Cương về và thái độ của Khắc Tứ khi tiếp chàng. Ngược lại, Thiên Phụng cũng kể lại việc chàng lên chùa Phổ Minh tìm Khắc Tứ và được cậu ta giữ lại dùng một bữa cơm chay sau đó nói có việc đi tụng đám ma để đuổi khéo chàng về. Cả hai đều cho rằng có lẽ Khắc Tứ biết chỗ Thanh Hạc ở nhưng không hiểu vì lý do gì hắn chối và nói rằng mình không biết. Cuối câu chuyện, Thiên Phụng buồn bã nói:
– “Tiếc là tôi không có thời gian để lục lạo trong vùng xung quanh chùa ấy vì luôn bị săn đuổi và bận rộn việc truyền giáo, nên chỉ biết cầu nguyện cho cô ấy bình an và Thiên Chúa sẽ an bài ngày hai anh em gặp lại. Ngày đó tôi sẽ báo cho cậu biết vì nói thật với cậu điều này: em gái tôi đã yêu thầm cậu từ lâu và tôi biết rõ điều đó, mãi đến hôm nay tôi mới nói ra.”
Lưu Bằng vô cùng cảm động, nên thú thật với Thiên Phụng việc chàng đã đính ước cùng Thanh Hạc trước khi vào bản Mường, và chuyện chàng bị Lò Hung hãm hại nên có lẽ Thanh Hạc không đợi chàng vì tưởng chàng đã chết trong rừng sâu. Sau đó chàng không còn gặp lại Thanh Hạc nữa. Thiên Phụng ngỡ ngàng nhưng vẫn dịu giọng nói:
– “Em mình luôn biết phải làm gì. Dù sao, sau này khi cậu ra làm quan, cậu nhớ cho người tìm cô ấy nhé. Mình tin em mình không bao giờ phụ bạc cậu đâu.”
Nói xong Thiên Phụng vội vã cáo từ, vì có hai bóng người đang đợi chàng. Lưu Bằng lưu luyến nắm chặt tay Thiên Phụng, chúc bạn những sự may mắn bình an, đồng thời cho bạn biết cách tìm nhà chàng ở Thiên Lương để báo tin khi họ tìm thấy Thanh Hạc. Sau đó hai người bạn bùi ngùi chia tay nhau trong đêm tối. Lưu Bằng về nhà trọ suốt đêm thao thức nhớ đến Thanh Hạc và Dương Liễu. Sáng hôm sau chàng đón đò dọc về lại Thiên Lương chuẩn bị cho lễ cưới sẽ cử hành vào tháng tới.

 
 

(Xem tiếp Chương 10)

Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn