|
KHÁNH TRƯỜNG ART EXHIBITION
CROSSING TO THE OTHER SHORE - ĐÁO BỈ NGẠN
Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.
Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.
Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng .
Khánh Trường
KHANH TRUONG ART EXHIBITION
CROSSING TO THE OTHER SHORE
Be restful, be soothing, and keep the mind and body peaceful. To me, Zen is simple like that.
Thus, when I started painting with the Zen subject, I always reminded myself to be absolutely aligned with the concept above. I tried to execute all the thirty paintings in this exhibition through a Zen mind: everything, from lines to colors, were so simple. I did not go astray into any new or unusual field that most artists loved to experiment and explore.
Thus, I used a painting style that looked very simple and truly uncomplicated to reveal some basic Buddhist teachings, and wished that everybody would easily access and understand.
Khanh Truong
BÁT NHÃ TÂM KINH
Oil on canvas - 45” x 65”
Ngoài cây Bồ đề, Vô ưu cũng là loại cây rất được tôn quí trong Phật giáo. Cây Vô ưu nở hoa quanh năm, đặt biệt từ tháng 2 đến tháng 5, cũng là mùa Phật đản, màu hoa rất rực rở. Hoa Vô ưu màu cam đỏ, hương thơm dịu, nở thành từng chùm. Theo kinh điển, hoàng hậu Mahamaya khi mang thai, năm 564 TCN, đã rời hoàng cung về quê sinh nở như tập tục của quê hương bà thời bấy giờ. Trong lúc ghé vườn Lâm Tỳ Ni bà đã hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa, tay vịn cành Vô ưu. Khi trưởng thành, nhìn thây con người mãi trầm luân trong vòng sinh lão bệnh tử, ngài muốn tìm đường giải thoát cho tất cả, nên quyết định lìa xa vợ con, cung vàng điện ngọc, ra đi tầm chân lý. Trải qua bảy năm với nhiều biến cố, có khi rất nghiệt ngã, cuối cùng ngài chứng ngộ, dưới cội Bồ đề.
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, thường gọi tắt Bát Nhã tâm kinh là kinh ngắn nhất, gồm 260 chữ, của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông được hầu hết Phật tử các quốc gia như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật ... đọc, tụng hàng ngày. Kinh này ra đời khoảng 100 năm TCN. Bản phổ biến nhất tại VN là của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) dịch ra tiếng Trung Hoa từ Phạn ngữ sau khi đi thỉnh kinh về vào năm 649. Tuy ngắn nhưng Bát nhã tâm kinh lại rất thâm diệu, uyên áo, thâu tóm toàn bộ triết luận Phật giáo. Người ta thường ví bài kinh này như con thuyền - thuyền Bát nhã - đưa người vượt biển khổ đến bờ Giác ngộ.
Bát nhã tâm kinh hiển thị qua ngôn ngữ màu sắc bằng tư duy hội họa.
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ của bài kinh để người xem có thể hiểu khái quát nội dung:
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh
Bồ tát Quán tự tại khi hành cái thâm Bát nhã ba la mật đa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới, cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa tam miệu tam bồ đề.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, hoàn toàn vượt qua, tuệ giác thành tựu)
The Prajna Paramita Heart Sutra
Oil on canvas – 45” x 65”
Beside the Bodhi trees, the Sala trees are revered in Buddhism. The Sala trees have flowers all year round; especially the flowers are so bright from February to May, the time around Buddha’s birthday. Having the color of orange-red and a gentle fragrance, the Sala flowers bloom in bunches. The sutras said that after Queen Mahamaya became pregnant in the year 564 BC, she returned to her hometown, according to custom, to prepare for giving birth. While stopping by Lumbini Garden, she gave birth to a boy who later grew up as the Crown Prince Siddhartha, saw the suffering of humanity, left his family and the throne, and went in search of the truth. After seven years of hardship, Buddha attained awakening under a bodhi tree.
With only 260 words, The Prajna Paramita Heart Sutra, often called as The Heart Sutra, is chanted daily in most temples in Vietnam and many other countries. Despite being a very short sutra, The Heart Sutra condenses all the profound meanings of Buddhism. This sutra is usually called as a boat, the Prajna Boat, to help humanity to cross the suffering ocean.
And now, The Heart Sutra is revealed via the colors of paintings in this exhibition.
Following is the translation of The Heart Sutra
The Heart Sutra.
Translation by Edward Conze
Homage to the Perfection of Wisdom, the Lovely, the Holy!
Avalokita, The Holy Lord and Bodhisattva, was moving in the deep course of the Wisdom which has gone beyond. He looked down from on high, He beheld but five heaps, and he saw that in their own-being they were empty.
Here, Sariputra, form is emptiness and the very emptiness is form; emptiness does not differ from form, form does not differ from emptiness; whatever is form, that is emptiness, whatever is emptiness, that is form, the same is true of feelings, perceptions, impulses and consciousness.
Here, Sariputra, all dharmas are marked with emptiness; they are not produced or stopped, not defiled or immaculate, not deficient or complete.
Therefore, Sariputra, in emptiness there is no form, nor feeling, nor perception, nor impulse, nor consciousness; No eye, ear, nose, tongue, body, mind; No forms, sounds, smells, tastes, touchables or objects of mind; No sight-organ element, and so forth, until we come to: No mind-consciousness element; There is no ignorance, no extinction of ignorance, and so forth, until we come to: there is no decay and death, no extinction of decay and death. There is no suffering, no origination, no stopping, no path. There is no cognition, no attainment and non-attainment.
Therefore, Sariputra, it is because of his non-attainment that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana.
All those who appear as Buddhas in the three periods of time fully awake to the utmost, right and perfect Enlightenment because they have relied on the Perfection of Wisdom.Therefore one should know the prajnaparamita as the great spell, the spell of great knowledge, the utmost spell, the unequalled spell, allayer of all suffering, in truth - for what could go wrong? By the prajnaparamita has this spell been delivered. It runs like this:
Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, O what an awakening, all-hail!
THỊ NGẠN
Oil on canvas - 36” X 36”
Hồi đầu thị ngạn
(Quay đầu thấy bờ)
Phật đưa tay hỏi ngài A-nan: “Ông thấy gì không?” Ngài A-nan thưa: “Dạ thấy.” Phật bỏ tay xuống, hỏi: “Thấy không?” Ngài A-nan thưa: “Dạ không thấy.” Ngay đó Phật liền quở: “Ông đã quên mình theo vật” (Kinh Lăng Nghiêm).
Phật tính ẩn tàng trong mỗi chủng tử, Phật tính là “mình”, tồn tại miên viễn, không bao giờ mất.
Thất tình lục dục nhận chìm con người trong biển khổ. Thất tình lục dục là “vật”, những thứ rồi sẽ bị thời gian và cái chết hủy diệt. Nói cách khác, mọi vật đều vô thường, hư huyển, không thực.
Vì mê lầm con người đã bỏ cái thực bám theo cái giả. Chỉ một động thái “quay đầu” con người thấy ngay bờ giác. Nhưng động thái tưởng chừng quá đỗi dễ dàng này đã bao nhiêu người làm được, từ ngàn xưa đến bây giờ, và ngàn sau?
SEEING THE SHORE
Oil on canvas – 36” X 36”
Turning your head, you will see the shore
Buddha raised his hand and ask Ananda, “Do you see something?”
Ananda replied, “Yes, I see [Buddha’s hand].”
Buddha lowered his hand and ask, “Do you see something?”
Ananda replied, “No, I don’t see anything.”
Buddha gave a discontented remark, “You already followed [outside] things, and forgot the man [who saw].”
The above sentences are quoted from The Shurangama Sutra.
The Buddha Nature stays there constantly, already in your awareness.
The seven emotions and the six desires immerse humans in the suffering ocean; however, emotions and desires are “[outside] things,” and will be destroyed. In other words, everything is impermanent, unreal and illusive.
Unenlighted, humans follow the unreal, and ignore the real. Just turn your head, and you will see the shore of enlightenment. It seems so easy, but not many humans in history have experienced the enlightenment.
TỈNH VẬT ( 7 trái)
Oil on canvas – 36” x 36”
Để vẽ, các họa sĩ thường chọn cho mình một phong cách. Khi máy chụp hình chưa ra đời, họa sĩ cố gắng “gò”làm sao những thứ muốn vẽ càng giống thật chừng nào tốt chừng ấy. Nhiều người đã có dịp ngắm những chùm nho mọng nước phủ bụi phấn “thật” đến độ...muốn “nhón” một quả bỏ vào mồm! Máy chụp hình xuất hiện, ghi lại mọi thứ muốn ghi, họa sĩ không cần làm công việc ấy nữa, những phong cách, trường phái hiện đại lần lượt khai sinh. Biểu hiện, dã thú, ấn tượng, lập thể, trừu tượng...
Nhưng dù chọn phong cách nào, một bức tranh tĩnh vật chỉ thành công khi họa sĩ thổi được hồn vào những đồ vật, hoa trái vô tri.
Và tất nhiên phải đẹp.
Màu sắc, bố cục là hai trong nhiều yếu tố tạo nên linh hồn và vẻ đẹp cho một bức tranh tĩnh vật.
STILL LIFE (seven fruits)
Oil on canvas – 36” X 36”
The artists usually pick their own style of painting. Before the existence of cameras, the artists tried to make their paintings as copies of reality. Many viewers would mistake the grapes in some paintings as real things and try to pick them to eat. Then the cameras came out, and all physical things are recorded exactly. Since then on, the artists have painted with their feelings, and created many schools of art – Expressionism, Fauvism, Impressionism, Cubism, Abstractionism...
With any style of art, a still life painting is a winnable one only when the artist blows a living soul into the lifeless things, flowers or fruits. Of course, the painting has to be beautiful first.
Colors and composition are two among many factors to create the soul and the beauty of a still life painting.
NHẤT CHI MAI
Oil on canvas – 36” x 60”
Thiền sư Mãn Giác (1052-1096), thời Lý, trước khi viên tịch đã để lại duy nhất một bài thơ Xuân, còn được xem như một bài kệ, bàng bạc triết luân Thiền. Bài thơ này từng được rất nhiều người dịch ra Việt ngữ, trong số đó bản dịch của cụ Ngô Tất Tố có thể xem là tiêu biểu nhất:
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
A BRANCH OF ‘MAI‘ FLOWER
Oil on canvas – 36” X 60”
Zen Master Man Giac (1052-1096) wrote a poem before his death. With its Buddhist profound meaning, this poem has been quoted frequently in the Zen books in Vietnam
Getting ill and saying to the Sangha
When spring goes, all flowers die.
When spring comes, all flowers smile.
Before the eyes, all things flow endlessly.
Over the head, old age comes already.
Don’t say that with the spring gone, all flowers fall.
Last night, in the front yard, a branch of mai flower.
VÔ THƯỜNG
Oil on canvas - 30” x 40”
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
(Xuân Diệu)
Không có gì tồn tại vĩnh viễn. Vạn Lý Trường Thành, các Kim Tự Tháp...trải qua nhiều nghìn năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, nhưng ai dám quả quyết năm mười nghìn năm nữa, tât cả sẽ vẫn còn đó?
Người ta từng tìm thấy những loài cá hóa thạch trên các rặng núi cao. Cũng có nghĩa vào thời kỳ nào đó địa hình này nằm sâu dưới đáy biển. Chỉ một cái cựa mình của trái đất, biển kia hóa thành núi non.
Nghìn năm, vạn năm nếu so với đời người, quả thực quá dài, song nếu so với 4.5 tỷ năm tuổi trái đất (theo phỏng định của các nhà nghiên cứu), có lẽ còn ngắn hơn chớp mắt). 4.5 tỷ năm! Bao nhiêu nền văn minh đã hình thành, tồn tại và triệt tiêu?
Dùng thời gian làm thước đo, tất cả nào khác gì bong bóng xà phòng.
IMPERMANENCE
Oil on canvas – 30” X 40”
The flowers bloom, awaiting a day of falling.
The moon becomes full, awaiting nights of crescent.
(From a poem of Xuan Dieu)
There is nothing permanent except change. The Great Wall, the Pyramids... are still there over thousands of years, but they will be gone someday.
The fish fossils are found in some high mountains. That means that theses high mountains were actually under the sea in ancient ages. With only a nudge inside the earth, a sea bed would become a high mountain.
A thousand years or a ten thousand years is a great length for a human lifetime. The scientists say that the earth has been around for 4.5 billion years; thus, a human lifetime is just shorter than an eyeblink. Within 4.5 billion years, so many civilisations have risen and fell.
In the endless time, everything is just like a soap bubble.
KHỔ HẢI
Oli on canvas - 36” X 36”
Khổ hải mang mang
(Biển khổ mênh mông)
Con người có sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Từ sáu căn này nảy sinh thất tình lục đại phiền não.
Thất tình: mừng (hỉ), giận (nộ), yêu (ái), ghét (ố), buồn (ai), thèm (dục), sướng (lạc).
Lục đại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Đó là khởi nguồn của mọi khổ đau con người phải gánh chịu suốt cuộc đời, từ lúc lọt lòng mẹ đến hơi thở cuối cùng, trước khi về với cát bụi.
Những khổ đau này hiển thị dưới mọi dạng thức, nhiều và mênh mông như biển. Chồng chéo, đan xen rối rắm như cuồng chỉ rối, như mớ bòng bong, nhận chìm số phận mỗi con người trong biển trầm luân trùng trùng sóng dữ.
THE SEA OF SUFFERING
Oil on canvas – 36” X 36”
The sea of suffering is so immense.
The human body has six organs of senses – eyes, ears, nose, tongue, body and mind -- from which the seven emotions and six passions arise. The seven emotions are pleasure, anger, love, hate, sorrow, desire and joy. The six passions are desire, resentment, stupidity, pride, doubt and false views. Those are the sources of suffering that burdens a person from birth till death.
Suffering exists in many forms, spreads out vastly like an ocean, makes tidal waves, and drowns all humans in wicked passions...
TỈNH VẬT (8 trái)
Oil on canvas – 30” x 40”
Để vẽ tĩnh vật, họa sĩ thường chọn hướng nhìn thẳng góc với những vật mẫu, hoặc nghiêng qua trái, phải; và đường chân trời thường thâp hay cao hơn chút đỉnh. Với hướng nhìn ấy, cộng với nguồn sáng, họa sĩ dễ dàng tạo được chiều sâu cho những vật mẫu khi thể hiện chúng trên khung bố.
Chọn hướng nhìn từ trên xuống là một việc làm... kém thông minh. Nhưng sự nghịch lý không chừng sẽ đem đến cho người xem một vài phút hài lòng.
Một vài phút hài lòng của người xem sẽ có tác dụng khích lệ rất lớn đối với tác giả.
STILL LIFE (Eight fruits)
Oil on canvas – 30” X 40”
Making a still life painting, an artist usually picks a perspective view where he/she looks at things straightly, or slantingly to the left or right side, and with the horizontal line higher or lower than the subjects. With that view, and with a source of light, the artist easily achieves a deep direction on canvas.
Picking a view from high above is not a smart thing; however, the paradox would bring some pleasant minutes to viewers. And some pleasant minutes from viewers will greatly encourage me.
TUỆ MAI
Oil on canvas - 48” X 48”
Một cành mai trắng nở
Run bên bờ tử sinh
Một cành mai trắng nở
Cháy đỏ nghìn tạng kinh
(Trong Đoản Thi Khánh Trường, Sống Mới, California. 1987)
42 năm trước, một lần hành quân vùng Khe Sanh.
Sáng tinh mơ, khi leo lên một ngọn đồi giữa trùng điệp núi rừng phủ mờ sương đục, người lính nhảy dù trẻ chợt sửng người, trước mắt, vươn ra từ vách đá cheo leo, một cành mai - duy nhất một cành - với những chùm bông hoa nuột nà, trắng muốt run trong gió.
Một cành mai giữa chốn này đã lạ. Lại là mai trắng, càng lạ hơn.
Trung bình trên dưới 60kg gồm 450 viên đạn M16 cùng súng, một ống phóng M72, 6 trái lựu đạn MK3, 2 trái sáng, 2 trái lân tinh, 2 trái khói màu, một quả mìn claymore, tất cả được đeo dắt quanh người; và cái ba lô trên vai với quần áo, mùng mền, võng, xà phòng, kem đánh răng, nồi niêu, 3 ngày lương tươi, một suất lương khô cùng muối mắm hành tiêu ớt bột ngọt (đã được sấây khô),,, lỉnh kỉnh... Nói tóm, đó là hành trang một tên lính tác chiến buộc phải trang bị khi ra chiến trường đánh đấm... giết người (hoặc bị người giết) bỗng hình như nhẹ hẫng, và mọi mệt nhọc cũng dần rút đi. Tên lính trẻ thấy tâm hồn lâng lâng. Cành mai trắng như thần dược phục hồi sinh lực.
Ngót nửa thế kỷ trôi qua, người lính trẻ xưa kia đã già, tóc xanh giờ còi cọc. Một kiếp người sắp chung cuộc, nhưng lạ quá, ấn tượng cành mai trắng giữa núi rừng lạnh lẽo năm xưa vẫn hiện về mỗi lần bước vào một chánh điện ngan ngát khói hương hay giáo đường với hình tượng Chúa trên thập giá, hoặc vẳng nghe đâu đó tiếng chuông mỏ,tiếng tụng niệm, kinh cầu âm vang, khuất chìm.
THE MAI FLOWER OF WISDOM
Oil on canvas – 48” X 48”
On a branch, the white mai flowers bloom
shaking on the shore of birth and death
On a branch, the white mai flowers bloom
burning red a thousand baskets of sutras.
(Quoted from “Short Poems of Khanh Truong,” Song Moi Publishing, Calif. 1987)
Forty years ago, in a military operation in Khe Sanh.
At dawn, while hiking over a hill among the foggy, rugged mountains, a young parachute soldier suddenly felt astonished: right before his eyes, there emerged from a crack of mountain wall a branch of mai flower – from which some clusters of white flowers dangled along the cold wind . It was so weird because that was the only branch of mai flower in high mountains. Another strange thing is that those were white mai flowers.
Carrying on his shoulders about 60 kilograms of military things – a M16 rifle, 450 bullets, a M72 grenade-launcher, a claymore mine, six grenades, food, blanket, clothes and many other things – the young soldier suđenly felt all heavy things became so light, and all his hardship faded away. The young soldier saw his soul was soaring high. The white mai flower had a supernatural power.
After almost half a century, the soldier above now is an old man, live his last years of life, and still see that impressive sight of white mai flowers among rugged mountains appearing anytime he steps into a Buddhist temple or a Christian church -- and anytime he hears a gong or bell, or someone chanting religious texts.
TĨNH LẶNG
Oil on canvas – 36” x 60”
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
(“Sông Lấp,” Tú Xương - 1870 - 1907)
Như hoa, sớm nở tối tàn. Lâu hơn: kiếp người, 70, 90 năm. Lâu hơn nữa: có thể hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm, như núi non, sông biển... Tất thảy không nằm ngoài quy luật vô thường, có sinh phải có hủy.
Bậc giác ngộ hẳn nhiên không lạ với điều đó, họ còn hiểu thêm, trong giới hạn khả hữu của lẽ vô thường, tịch lặng là cội nguồn an lạc. Giữ cho tâm đừng xao động. Không hướng ngoại, không bị thất tình mê hoặc, tất không bao giờ rơi vào phiền não, sân hận.
Như núi non, sông hồ, triệu năm trước triệu năm sau vẫn thế, vẫn mãi đẹp một cách uy nghi, hùng vĩ, và an nhiên, tịch lặng.
Vẻ đẹp của bậc giác ngộ.
PEACEFULNESS
Oil on canvas – 36” X 60”
The river now became a field
on which they built some houses and planted corn and potatoes
Hearing somewhere the frog croaking
I got startled and mistook it for someone calling a ferry boat.
(“A River Filled In,” by Tu Xuong, 1870-1907)
A flower would bloom in the morning and fall to pieces at night. Human life span would be longer, 70 or 90 years; mountains, rivers and oceans, millions or billions of years. All things are impermanent.
The enlightened ones know that, and they undestand that amid the limited and impermanent realm, the souce of happiness comes from the peacefulness. Just keep your mind peaceful, do not cling to outside things, do not let your mind wander with the seven emotions.
Then you see the serene beauty of mountains and rivers, and then you become part of the serene beauty of the enlightened ones.
VẦNG TRĂNG TẬT NGUYỀN
Oil on canvas – 30” x 40”
Những cồn cát chập chùng tắm đẫm sương đêm, ánh sáng lung linh của màu trăng huyền ảo. Đất trời lồng lộng, tiếng sóng vỗ bờ âm vang... Gần nửa thế kỷ trôi qua, ấn tượng những mùa trăng xưa vẫn thường xuyên hiện về.
Một điều lạ: lần nào cổ nguyệt trong trí nhớ cũng không tròn, chẳng khuyết, mà chừng như bị “vạt” đi một phần. Vầng trăng tật nguyền! Ấn tượng ấy trở thành ám ảnh khôn nguôi.
Mọi ước mơ đều như trăng 16, tròn đầy, sáng, đẹp, viên mãn.
Nhưng đạo Phật thường ví đời như bể khổ, Sinh làm người, mấy ai vượt qua khổ hải này, dù vô số người đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Ước mơ vốn vô cùng, không bao giờ có điểm dừng. Khổ!
Vầng trăng tật nguyền thường ám ảnh phải chăng là hình tượng cụ thể của những ước mơ không thành?
A DISABLED MOON
Oil on canvas – 30” X 40”
The dew soaks ranges of sand ridges, and the moonlight agitates mysteriously. The waves slap against the shore, echoing the rhythm of heaven and earth. For almost half the century, the impression of the old moon seasons still flashes in my mind frequently.
Weirdly enough, when the old moon flashes in my mind, it is not full, not crescent – just slightly chipped. A disabled moon. That impression haunts me frequently.
Every dream is like a full moon – bright, beautiful, round, and perfect.
However, Buddhism says that life is a sea of suffering. It is very hard to cross the sea of suffering, even when you have reached the peak of power and fame. Dreams are countless, and have no ending. Suffering!
Haunted frequently by a disabled moon... Aha, is that a physical form of the broken dreams?
TUỒNG ẢO HÓA
Oil on canvas – 36” x 49”
Các tu sĩ Tây Tạng dùng phẩm (chế từ thảo mộc) nhuộm gạo thành nhiều màu, sau đó họ kỳ công trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, sắp xếp những hạt gạo màu thành mọi đường nét, hình thể vô cùng phức tạp trong một vòng tròn to rộng trên sàn tu viện. Khi tác phẩm rất vĩ đại và rất đẹp như tranh trừu tượng này hoàn tất, họï nghiêm trang hành lễ để... xóa đi!
Tác phẩm kỳ công ấy được gọi là Mạn đà la, biểu trưng cho mọi hình thái vật chất của thế gian. Việc xóa bỏ Mạn đà la biểu trưng cho định luật vô thường, tất cả đã hoặc sẽ bị con người, thiên tai, thời gian hủy hoại, tuyệt đối không có gì tồn tại vĩnh viễn.
Từng sống ở một tỉnh duyên hải, mỗi sáng thức dậy nhìn qua cửa sổ, tác giả luôn kinh ngạc thấy đồi cát hôm qua khác hẳn sáng nay. Đêm, gió đã di dời hàng tỉ tỉ những hạt cát cũ, sắp xếp, tạo dựng lại một cảnh quang hoàn toàn mới. Hình ảnh hùng hồn, cụ thể nhất minh chứng cho định luật vô thường.
Nghi lễ xoá bỏ Mạn đà la rất ấn tượng của Phật giáo Tây Tạng trở nên dễ hiểu với những ai từng nhìn thấy sự đổi thay của đồi cát sau một đêm.
AN ILLUSIONARY PLAY
Oil on canvas – 36” X 49”
Tibetan monks make paintings with colors extracted from plant and vegetable sources. After finishing the paintings, they performed religious rites and then destroy them.
Those sand paintings are called “Mandalas”; A mandala symbolizes all things in universe. To destroy mandalas means to recognize the Law of Impermanence. All things, including humanity, will be destroyed. Nothing stays endlessly.
Once living in a coastal town, I got surprised every morning when looking out of the window and saw a new range of sand ridges. They changed overnight. The wind moved billions of sand grains, and gave a new landscape every morning. That is a concrete evidence for th Law of Impermanence.
The religious ritual of destroying Mandalas is understood easily by those who have seen the new faces of sand ridges every mrning.
TỈNH VẬT (9 trái)
30” x30” - Oil on canvas
Tác giả thường chọn những vật mẫu tầm thường, dễ vẽ, đơn điệu cho đề tài tĩnh vật: Những trái cam, trái chanh, củ khoai tây...
Vì tầm thường, dễ vẽ nên cũng dễ làm người xem bực mình, nghĩ: có lẽ do kém tài và lười, tác giả đã chọn cho mình những vạt mẫu “ai cũng có thể vẽ được”. Vẽ như thế khác gì xem thường khách thưởng ngoạn!
Và vì đơn điệu nên tất nhiên dễ gây nhàm chán, phản cảm.
Tại sao tác giả tự du mình vào thế bất lợi như vậy?
Hầu hết chúng ta đều có thể xóc và chơi được ít nhất một môn bài. Song với những ảo thuật gia, các lá bài tầm thường bỗng trở nên thiên biến vạn hóa. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tập luyện. Giống các ảo thuật gia vớøi những lá bài, mọi vật mẫu sẽ chỉ là “cái cớ” góp phần giúp cho một bức tranh tĩnh vật thành công, nếu tác giả thổi được hồn vào tác phẩm. Để làm được điều này tác giả phải không ngừng động não, hầu tìm ra những mới, lạ, từ phong cách , màu sắc đến đưòng nét, bố cục...
Thảo nguyên nghệ thuật rộng mênh mông, tự làm khó mình bằng cách chọn sự tầm thường, đơn điệu để tìm cách thổi hồn vào chúng cũng có nghĩa tác giả không ngừng thách đố với chính mình, những mong sẽ có cơ hội làm đượïc một lá cỏ trong bao la thảo nguyên nghệ thuật.
STILL LIFE (nine fruits)
Oil on canvas – 30” X 30”
I love to paint normal things: oranges, lemons, potatoes... – the things that many people believe are “monotonous and easy to be drawn and painted.” Some viewers may think that I am lazy. This kind of still life easily becomes monotonous and boring. Why do I paint this kind of still life?
Most of us know how to play cards; however, the magicians know how to make a deck of cards become thousands of illusionary plays. That comes from a process of studying and training. Just like a magician playing with cards, the artist must blow a soul into a still life painting. To do that, the artist must make anew all things in a painting – the lines, colors, composition, and style.
The land of art is so vast, and the artist just tries to blow a soul into a normal and monotonous object. The artist challenges himself, and wishes to be a blade of grass in a vast land of art.
TỈNH VẬT (2 trái)
Oil on canvas – 30” x 40”
Hầu hết họa sĩ mọi thời đại, mọi trường phái, mọi phong cách đều vẽ tĩnh vật, ít nhất vài lần trong đời.
Tranh tĩnh vật dễ vẽ, khó đẹp. Đẹp, hiểu theo nghĩa nghệ thuật.
Nổi tiếng, đượckhá nhiều người biết là bức “Đôi giày rách” của Van Gogh. Hẳn nhiên trước và sau Van Gogh không ít họa sĩ đã và sẽ vẽ về đề tài này, nhưng để đạt được đỉnh cao nghệ thuật như bức tranh kia có lẽ rất hiếm.
Cái “đẹp”của tranh tĩnh vật không đến từ các vật mẫu. Mọi họa sĩ có tay nghề đều biết sắp đặt và vẽ các vật mẫu theo đúng luật viễn cận, luật tương phản hay hòa hợp về màu sắc, hình thể... Hoặc hiện đại hơn, những qui luật trên sẽ bị phá vỡ, cách tân, vo tròn, bóp méo. Nhưng dù vẽ thế nào thì bức tranh ấy khi hoàn tất nếu “đẹp”cũng chỉ được đánh giá theo tiêu chuẩn thuần túy kỹ thuật. Cái “đẹp” của nghệ thuật nằm ở điểm mốc cao hơn nhiều. Qua đôi giày rách, bằng những đường cọ quằn quại, người thưởng ngoạn cảm được những khổ đau Van Gogh đã trải. Đó là cái "đẹp” của nghệ thuật. Tiếng nói vô ngôn. Đó cũng là đích đến mọi họa sĩ đều mong với tới. Người vẽ dĩ nhiên không ngoại lệ.
Nhưng nếu không với tới được. Giản dị: “Lực bất tòng tâm”!!!
STILL LIFE (Two fruits)
Oil on canvas – 30” X 40”
Almost every artist, in all ages and all styles, has tried to paint still life, at least some times in his or her career life. It’s easy to make a still life painting, but it’s hard to make it artistically beautiful.
Van Gogh made a famous painting that showed a pair of worn-out shoes. So many artists, before and after Van Gogh, have painted that kind of object, but very few would make a sucessful painting like that.
The beauty of a still life painting does not come from the object. Every artist know how to paint the object with his or her knowledge of perspective, composition, color theory. Or more advanced, some artists would break some ‘laws’ of art.
The beauty of art is beyond the lawful and unlawful painting styles. Via the writhing brush strokes on the pair of worn-out shoes, viewers would see a suffering soul of Van Gogh. That is the beauty of art. The soundless voice. That is also the target every artist, including me, tries hard to reach.
If I cannot reach that beauty? It’s so simple. Because you cannot get all you want.
HUYỀN NHIỆM
Oil on canvas – 36” x 49”
Ánh trăng loáng bạc phủ trùm mặt sông. Gió đứng. Cảnh vật chìm trong một bầu khí nửa hư nửa thực. Không gian im vắng lạ thường.
Đó là ấn tượng thuở ấu thơ đã rơi vào tiềm thức, bất chợt, do tác đôäng nào đó, bỗng trồi lên trong những giấc mơ. Chắc hẳn ấn tượng ấy phải mạnh lắm, đã rất nhiều lần người vẽ cố truy tìm câu trả lời nhưng rốt cục vẫn mù mịt.
Duy sự choáng ngợp bởi cảm thấy mình thật vô nghĩa trước thiên nhiên lồng lộng vẫn mãi tồn tại suốt giấc mơ và ngay cả sau đó, khi giấc mơ đã qua đi.
Phải chăng sự huyền nhiệm của thiên nhiên tạo ra ấn tượng?
MYSTERY
Oil on canvas – 36” X 49”
The silver moonlight covered the river. The wind stood still. The scenery looked half unreal. Everything became part of a mysterious serenity.
That’s become one of my childhood impressions. It’s stayed in my subconscience, arising sometimes in my dreams. That impression must be very strong; so many times I’ve tried hard to find an answer, and failed.
I only have the feeling that humanity is so senseless in front of the vast universe. That feeling has soaked my soul in dreams, and even after the dreams have gone.
Does the mystery of universe create that impression?
CHẤP TRƯỚC
24” x36” Oil on canvas
Trên đường du hành hai thiền sư gặp một thiếu nữ đang lúng túng trước một vũng lầy chắn lối. ”Đi nào, cô bé.” Thiền sư A vừa nói vừa nhanh nhẹn bế thiếu nữ lội qua vũng lầy Sau đó hai người tiếp tục cuộc du hành.
Đêm xuống, khi đã tìm được chỗ tạm trú qua đêm, thiền sư B không nhịn được: “Này huynh, chúng ta là người tu hành, phải giữ nghiêm giới luật, sao ban sáng huynh lại làm thế?”. “Làm gì?”. “Thì huynh đã bế thiếu nữ...”. Thiền sư A nhìn thiền sư B vẻ kinh ngạc: “Tôi đã bỏ cô bé xuống khi vừa lội qua vũng lầy, huynh vẫn còn mang đến đây sao?
(Trong Góp Nhặt Cát Đá, tâp chuyện Thiền do thiền sư Muju (Vô Trú),
người Nhật, thế kỷ 13, sưu tập, và một số nữa rải rác khắp nơi, thế kỷ 20.
Bản Việt ngữ do Đỗ Đình Đồng. Người vẽ ghi lại theo trí nhớ.)
Tế Công Hòa thượng, một La Hán cứu nhân độ thế trong truyền thuyết Trung Hoa được tiêu biểu hóa qua hình hài một ông sư hành khất, quần áo vá chùm vá đụp...
Hình tượng ấy cốt nhắc nhở chúng ta rằng Phật tại tâm, đừng đánh giá phẩm cách một con người qua hành vi, cử chỉ, nhân dạng bên ngoài.
Chấp trước như đám mây đen che kín vầng trăng sáng tuệ tâm. Qui y tam bảo, tụng kinh niệm Phật, ăn chay, nhưng tâm u tối, vọng động, đầy sân hận, tham dục... hẳn cảnh giới giải thoát sẽ chỉ là đích đến ngoài tầm với.
CLINGING
Oil on canvas – 24” X 36”
Two Zen monks, Tanzan and Ekido, were once travelling together down a muddy road. A heavy rain was still falling. Coming around a bend, they met a lovely girl in a silk kimono and sash, unable to cross the intersection.
"Come on, girl," said Tanzan at once. Lifting her in his arms, he carried her over the mud.
Ekido did not speak again until that night when they reached a lodging temple. Then he no longer could restrain himself. "We monks don't do near females," he told Tanzan, "especially not young and lovely ones. It is dangerous. Why did you do that?"
"I left the girl there," said Tanzan. "Are you still carrying her?"
(Source: Collection of Stone and Sands -- 101ZenStories.com)
The Most Reverend Tế Công -- also as known as Budai in Chines, as Hotei in Japanese, and as Bố Đại in Vietnamese – was a bodhisattva who appeared as a beggar monk in ragged clothes... Thus, Buddha is within the mind and we should not judge things by appearances and gestures.
When you cling to sense objects, a dark cloud of thoughts blocks the bright moonlight of wisdom mind. Even if you chant the sutras, become a vegetarian and still keep a mind of greed, anger and ignorance, you can never have a glimpse of enlightenment.
SỨC MẠNH CỦA IM LẶNG
24” x 36”. Oil on canvas.
Một hôm có người đàn bà đến chùa trao cho sư trụ trì một đứa bé mới sinh: “Con của thầy đấy, trả cho thầy.”. Người đàn bà nói. “Thế à.” Vị sư vừa nhỏ nhẹ trả lời vừa đưa 2 tay nhận đứa bé. Thời gian sau, người đàn bà lại xuất hiện, lúc này đứa bé đã chập chững biết đi. “Xin thầy tha thứ, trước kia con mang bầu với một tên sở khanh. Khi biết con có thai, nó trốn biệt. Vì sợ tai tiếng, con đã đổ vấy cho thầy. Nay hối hận, đến xin lại đứa con.” “Thế à.” Vị sư lại bình thản đáp, rồi trao trả đứa bé cho người đàn bà. (Trong Góp nhặt cát đá, Tuyển tập chuyện Thiền, một số của Thiền sư Maju (Vô Trú) , thế kỷ13 sưu tập và một số khác rải các khắp nơi, thế kỷ 20. Người vẽ ghi lại theo trí nhớ.)
Ở VN cũng có chuyện Quan âm Thị Kính, gần giống.
Im lặng ẩn chứa sự nhẫn nhục, chịu đựng, vị tha, độ lượng. Phải can trường và từ tâm lắm mới đủ sức im lặng trước mọi hàm oan.
. Im lặng để huân tập, triệt tiêu ngã chấp, dẫn đến giác ngộ.
Im lặng uy nghi, vững chải, vô nhiểm như đá.
THE POWER OF SILENCE
Oil on canvas – 24” X 36”
The Zen master Hakuin was praised by his neighbors as one living a pure life. A beautiful Japanese girl whose parents owned a food store lived near him. Suddenly, without any warning, her parents discovered she was with child. This made her parents very angry. She would not confess who the man was, but after much harassment at last named Hakuin. In great anger the parents went to the master. "Is that so?" was all he would say.
After the child was born it was brought to Hakuin. By this time he had lost his reputation, which did not trouble him, but he took very good care of the child. He obtained milk from his neighbors and everything else the little one needed. A year later the girl-mother could stand it no longer. She told her parents the truth - that the real father of the child was a young man who worked in the fishmarket. The mother and father of the girl at once went to Hakuin to ask his forgiveness, to apologize at length, and to get the child back again.
Hakuin was willing. In yielding the child, all he said was: "Is that so?"
(Source: Collection of Stone and Sands -- 101ZenStories.com)
The story “Quan Am Thi Kinh” in Vietnam has a similar content. To keep silent, you must be patient, enduring, altruistic, generous... To keep silent and endure the injustice, you must be courageous and compassionate.
Keep silent to destroy egoism, to learn compassion, and to reach enlightenment.
Keep silent like a stone mountain – majestic, toughness and sinless.
HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ
40” x 60”. Oil pn canvas.
Thập Mục Ngưu Đồ, mười bức tranh Chăn Trâu rất phổ biến trong Thiền Tông, được xem là của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (? - 1150), và được lưu lai qua bản sao của họa sĩ Châu Văn (? - 1460), người Nhật.
Mười bức tranh này tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác Ngộ, và có thể xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh hoa của Phật Giáo Đại Thừa.
Bằng ngôn ngữ hội họa hiện đại, khởi từ Thập mục Ngưu Đồ, Hành trình giác ngộ được khai sinh.
THE PATH TO ENLIGHTENMENT
Oil on canvas – 40” X 60”
Zen Buddhism considers The Ten Ox Herding Pictures as a popular road map to enlightenment. It comprises of ten short poems and accompanying pictures, showing the ten stages toward the perfection of wisdom. The pictures were drawn by the Chinese Zen master Kuoan Shiyuan in the 12th century. The Ten Ox Herding Pictures is a superior, condensed form of Mahayana Buddhism. Via the contemporary art language and starting from The Ten Ox Herding Pictures, Th Path to Enlightenment has been born.
TĨNH VẬT 2 MẢNH
20 x 32. Oil on canvas
Họa sĩ thường vẽ tranh ghép bằng cách dùng những khung bố nhỏ ghép thành diện tích lớn, rồi vẽ lên diện tích ấy một chủ đề nào đó. Nhược điểm của những bức tranh này là họa sĩ thường chỉ chú tâm đến tổng thể, mà quên đi bố cục, màu sắc...của từng mảnh ghép.
Nếu đã vậy, sao không chọn một khung bố lớn, phù hợp với yêu cầu
Cho nên theo tác gia, bằng tư duy, tài năng, họa sĩ phải động não để mỗi mảnh ghép sẽ mang đủ tố chất một bức tranh. Chúng có thể đứng độc lập một mình với sự hoàn chỉnh từ màu sắc, bố cục, đường nét, phong cách, thậm chí cả đề tài. Người ta có thể treo riêng từng bức tranh nhỏ ấy, nếu muốn. Nhưng khi ghép lại thì mỗi mảnh lại là một phần quan trọng không thể thiếu của bức tranh lớn, góp phần làm nên sự hài hòa, chặt chẽ về mọi mặt cho tổng thể.
Vẫn theo tác giả, vẽ được một bức tranh ghép đạt tiêu chuẩn, không dễ.
STILL LIFE (Two-piece painting)
Oil on canvas – 20” X 32”
Some artists put two small canvases next to each other to make a larger canvas, then they pain on that large one. They focus on the whole new canvas, and may forget to focus separately on the composition and colors of each small canvas. In that case, they should find a large canvas instead, and should not bother to put together the small ones.
I believe that every piece should be a stand-alone painting first, before being put next to another one to make a 2-piece painting. Independently, every piece should be complete in itself with its onw composition, shapes, lines and colors, even with different subjects. It could be taken apart to hang alone, if needed. After the artist puts two pieces next to each other to become a 2-piece painting, each piece becomes harmoniously undetachable from the large new one.
I believe that it’s very hard to make a good 2-piece painting.
TĨNH VẬT (Bầu rượu bể)
24 x 36, Oil on canvas.
Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não. Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, 2 tay lọng cọng, cầm đũa, viết, vẽ không được. Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử!
Đó là hậu quả của một lối sống tệ hại.
Trước kia người vẽ luôn cho rằng đã là nghệ sĩ thì phải sống “hết mình”, nghĩa là phải buông thả, để mặc cho cảm tính dẫn dắt thì mới có nhiều cơ may đến gần với cảm hứng sáng tạo!. Đúng thế chăng?
Mười năm rồi người vẽ xa hẳn thuốc lá, rượu chè, những cuộc vui thâu đêm, những trận nhậu suốt sáng, và những cái linh tinh khác cũng không còn hấp lực. Thế mà người vẽ vẫn tiếp tục sáng tác được, dù vô cùng khó khăn. Song khó khăn này đến từ thể chất, thuần vật lý, hoàn toàn không liên quan đến cảm hứng sáng tạo. Gần 100 tác phẩm đã được khai sinh. Đây là lần triển lãm thứ 3 sau bạo bệnh.
Bức tranh như một lời thú tội với chính mình và cuộc đời: lẽ ra từ lâu người vẽ không nên dối mình, dối người bằng ngụy luận, phải sống buông tuồng, phóng túng mới dễ dàng tiếp cận với cảm hứng sáng tạo!
STILL LIFE (A broken Vessel of Booze)
Oil on canvas – 24” X 36”
I had a stroke ten years ago. My legs were disabled 90%. I have to sit on a wheelchair. My hands have fumbled clumsily. I cannot write, draw, paint and use the chopsticks. I look at a single object, and saw two images. I spoke hardly. One year later, I got throat cancer, and stomach ulcers. Those are results of years of unhealthy lifestyle.
Years ago, I believed that to be an artist meant to live a sensually unrestricted life. Is that right?
For ten years, I have got rid of smoking, drinking, all-night parties and many other things. And I have happily made many paintings in a very difficult situation: how could I handle a brush while I could not handle chopsticks, how could I move around the canvas while I sat in a wheelchair, how could I mix the colors exactly while my eyes blurred with double vision? However, the artistic inspiration has won, and I made around 100 paintings. This is my third exhibition after the stroke.
Every painting is a confession to myself and to life itself: I should not have said that if an artist lived a sensually unrestricted life then he or she would reach the land of creative inspiration!
TRĂNG RẰM
24” x 36”. Oil on canvas
Em mười sáu tuổi trăng mười sáu
Mười sáu trăng tròn em biết không?
Trần Dạ Từ
Với phái nữ, tuổi mười sáu là tuổi đẹp nhất, ăm ắp sinh lực, phơi phới thanh xuân.
Rất hữu lý khi thi sĩ ví tuổi mười sáu là tuổi tròn trăng.
Cũng rất hữu lý khi người ta xem mặt trời như biểu tượng của chân lý. Tuy nhiên biểu tượng này thường mạnh mẽ, quyết liệt. Rấtđời.
Trong đaọ học, sự mềm mại, trong sáng, tỉnh lặng của mặt trăng sẽ gần gũi hơn với tinh thần của đức lý. Nhất là Thiền học.
THE FULL MOON
Oil on canvas, 24” X 36”
“You sixteen-year-old girl, the sixteenth-night moon
Do you know that the sixteenth-night moon is the full moon?”
(From a Tran Da Tu’s poem)
When a girl reaches the age of 16, she is at her peak of youthful beauty. It is reasonable when the poet says that the age of 16 of a lady is the full bright moon. It is also reasonable when many say that the sun is a symbol of the truth; however, this symbol is so powerful and so secular.
While learning the Way, you will see that the spirit of morality is something like a soft, clear and quiet moonlight. Especially, the spirit of Zen.
LỆ TRĂNG
Oil on canvas, 24” X 36”
Trăng, biểu thị cho chân lý vẹn toàn, sáng, trong, vô nhiễm, an nhiên, tự tại.
Nhưng cuộc đời vốn đa đoan với những tham, sân, si, hỉ nộ, ái, ố. Đó là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhân danh mọi lý tưởng cao đẹp, thực chất chỉ nhằm mục đích chiếm hữu tài nguyên, bành trướng đất đai, toàn trị chủ nghĩa và áp đặt tôn giáo. Những tham vọng được ngụy trang bằng vỏ bọc của mỹ từ ấy đã từng đẩy loài người đến thảm cảnh núi xương sông máu, hàng triệu sinh linh rơi vào đọa đày, chết chóc.
Hãy hình dung mặt trăng như một vật thể có linh hồn, thì biểu thị của chân lý này tất phải không ít lần nhỏ lệ vì tội lỗi con người đã gây ra.
TEARDROPS FROM THE MOON
Oil on canvas, 24” X 36”
The moon is a symbol for the truth, the perfection, the brightness, the clearness, the pureness, the calmness and the liberation.
Life is full of greed, anger, ignorance, pleasure, displeasure, desire, and envies. Those lead to suffering. All the brutal wars in the name of lofty ideals are indeed means for stealing lands and resources, for converting people to a religion, or for giving a triumph to an authoritarian rule.
The ambitions, masked by beautiful words, have killed millions of humans, making rivers of blood and mountains of bones.
Just look at the soulful moon. It has cried so countless times for sinful humanity.
CHẬP CHÙNG BÓNG NÚI
Oil on canvas, 24” X 36”
Thời thanh xuân người vẽ thường giang hồ khắp nơi, từ miền Trung nắng cháy mưa dầm, miền Bắc và cao nguyên ẩm ướt giá lạnh tiết đông đến miền Nam chằng chịt sông rạch. Ra khỏi nước, máu giang hồ chưa cạn. Lại lên đường. Những địa hình mới, những cảnh thổ lạ, những nơi chốn trước đó chỉ biết lỏm bỏm qua sách vở. Cảnh đẹp, người hay. Mỗi nơi một trải nghiệm mới mẻ và cuốn hút .
Một lần, không còn nhớ chính xác địa danh và thới điểm, người vẽ thức giấc khi bình minh vừa lên. Ra khỏi giường, vén màn cửa sổ. Ánh sáng nhá nhem cùng hơi lạnh ùa vào. Người vẽ chợt sửng sốt. Ngoài kia, phía dưới (khánh sạn tọa lạc trên đỉnh đồi cao), những dãy núi chập chùng trải dài ngút mắt. Sương mù chưa tan hẳn, cảnh vật lung linh như trong mơ.
Thiên nhiên thế đấy, mãi mãi bao la, hùng vĩ và huyền nhiệm.
SHADOWS FROM RANGES OF MOUNTAINS
Oil on canvas, 24” X 36”
In my youthful days, I frequently traveled around Vietnam, from the North of sunburned and rain-soaked seasons to the North of wet and cold plateaus, and to the South of intertwining rivers and canals. Living abroad, I’ve felt the travel addiction still boiling in my blood. Then traveling again. I’ve now seen the strange lands once known to me before via books. Every place has pushed me into a new charming exploration.
Once, in somewhere I now cannot recall the place name, I was wakened by the dawning sunshine. I looked out the window, felt the cold wind and got surprised with a dreamlike lanscape – several ranges of mountains lying amid the vaporizing fog.
Thus is nature – the vastness, the mysteriousness.
SẮC, KHÔNG
Oil on canvas, 30” X 44”
Đúng chu kỳ, trăng sẽ tròn, sẽ già, sẽ non và cuối cùng sẽ chìm vào đêm tối. Nhưng trăng sẽ lại tái hiện, trở về quy trình cũ, non, già, viên mãn... Vòng quay bất biến, từ vô thủy đến vô chung. Ngày nay, bất cứ người nào có kiến thức tối thiểu, cũng đều hiểu nhãn giới của chúng ta bị trái đất che khuất một phần, một nửa, già nửa... tạo ra hiện tượng trăng già, trăng non khi mắt chúng ta nhìn trăng vào những giai đoạn khác nhau... Tối như đêm 30, hàm ý thời điểm này không có trăng. Thực sự, trăng vẫn có đó, bất biến, luôn tròn đầy, viên mãn. Hiểu cách khác, trong cái “không” (tối, không trăng) đã hàm chứa cái “có” (sáng, trăng rằm). Và ngược lại.
Cái biết, bằng mắt, thường đánh lừa chúng ta, do bị che chắn, do khúc xạ, nhiễu xạ bởi nhiều nguyên nhân. Nói cách khác, giữa cái biết bằng nhãn quan và thực tướng thường khi là một đại dương mênh mông dị biệt.
Hiểu được điều này là phần nào hiểu được 2 chữ sắc, không trong kinh Bát Nhã.
FORM AND EMPTINESS
Oil on canvas, 30” X 44”
Full, crescent, gibbous, dark – the moon cyclically appears in different shapes. The moon is still there even in the 30th night of a lunar month; we only see the dark sky but the moon is still there, always in its kind of perfection. The abscence of the moon in our view is truly a veiled moon; thus, the emptiness is actually an unseen form. And vice versa.
Visual perception usually tricks us. In other words, a vast ocean lies between the seen and the true form.
The meanings of “form and emptiness” in the Prajna Paramita Heart Sutra should be understood similarly.
TRĂNG NGOÀI KHE NÚI
Oil on canvas, 24” x 30”
Trên những chiếc xe đạp, bọn chúng tôi gồm 8 thiếu niên cùng trang lứa khởi hành đến một địa danh chỉ cách thị xã 15 km, được xem là vùng bán sơn địa, với những ngọn đồi cây xanh rợp bóng, những hẻm núi vách đá dựng cao vút, con sông uốn lượn ven theo những địa hình nhấp nhô cỏ lau hoang dại. Tuy đang trong giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến Bắc Nam song vùng này vẫn là một trong vài nơi “thanh bình” của miền Nam. Vì vậy những buổi dã ngoại thường được bọn thiếu niên chúng tôi tổ chức.
Đêm, sau một ngày vượt suối băng rừng, cả nhóm quyết định dựng trại trong một hẻm núi, khuất gió. Gã thiếu niên là tôi của ngót nửa thế kỷ trước vừa ngã lưng xuống tấm bạt, đã ngủ ngay, như chết. Nửa khuya thức giấc nhìn ra ngoài. Qua khe núi, tôi bàng hoàng nhìn thấy mặt trăng tròn sáng rực treo lơ lửng giữa một bầu trời trong vắt không gợn mây.
Từ ngày ấy đến nay, gần 50 năm, rất nhiều lần tôi tái ngộ với trăng, nhưng không bao giờ tôi có đươc cảm giác choáng ngợp, như đã.
MOON RISING ABOVE A MOUNTAIN PASS
Oil on canvas, 24” x 30”
Decades ago, we, eight boys of the same age, often traveled by bicycle to a place fifteen kilometres away from our city. That place had a river winding through grass land, trees stretching to the hills, and steep ravines looming among mountains. At the time, the north-south civil war was raging fiercely; however, this place was one of some peaceful regions in the South Vietnam.
Once, after a day of crossing streams and passing over a forest, we pitched a camp on a less-windy mountain pass. In that night a half century ago, I slept like a dead log right after falling on a canvas spread. At midnight, I suddenly waked up, looking out. I got stunned while seeing a round bright moon hanging in the clear sky.
Now almost a half century passing, so many times I have met again with the moon and never found back that overwhelming stunning emotion.
|
|